Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết/Tên quốc gia

Phiên âm và địa phương hoá sửa

Cách viết tên quốc gia là một vấn đề lớn, vì nếu được quyết định để trở thành một "nghị định", nó không những ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các sản phẩm viết, in ấn, mà còn ghi dấu ấn từ nay về sau cho mọi phiên âm khác, ví dụ tên người nước ngoài, và ảnh hưởng đến toàn bộ sách giáo khoa giáo dục để đến được mọi công dân tương lai. Cách viết tên quốc gia để hiểu được là nước nào không khó, nhưng để chính thức hóa cách viết, được mọi người công nhận và ai cũng sẽ viết như thế, theo tôi ngoài các tên Hán Việt đã được công nhận sử dụng lâu tại Việt nam (Lào, Nhật bản, Trung quốc, Mỹ, Anh quốc, Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Nga, Thụy điển, Thụy sĩ, Đan mạch, Hàn quốc...) nên chăng các nước có hệ thống chữ viết Latinh nên viết theo âm đọc của tên nước đó (Philippin thay vì Philippines, Ixraen thay vì Israel, Ôxtrâylia thay vì Australia, Niu Dilân thay vì New Zealand, Scotlen thay vì Scotland...) thì về cơ bản khi đọc lên, phát âm sẽ gần giống với tên của chính nước đó được đọc bằng tiếng Anh hoặc bản ngữ (đây lại là một nhánh rẽ mới, nên chọn phát âm tiếng Anh hay tiếng bản ngữ nước đó!), kể cả người nước ngoài cũng hiểu ta đang nói về nước nào. Vấn đề là viết liền hay viết cách (Philippin hay Phi lip pin, Ôxtrâylia hay Ôx trây li a, vì rằng tiếng Việt khi viết liền sẽ đọc là lia thay vì li a. Tôi thực sự dị ứng với việc viết có dấu cách "-" giữa các chữ trong tên, nó làm cho tên một quốc gia bị chẻ ra, và như một bạn viết "Liên hệ Niu-di-len-Ôtx-tờ-rây-li-a" sẽ làm cho công việc viết lách tên quốc gia phức tạp lên nhiều. Trong khi đó chúng ta đang cố gắng làm trong sáng tiếng Việt, trong đó có ý không làm phức tạp hóa tiếng Việt cả nói và viết. Mai Bắc

Viết phiên âm mới là phức tạp hoá vấn đề. Chẳng hạn, bạn sẽ đọc tên phiên âm này như thế nào: Zaia ? Avia

Người Trung quốc gọi tên một quốc gia theo âm chữ mà họ có như ta đã biết, và chỉ có họ mới hiểu là nước nào khi đọc lên (Gia Nã đại - Canada - phiên theo kiểu Trung quốc). Ta may mắn hơn nhiều vì có chữ cái Latinh và các dấu, có thể diễn tả âm phiên âm sát hơn nhiều so với âm gốc. Do vậy tôi vẫn bảo lưu ý kiến dùng phiên âm để ghi tên nước. Một vài sai lệch khi phát âm khi đọc tên nước (ví dụ: Zaire - Za ia - Zai a) tôi cho đó là điều bình thường khi phiên âm, miễn là vẫn hiểu được và được cộng đồng chấp nhận. Một ví dụ về tiếng Anh: khi phiên âm cảng Khaifa của Israen, tiếng Anh đành phải viết là Haifa, vì tiếng Anh không có âm "kh". Tuy nhiên trên bản đồ thế giới các địa danh và tên nước tương tự đã được chấp nhận trong tiếng Anh. Từ đó ta có thể chấp nhận trường hợp khá cá biệt trong tiếng Việt. Mai Bắc

