Tình hình quốc tế trước chiến tranh sửa

Khi trở về London, Chamberlain nói: "Những người bạn tốt của tôi, lần thứ hai trong lịch sử của chúng ta, một thủ tướng Anh trở về từ Đức mang lại hòa bình trong danh dự. Tôi tin tưởng rằng nó là hòa bình cho thời đại của chúng ta... Trở về nhà và làm một giấc ngủ ngon lành."[3]

Về phần mình, Édouard Daladier - thủ tướng Pháp - cay đắng và sáng suốt hơn, đã tâm sự với nhà thơ Alexis Léger (bút danh Saint-John Perse) trên chuyến máy bay về Pháp: "Ngu ngốc! Những kẻ ngu ngốc! Nếu họ biết có những gì đang chờ đợi...[4]"

So sánh sửa

Sự thiếu hụt lực lượng máy bay ném bom chiến lược đã khiến các nhà lãnh đạo phải từ bỏ chiến lược không chiến, nhưng vẫn cho thành lập nhiều đơn vị chiến thuật ngắn hạn. Nhiều phi công đã thu thập được kinh nghiệm thực tế trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha và chiến dịch Ba Lan, trong đó bao gồm cả kiểu bay phối hợp đội hình kiểu "bốn ngón", hành trình bay như những ngón tay của một bàn tay xoè ra và sau này được các nước Đồng Minh thực hiện trong năm 1941.[6] Điều này giúp cho các nhóm máy bay từ 40 chiếc trở lên có thể chiến đấu mà không có nguy cơ bị chạm trán với máy bay truy tìm của đối phương.

Chiều ngày 14 tháng 5 quân đoàn số 21 tăng cường của tướng Jean-Adolphe-Louis-Robert Flavigny, trong đó có sư đoàn thiết giáp số 3, đã tiến hành phản công, nhưng đã bị lính Đức đẩy lui khỏi các đầu cầu một cách xuất sắc. Vào thời điểm cuộc tấn công Đức chỉ có 30 xe tăng Panzer IV thuộc sư đoàn Panzer số 10 cùng một lực lượng bộ binh yếu để chống lại trên 300 xe tăng của Flavigny. Tuy nhiên sau đó Flavigny đã mô tả lại tình thế thất bại của quân đoàn dự bị rất ấn tượng, rằng lực lượng của ông đã kéo dãn ra trên chiều rộng 20 km và chuyển qua phòng thủ. Ông ta biện minh rằng: "Tôi muốn tránh một thảm họa bằng mọi giá".[7]

Về vai trò của lực lượng thiết giáp, trong bản huấn lệnh căn bản của ông vào năm 1921 chỉ có một câu: "Xe tăng hỗ trợ hoạt động của bộ binh bằng cách chế ngự các công sự trên chiến trường và sự kháng cự ngoan cường của bộ binh".[8]

Lực lượng sửa

Lực lượng của Armée de l'Air (không quân Pháp) đầu Trận chiến nước Pháp có 2.400 máy bay tiêm kích,[9] 1.160 máy bay ném bom và 1.464 máy bay trinh sát, tổng cộng khoảng 5.026 chiếc. Không quân Hoàng gia Anh (RAF) được chia thành các Bộ tư lệnh Tiêm kích, Bộ tư lệnh Ném bom, Bộ tư lệnh Vận tải và Bộ tư lệnh Duyên hải (Không lực Hải quân). Vào đầu trận chiến nước Pháp, Anh có trên lục địa của 456 máy bay (262 tiêm kích, 135 ném bom và 60 trinh sát) được sử dụng.[10] Các đơn vị máy bay tiêm kích vẫn còn một phần là loại hai tầng cánh Gloster Gladiator, nhưng phần lớn là máy bay hiện đại Hawker Hurricane.

Chính trị sửa

Mục tiêu này, cũng đã được ông ta công bố vào ngày 28 tháng 2 năm 1934 trong một bài phát biểu tại Dinh thủ tướng Đế chế (Reichskanzlei) trước các sĩ quan quân đội, với tuyên bố, để tạo lập những không gian sinh tồn mới thì "sau đòn tấn công quyết định chớp nhoáng duy nhất về phía tây, sẽ tiến về phía đông".[12] Hitler vẫn bỏ ngỏ câu hỏi về nơi sẽ bắt đầu chiến tranh, như ông ta đã thừa nhận trong một bài phát biểu khác trước các tướng lĩnh ngày 23 tháng 11 năm 1939: "Tôi đã nghi ngờ khá lâu rằng liệu ta có nên tiến về phía đông, và sau đó tấn công ở phương Tây".[13] Cuối cùng, ông ta chọn chiến dịch Ba Lan.