Tôi xin phép không đồng ý với anh ở điểm này: từ Haifa trong tiếng Anh KHÔNG đơn thuần là "phiên âm" của Khaifa, nó là tên tiếng Anh của địa phương đó, nghĩa là đã Anh hoá rồi (cũng hệt như "Anh" là tên tiếng Việt của England vậy). Tiếng Anh không có âm "kh" nhưng họ vẫn viết Khruschev (lãnh tụ Liên Xô) chứ không viết Hruschev; Khomeini, Khamenei (các lãnh tụ Iran) chứ không Homeini, Hamenei, v.v... Avia 07:53, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Cảm ơn anh Avia đã cho thêm thông tin về dùng vần kh trong tiếng Anh. Điều anh nói làm tôi liên tưởng đến việc nếu tên một địa danh ở một nước nào đó đã được Anh hóa trên cơ sở phiên âm hoặc do người Anh Mỹ đặt ra, thì ta cũng có thể "Việt hóa" cách viết và đọc tên một quốc gia, miễn là nó gần với nguyên gốc. Trở lại chuyện người Trung quốc khi gọi tên một quốc gia, tên địa danh, công ty... có nguồn gốc đa âm tiết, họ "dịch" sang tiếng Trung theo âm chữ na ná, hoặc có một nghĩa nào đó, ví dụ: "New Zealand" là Tân Tây lan (vừa dịch vừa có âm na ná), "Coca Cola" là "khả khẩu khả lạc"... Tiếng Việt ưu thế hơn nhiều khi ta chỉ đọc âm tên quốc gia, địa danh, tên người, công ty... không khác bao nhiêu so với âm gốc. Ví dụ tên Michael tiếng Anh, người biết tiếng Anh và biết giỏi không nói làm gì, nhưng người không biết hoặc biết không nhiều về tên của người Anh (đại đa số, vì tiếng Anh không đọc theo cách ghép vần, mà đọc theo một qui luật với nhiều ngoại lệ, do vậy các từ điển Anh - Việt, v.v... phải chú âm cách đọc, và thường lập thêm một danh sách tên người tiếng Anh có chú âm cho người tra từ) thì đọc sai là phần nhiều, số đọc gần đúng âm "Maicơn" chắc là không nhiều. Vậy phiên âm và Việt hóa đi để người Việt đại chúng đọc ai cũng hiểu, tôi cho là điều nên làm. Mai Bắc 22 tháng 5 năm 2005

Việc này không phải là dễ, vì có nhiều cách Việt hóa tên lắm. Ta dùng Inđônêxia, Inđônêsia, In-đô-nê-xi-a, hay In-đô-nê-si-a? Nếu dùng các phiên âm thì e rằng không có thống nhất. Dung Nguyen 08:52, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Trả lời anh Mai Bắc: Tôi lại cho là nên để nguyên dạng vì mấy lý do thực tế sau:

  1. Phiên âm thì rất khó thống nhất 1 cách viết, nhất là từ tiếng Anh có các âm rất xa lạ với tiếng Việt. Anh đã gặp các ông Ru-dơ-pho, Rơ-zơ-fo, Rát-thơ-phoóc chưa? Ấy là 3 ông hay 1 ông? Tôi đã gặp rồi. Trong khi đó anh có thể viết nguyên tên và chú thích cách đọc: Rutherford (Rơ zơ fo), tôi viết Rutherford (Rát thơ phoóc) thì ít ra người đọc có nguyên dạng tên Rutherford để khẳng định đó là 1 ông, còn cách đọc có khác nhau đôi chút cũng chấp nhận được.
  2. Trung Quốc phiên âm Coca Cola ra Khả khẩu khả lạc là cái bất tiện do chữ tượng hình của họ, chúng ta dùng cùng bộ chữ cái la tinh với đa số thế giới, vậy thì để nguyên dạng là quá tiện lợi, tại sao phải chuốc lấy cái bất tiện?
  3. Phiên âm chỉ đắc dụng ở cái thời toàn dân xoá nạn mù chữ thôi. Ngày nay dân ta trình độ chưa dám gọi là cao, nhưng không đến nỗi không xài được tên nước ngoài. Một ví dụ rõ ràng nhất: các tờ báo bóng đá, là loại báo dành cho bạn đọc đại chúng nhất, hầu như đều để nguyên dạng tên câu lạc bộ, huấn luyện viên, cầu thủ nước ngoài, mà vẫn bán rất chạy, bạn đọc có ai phàn nàn đâu?!

Avia 09:17, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Ồ tôi vẫn đọc Michael là "Mai cồ" mà. Chắc tôi đọc sai? Mà trong tiếng Pháp thì tôi đọc khác, để cho người Pháp hiểu. :)Tttrung 09:25, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Chắc Trung đọc không sai đâu:-) Anh Mai Bắc đọc là "Maicơn" cũng không sai. Đấy là các dạng phiên âm tiếng Anh sang tiếng Việt thôi. Còn "Michel" là từ Pháp hóa, phiên âm tiếng Việt là "Misen". "Micaelli" là từ Ý hoá của tên này. vân vân và vân vân. Quan điểm của tôi là dùng từ Việt hoá nếu có, nếu không thì dùng từ Anh hoá hay Hán hoá hay chuyển tự (transliterate) (rồi có thể mở ngoặc phiên âm tiếng Việt - đồng ý với Avia ở điểm này). Như vậy có 4 vấn đề đặt ra:

  1. Xác định thế nào một từ là phiên âm hay Việt hoá trong tiếng Việt?
  2. Xác định khi nào có thể Việt hoá?
  3. Việt hoá thế nào? Nếu không có Việt hoá thuần thì dùng từ Anh hoá hay Hán hoá hay chuyển tự (transliterate)? vân vân
  4. Phiên âm thế nào? Với từ gần gốc nhất (vd. Micaelli hay Michel hay Michael,...) hay thế nào?

Thực tế trong nước hiện nay vẫn chưa thống nhất về việc dùng danh từ riêng nước ngoài trong tiếng Việt cũng như chưa có một Viện Hàn Lâm tiếng Việt. Việc chúng ta cùng nhau bàn luận thế này rất hay, nếu trong nước vẫn chưa có chuẩn thống nhất về vấn đề này thì chắc sẽ còn tiếp tục nhiều bàn luận. Nguyễn Thanh Quang 12:02, 22 tháng 4 2005 (UTC)

Trả lời anh Dung Nguyên, ta đã thấy lối viết tên quốc gia với gạch ngang (In-đô-nê-xi-a) được dùng phổ biến tại phía Bắc trong các thập kỷ 50, 60, 70. Tuy nhiên sang thập kỷ 80, đã có nhiều bài viết và nghiên cứu phản đối cách viết trên vì nhiều lý do, nhằm đồng nhất việc gọi tên các quốc gia trên thế giới, tên người, tên địa phương trên sách báo. Như vậy có thể nói ta không cần quan tâm đến cách viết này nữa, vì trào lưu thông tin không cho phép lãng phí thời gian và giấy mực cho cách viết này, và tự nó đã mất dần chỗ đứng trong sách báo. Như vậy ta còn lại 2 tùy chọn (theo ví dụ của anh Dung Nguyên, viết liền là Inđônêsia hay Inđônêxia (viết 'x' hay 's'), và một số vấn đề khác như các phụ âm cuối không có trong tiếng Việt ('f', 'l', 'q'...) như Israel, Iraq... cũng đã có cách viết gần đúng âm "Ixraen", Irăc... Với số nước có tên với phụ âm "s" nếu không phải là âm phát lên như "sh" trong tiếng Anh, ta đều có thể phiên âm là "x", chỉ khi nào phát âm như "sh" (shave) trong tiếng Anh, mới phiên âm là "s". Theo tôi, ta tuy chưa có một Viện Hàn Lâm Tiếng Việt, nhưng đã có Viện Ngôn ngữ học (Giám đốc: Giáo sư Hoàng Phê), ta có thể đặt vấn đề chính thức với Viện để xin tư vấn về vấn đề có thể gọi là lớn của văn hóa đất nước, vì chỉ có thể thống nhất, đồng nhất cách viết này ta mới có thể thống nhất, đồng nhất sang vấn đề khác, từng việc một. Mai Bắc

Phiên âm sửa

Phiên âm hay không? sửa

Mục đích của một encyclopedia, ngoài việc cung cấp các dữ kiện học vấn một cách càng trung thực càng tốt (trung lập nếu có thể), là vấn đề giáo dục -- hay nói rõ hơn là làm sao truyền được sự hiểu biết công cộng đến cho những người chưa biết. Thí dụ rõ nhất là Encyclopedia Britanica. Họ không đi theo những gì phổ thông trong quần chúng. Trái lại, họ dùng những người chuyên môn và, qua các ý niệm học thức của những người này, thuyết phục mọi người thay đổi những cách nhìn hay cách dùng sai mặc dù là chúng rất phổ thông.

Thí dụ: Ôtx-tờ-rây-li-a đối với tôi, một người công nhận công khai là tiếng Việt chỉ là tiếng thứ ba, không phải là tiếng Việt! Đó là chưa kể nhiều vấn đề khác tạo ra bởi lối dùng dấu "-" một cách thiếu quy luật này. Mai mốt khi tôi phải viết một bài về mối liên hệ giữa New Zeland và Australia thì tôi sẽ viết như thế nào? Liên hệ Niu-di-len-Ôtx-tờ-rây-li-a???!!!