Lực lượng sửa

Để đối phó với phe Trục, quân đội Pháp bố trí 1.300.000 quân tại biên giới Đức, 500.000 quân tại biên giới Bỉ, 1.200.000 quân tại biên giới Ý, 300.000 quân tại biên giới Thụy Sĩ, 25.000 quân tại biên giới Luxembourg, cùng với 532.000 dự bị.[14] Riêng tại mặt trận đông bắc có 31 sư đoàn bộ binh cơ giới (7 trong số đó là sư đoàn mô tô), 20 sư đoàn dự bị loại A, 16 sư đoàn dự bị loại B, 5 sư đoàn kỵ binh, 4 lữ đoàn kỵ binh độc lập, 3 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn cơ giới hạng nhẹ, lực lượng đồn trú (khoảng 13 sư đoàn) và 1 sư đoàn bộ binh Ba Lan. Tại mặt trận Alps chống lại quân Ý đã triển khai 4 sư đoàn bộ binh và 3 sư đoàn phòng thủ pháo đài. Tại Bắc Phi có 7 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn kỵ binh. Anh đã điều sang Pháp 12 sư đoàn, 1 tại mặt trận Saar, 9 ở biên giới Bỉ, và 2 sư đoàn vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu. Quân đội Bỉ bao gồm 18 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn kỵ binh và 2 sư đoàn Chasseurs Ardennais. Hà Lan có 8 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn khinh binh, 3 lữ đoàn độc lập, và một số tiểu đoàn Chasseurs Ardennais.[15]

Ngày 10 tháng 5 năm 1940, chỉ có khoảng 25% các nguồn lực có sẵn của không quân Pháp trên mặt trận phía Tây được sử dụng, ít hơn tỷ lệ máy bay tiêm kích Anh đóng tại miền Bắc nước Pháp (vào khoảng 30%).[16] Một ủy ban điều hành Đức-Pháp sau khi ngừng bắn đã tìm thấy trong những vùng thuộc Pháp không bị chiếm đóng 4.268 máy bay còn hoạt động được,[17] trong đó có 1.800 chiếc tại Bắc Phi, làm nảy sinh câu hỏi tại sao chỉ một phần máy bay được đưa ra mặt trận.

Diễn biến sửa

Phần 1 sửa

Về lực lượng thiết giáp Đức, sử gia Karl-Heinz Frieser đã so sánh "Quân đội Đức giống như một ngọn giáo với mũi thép cứng, và tay cầm bằng gỗ, dường như tất cả các chi tiết của nó hư hỏng đã lâu [...] Tuy nhiên, chính mũi thép này đã giáng một đòn chí mạng vào phe Đồng minh".[18]

Trích dẫn từ báo cáo của Ủy ban điều tra Nghị viện:

Chú thích sửa

  1. ^ 18 tháng 7 năm 1936 đến 1 tháng 4 năm 1939.
  2. ^ Hiệp ước Munich.
  3. ^ Neville Chamberlain, Hòa bình cho thời đại của chúng ta, ngày 30 tháng 9 năm 1938.
  4. ^ "Munich, 1938", theo một bài báo của Elizabeth Réau trong tạp chí L'Histoire, số 218, tháng 2 năm 1998.
  5. ^ Cuộc xâm lược Tiệp Khắc.
  6. ^ Laddie Lucas: Flying Colours. Câu chuyện sử thi của Douglas Bader. NXB Wordsworth Editions, Ware 2000, 2001. ISBN 1-8402-2248-4.
  7. ^ Pierre Le Goyet: Cuộc phản công thất bại (Contre-attaques manquées). Nhìn lại lịch sử vũ trang (Revue Historique des armées) 4/1962. trg 111.
  8. ^ Alistair Horne: Thất trận. Nước Pháp năm 1940 (To lose a battle. France 1940). New York, 1979.
  9. ^ Christienne/Lissaraque: Lịch sử quân sự hàng không Pháp (Histoire de l’aviation militaire française) trg 373
  10. ^ Số liệu được lấy xấp xỉ từ: Liss:Mặt trận phía tây; Charles: lực lượng vũ trang Bỉ (Forces armées belges); Trụ sở Bộ lục quân, Các đơn vị lớn của Pháp (Service Historique de l'Armée der Terre, Les grandes unités françaises); Buffotot/Ogier:Không quân Pháp.
  11. ^ Adolf Hitler: Mein Kampf. München, 1937, trg 766
  12. ^ Klaus Hildebrand: Deutsche Außenpolitik 1933–1945. Stuttgart, Berlin, Köln, Mainz, 1976, trg 38
  13. ^ Hans-Adolf Jacobsen: Der Zweite Weltkrieg in Chronik und Dokumenten. Darmstadt, 1961, trg 133
  14. ^ Diễn đàn Bộ Quốc phòng Pháp năm 1900
  15. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Tippelskirch
  16. ^ Trung tá Faris R. Kirkland, Không quân Hoa Kỳ, Không lực Pháp năm 1940 - Bị đánh bại bằng Không quân Đức hay bằng chính trị?, Air University Review, tháng 10 năm 1985.
  17. ^ Pierre Cot: Năm 40 máy bay của chúng ta ở đâu? Icare, số 57/71.
  18. ^ Frieser 2005, trg 47, 48
  19. ^ Trích dẫn từ Hoth: Số phận của quân thiết giáp Pháp. trg 376
Quay lại trang của thành viên “Volga/draft”.