Xin mọi người nhìn và đọc nó thêm một lần nữa trước khi bảo tôi là lối viết như vậy chấp nhận được. Mekong Bluesman 03:14, 5 tháng 4 2005 (UTC)

Giai đoạn 1975-85 sách báo Việt Nam toàn những tên phiên âm như thế này: Rát-thơ-phoóc, Ru-dơ-pho, Rơ-zơ-fo. Chỉ là một người thôi đó. Hay như nước Zaire được phiên thành Za-ia rồi bỏ dấu gạch nối thành Zaia, rồi được phát thanh viên truyền hình tỉnh bơ đọc là Zai-a. Đến giờ tôi vẫn còn dị ứng với cái gọi là "Việt hoá-đại chúng hoá" như vậy. Đối với tôi, "tên tiếng Việt" là những tên như Anh, Pháp, Ý, Úc, Tân Tây Lan... chứ không bao gồm những tên phiên âm kiểu Ôt-xtrây-li-a, Niu Zi-lân...
May sao tình hình đã thay đổi, lối viết phiên âm chỉ còn ở một số báo chính thống như Nhân dân (nhưng Nhân dân điện tử thì để nguyên dạng!), Quân đội nhân dân, Tiền phong. Các báo thoánghơn, nhiều người đọc như Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Người Lao động, An ninh thế giới, báo điện tử như Việt Nam Net, VnExpress đều để nguyên dạng rồi. Avia 04:17, 5 tháng 4 2005 (UTC)

Phiên âm thế nào? sửa

Việt hoá sửa

Anh hoá, Pháp hoá, Hán Việt hay chuyển tự Latinh? sửa

Chắc ai cũng thấy đây là vấn đề tương đối phức tạp. Theo tôi, chúng ta nên có 1 chuẩn thống nhất xuyên suốt chung cho cả tên quốc gia, lẫn tên của các địa phương và thành phố ngọai quốc chớ không nên có nhiều tiêu chuẩn (double standards) cho các trường hợp dịch thuật. Tiêu chuẩn này phải thỏa mãn các điều kiện về việc giản dị hóa và được đa số người trong nước chấp nhận và không có kiến thức bác học đều có thể dùng và áp dụng được một cách chính xác và không gặp trở ngại Chính sư đơn giản, theo đúng trào lưu chung và dể dùng sẽ giúp đỡ rất nhiều cho sự trong sáng trong dịch thuật và trong giáo dục.

Về tên quốc gia:

  1. Tôi tán thành ý kiến giữ nguyên các tên đã được phổ biến và được viết bằng chữ Hán việt. Lý do do: chúng ta không nên thay đổi những gì đã được mọi người mặc định. Thí dụ: Trung Hoa, Lào, Thái,... Nhũng tên này khi thay đổi sẽ dể gây các ngộ nhận và cảm giác khó châ/p nhận của đa số ngừời đã quen dùng chúng. Ở đây tôi đề nghị ai đó sẽ đưa ra danh mục các tên Các nước đã việt hóa (Anh Pháp Nga Hoa Đức nhật Thái Lào......) để cho mọi người biểu quyết xem có nên giữ tên đó hay đổi nó đi (như trường hợp của nước Miên, Cam-pu-chia, Cam Bốt, Campuchia, và trường hợp nước Ái nhĩ Lan) về chi tiết sẽ chính xác hơn là chỉ biểu quyết những luật chung chung. Có nhiều đanh từ ngày trước được phổ biến nhưng ngày nay đã trơ nên khó hiểu hay ít được dùng thì có lẽ nên tránh dùng lại và chuyển sang các dịch tên trong mục 2.
  2. Đối với các tên khác ít phổ biến và biết đến thì cách tốt nhất là dùng tên phiên âm chính thức của nước này ra tên tiếng Anh. Lý do lựa chọn:
  • Anh Ngữ là tiếng đã được nhìêu người dùng nhất.

Ngay cả trong nước ta, Anh ngữ là sinh ngữ thông dụng nhất mà nhiều người biết.

  • Tìm, đọc và phát âm tên Anh ngữ có thể dể dàng hơn nhiều so với các thứ tiếng ít thông dụng khác như Pháp, Đức, hay Tây Ban Nha. Đồng thời đi theo xu hướng ngôn ngữ chung là tiếp cận và xử dụng Anh ngữ vẩn tốt hơn là chống lại nó.
  • Ngay cả trong ngành khoa học mới, xu hướng chung là dùng Anh ngữ cho các danh từ khoa học (nhất là trong ngành tin học, nếu các bạn có biết qua về ngôn ngữ lập trình sẽ rõ). Như vậy, dùng trưc tiếp các danh từ này bằng tiếng Anh sẽ giảm được khối lượng làm việc khi phải tìm tòi tra cứu các tên cho đúng
  • Tại sao không nên dùng tiêng Pháp hay Latin: Tiếng Pháp không còn là tiếng thông dụng đến mức đáng chú ý, nó không phải là một ngoại ngữ tối ưu (số người dùng tiếng Pháp nay còn thấp hơn cả tiếng Spanish hay Đức).

Tương tự, tuy Latin là thứ tiếng gốc của Anh ngữ nhưng... Có được bao nhiêu người Việt và nước ngoài trên thế giới biết rành tiếng Latin ? Vả lại một khi 1 danh từ Anh ngữ ra đời thì tự thân trong đa số các chữ đó đã có thể phản ảnh gốc Latin bên trong từ này. Khi dùng tên Latin ngay cả những người rất giỏi dịch thuật sẽ trở thành.. lúng túng và gặp nhiều trở ngại... Trong khi mụch đích của dịch thuật là vận chuyển lại sự hiểu biết chính xác các ý tưởng chứ không phải các danh tự lạ hoắc sáo rỗng mà ít ai hiểu thấu

Về tên các địa phương như các thành phô: cùng 1 tiêu chuẩn như nêu trên

  1. Trường hợp này có phức tạp hơn vì số lượng địa phương sẽ rất nhiều... Tuy vậy chúng ta cũng chỉ nên chấp nhận những tên (thành phố, địa phương) nào đã được biết và thông dụng bởi đa số người Việt. Danh sách các thành phố đã được Việt hóa và thưc sự phổ biến cũng không quá nhiều có thể được liệt kê và cứu xét từng trường hợp cụ thể: chẳng hạn như các thành phố Bắc Kinh, Nữu Ước (New York), Cựu Kim Sơn (San Francisco).. cần được cứu xét kĩ xem từ nào chấp nhận được từ nào không nên dùng nữa va cũng chuyển sang trường hợp 2.
  2. Còn lại cũng dùng chung 1 tiêu chuẩn như đã áp dụng cho tên các quốc gia nghĩa là dùng phiêm âm Anh ngữ

Với cách phiên âm đề nghị như trên, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm trên 1 tiêu chuẩn dịch thuật tên quốc gia, địa phương và các thành phố mà bất kì ai với 1 tự điển Anh ngữ cũng có thể theo và áp dụng một cách nhanh chóng, rõ ràng và chính xác

thân ái

Võ Quang Nhân

Anh Võ Quang Nhân hiểu nhầm 1 điểm, tôi xin nhấn mạnh là "Thoả thuận" trên kia nói chuyển tự sang ký tự Latinh chứ KHÔNG PHẢI dùng tiếng Latinh. 2 cái khác hẳn nhau. Thân, Avia 02:03, 12 tháng 4 2005 (UTC)

Cảm ơn anh Avia đã làm rõ hơn ý dùng chữ Latin.

Xin nêu câu hỏi: Tại sao phải dùng tiếng Pháp trong trường hợp nếu ngôn ngữ không dùng kí tự Latin? Theo tôi thì tất cả các nước trên thế giới dù nước cuả họ không dùng kí tự Latin nhưng các quốc gia đó vẩn có hệ thống phiên âm chính thức cho tên quốc gia và tên các địa phương cuả họ ra Anh ngữ (hãy tra cứu các tư. điển bách khoa hay tự điển điạ lý thế giới). Như vậy Anh ngữ vẩn có thể dùng trong trường hợp này mà không bị bất kì trở ngại gì Ngược lại khi dùng thêm hệ thống phiên âm tiếng Pháp (cho các nước không có mẫu tự Latin) tức là ta bắt buộc ngươì đọc và người dịch phải thuộc thêm cách đọc/phiên âm các chữ Pháp và chỉ để làm giảm nguyên tắc đơn giản phổ dụng cuả ngôn ngữ và làm mất đi tính thống nhất (unity) trong các nguyên tắc dịch thuật. Việc đặt thêm qui tắc dùng Pháp ngữ theo t^i chỉ tạo ra những bất bình đẳng về nguyên tắc dịch thuât trong khi đó có nhiều nước có hệ thống chữ kểu Arab, Ấn, Nhật, Hoa, Các nước hệ thông Liên Xô cũ (Đông Âu)... lại là các nước dùng Anh ngữ phổ biến hơn Pháp ngữ rất nhiều. (Ngay cả nếu có 1 giống người ngoài trái đất muốn liên lạc với chúng ta thì tôi tin 99.99% là "họ" sẽ tìm cách phiên âm và làm việc với tiếng Anh chứ không nghĩ đến Pháp ngữ:)) Như vậy theo tôi Khó tìm ra lý chính đáng nào để chèn thêm việc dùng Pháp ngữ trong khi một mình Anh ngữ cũng đủ hoàn tất tốt công việc đồng thời nguyên tắc này còn dùng luôn được cho trường hợp tên các điạ phương va thành phố một cách thống nhất tránh được việc phải dùng hai hệ thống tiêu chuẩn phiên âm (1 Anh và 1 Pháp)mà tôi tạm gọi là double standard.

Xin chú thích thêm: có nhiều chữ Anh gốc Pháp nhưng đã được "Anh hoá" thì chúng vẩn là tiếng Anh

VQN

Anh Võ Quang Nhân cũng thấy là chưa có ai bỏ phiếu cho phương án tiếng Pháp cả. Tuy vậy người đưa ra các options không phải là không có cơ sở. Bởi vì một thời gian dài người Việt mình nhìn ra thế giới qua nền giáo dục và sách báo Pháp nên quen dùng tên riêng theo tiếng Pháp, đén nay vẫn còn 1 số. Ví dụ: tên các nước Liban, Jordanie, Syrie, Maroc, Tunisie, Libye...

Ngay cách dùng phiên âm (tiêu biểu là trang web của Bộ ngoại giao) cũng phiên từ tiếng Pháp: Li-băng, Gioóc-đa-ni, Xi-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Li-bi...

Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nhưng dùng theo tiếng Anh cũng không phải hoàn hảo vì tên riêng của các nước không dùng ký tự Latinh đi vào tiếng Anh bị Anh hoá khác tiếng gốc, đôi khi khác hẳn. Ví dụ:

  • Moskva -> Moscow
  • Sankt-Peterburg -> Saint-Petersburg
  • Gruzia (một nước vùng Trung Á) -> Georgia (giống 1 bang của Hoa Kỳ!)
  • Mumbai -> Bombay.

Vì vậy tôi không theo phương án tiếng Anh, mà bỏ phiếu cho phương án 1: chuyển tự từ tiếng gốc sang ký tự latinh (chuyển tự tức là mapping 1-1 theo alphabet). Ví dụ Москва -> Moskva, chứ không phải Moscow theo Anh, cũng không phải Moscou theo Pháp, cũng không Mạc Tư Khoa đã cổ. (Trong Wikipedia tiếng Việt này, mục từ chính không dùng Moskva mà dùng Mát-xcơ-va, vì cách phiên âm này quá quen thuộc trong nước, nhưng tôi dẫn ra vì Moskva là minh hoạ tiêu biểu cho sự khác biệt giữa chuyển tự với dùng tiếng Anh hay dùng tiếng Pháp.)

Avia 09:17, 14 tháng 4 2005 (UTC)

Đối với tôi, từ khi ở việt nam (cho đến năm 1991) thì khi đọc các chữ Moscow,Saint-Petersburg, Georgia hay Bombay tôi vẩn không hề thấy xa lạ hay nhầm lẫn... Và khi ở Mỹ hơn 10 năm nay tôi vẩn chưa bao giờ thấy 1 người Hoa kì nào hay người việt nam nào lại nhầm lẫn các chữ trên (như chữ Georgia chă?ng hạn.. thường thì họ đã có chữ 'state' đi kèm với cái tiểu bang GA!)

Ngược lại các chữ Moskva, Gruzi lại lạ mắt và cái khó ở đây nếu muốn có thêm các luật chỉ làm khó thêm cho cả người dịch lẫn ngưòi đọc. tôi nêu nguyên tắc dùng chỉ 1 ngoại ngũ thông dụng nhất là để giảm tối đa các khó khăn và để mọi người dịch có thể theo dể dàng nhưng vẩn ít gây phản ứng phụ nhất là đa số người đọc đưọc trag web này cũng đã quen biết với tiếng Anh

Thôi thi cứ để xem có ai có sáng kiến hay hơn không

Vì anh ở Mỹ nên không thể nhầm Georgia Trung Á với Georgia Mỹ, còn tôi ở VN lại quen chữ Gruzia (vì dịch từ tiếng Nga mà), bây giờ thấy chữ Georgia đặc sệt Anh ngữ dùng cho 1 nước trong lãnh thổ Liên Xô cũ lại thấy lạ mắt :-) Dù sao thì cũng không có phương án nào hoàn hảo, còn tuỳ trường hợp cụ thể nữa. Avia 01:55, 19 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi không dám cho ý kiến nhiều nhưng sự việc có liên quan đến quan điểm giáo dục:

  1. 1 cái lợi cho việc dùng Anh ngữ trong các tên riêng là .. Khi nào các anh có phải viết các báo cáo khoa học ở các diển đàn quốc tế hay phải viết luận văn thì thói quen viết ten Anh ng sè giảm thiểu rất nhiều công sức để lại chuyển dịch 1 lần nưã (Anh cũng biết hơn 90% các báo cáo khoa học hay hội nghị quốc tế là Anh và Pháp ngữ còn lại phần lớn là Đức
  2. Các bạn có nghĩ là chữ Ấn độ, Thái, Ả râp, chữ Phạn (Sancrit) (nôm na các loại chữ lăng quăng) có bảng kí tự 1-1 cho ta phiên âm không ? Nếu có thì theo tôi bảng dùng Anh ngữ vẩn phổ biến hơn

Nhanvo 14:24, 20 tháng 4 2005 (UTC)

Khi nào Việt hoá? sửa

Việt hoá thế nào? sửa

Bàn về nhân danh (tên riêng của cá nhân) sửa

1 câu hỏi tương tự là dịch thế nào cho tên cuả các cá nhân trên thế giới?

Tên riêng của cá nhân chắc cũng theo cùng nguyên tắc như tên quốc gia và địa phương. Avia 01:55, 19 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi chỉ mong là tên của tôi sẽ không bị đổi thành Cửu Long Thanh Nhân hay, <rùng mình vì sợ>, Bờ-lu-xman!!! Mekong Bluesman 04:50, 19 tháng 4 2005 (UTC)

Đối với trường hợp này tôi e thực hiện như anh Avia thì hơi kẹt Thí dụ:Mikhail Lomonosov, Minskowki...Nhất là lỡ trong tên Nga có các âm không tương đương

Có 1 số chữ cái Nga phải chuyển -> 2 (cá biệt có nhiều hơn) chữ cái la tinh, cả sang tiếng Anh cũng vậy thôi. Avia.
Tôi nghĩ danh nhân thì để nguyên tên của họ nếu được, còn không thì chuyển qua bảng chữ cái Latin. Không nên Việt hóa tên người. -- Nguyễn Dương Khang 08:56, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Bài "Danh sách quốc gia" sửa

Xem bài Danh Sách Quốc Gia đang dịch, bạn nên dùng thảo luận này hoặc của trang đó để cho thêm ý kiến -- Nguyễn Dương Khang 09:01, 21 tháng 4 2005 (UTC)

Dùng theo tên gọi phổ biến nhất hiện nay sửa

Tôi nghĩ tốt nhất là ta nên tham khảo, đối chiếu với báo đài, các phương tiện truyền thông phổ biến của Việt Nam để chọn ra tên phù hợp nhất. Có một số tên nước ta nên dựa theo tiếng Anh vì tên đó cũng đã được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt, chẳng hạn như Iceland, Croatia, Hungary, Venezuela. Còn một số tên gọi thì nhất thiết phải giữ theo cách gọi truyền thống như Đan Mạch, Trung Quốc, Thụy Điển. Nhưng cũng có trường hợp lưỡng tính giữa hai kiểu trên như Úc - Australia, Ý-Italy thì dùng kiểu nào cũng được. Đây là một ý kiến nhỏ của tôi, hy vọng mọi người sẽ ủng hộ. Tower 08:19, ngày 9 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quay lại trang dự án “Biểu quyết/Tên quốc gia”.