Thập nhị bộ kinh (chữ Hán: 十二部經), còn gọi là Thập nhị phần giáo (十二分教), Thập nhị phần thánh giáo (十二分聖教; tiếng Phạndvādaśāṅga-dharma-pravacana), Thập nhị phần kinh (十二分經), Thập nhị Phật ngữ (十二佛語; tiếng Phạn: dvādaśānga-buddhavacana), là một thuật ngữ phân loại kinh điển Phật giáo trung kỳ. Luận tạng của Thuyết nhất thiết hữu bộPhật giáo Đại thừa cùng sử dụng cách phân loại Thập nhị phần giáo.[1]

Cách phân loại Thập nhị bộ kinh được xem là bắt nguồn từ thời kỳ Phật giáo Bộ phái, phát triển từ cách phân loại Cửu phần giáo. Do sự bất đồng từ hệ thống kinh điển của các bộ phái mà Thập nhị bộ kinh cũng có những khác biệt.[2][3][4][5][6]

Cách phân loại Mười hai bộ kinh như sau:

  1. Kinh [1 1] chỉ những bài kinh chính Phật thuyết;
  2. Trùng tụng [1 2] một dạng kệ tụng mà trong đó nhiều câu được lặp đi lặp lại;
  3. Thọ ký [1 3] chỉ những lời do Phật thọ ký, chứng nhận cho các vị Bồ Tát, đệ tử mai sau thành Phật và những việc sẽ xảy ra…;
  4. Kệ-đà [1 4] những bài thơ ca không thuật lại văn trường hàng, xem Kệ;
  5. Tự thuyết [1 5] chỉ những bài kinh mà Phật tự thuyết, không phải đợi người thỉnh cầu mới trình bày;
  6. Nhân duyên [1 6] chỉ những bài kinh nói về nhân duyên khi Phật thuyết pháp và người nghe pháp…;
  7. Thí dụ [1 7] chỉ những loại kinh mà trong đó Phật sử dụng những thí dụ, ẩn dụ để người nghe dễ hiểu hơn;
  8. Như thị pháp hiện [1 8] chỉ những bài kinh nói về sự tu nhân chứng quả của các vị đệ tử trong quá khứ, vị lai;
  9. Bản sinh kinh [1 9] còn gọi chuyện tiền thân đức Phật, truyện tái sanh của Bồ Tát, Túc sanh truyện, những kinh nói về đời trước của đức Phật khi còn là Bồ Tát, tu các pháp khổ hạnh, trong những kiếp đó đức Phật đã từng làm hươu, gấu, thỏ, chim, rồng… cũng có lúc làm người, làm vua. Là loại Kinh nói về các đời trước của đức Phật khi ngài thực hành thập độ hay lục độ. Thường mỗi Kinh Bổn Sanh gồm có bốn phần: 1) Câu chuyện hiện tại 2) Câu chuyện quá khứ có liên hệ đến những nhân vật trong câu chuyện hiện tại. 3) Giải thích bài kệ hay một vài danh từ trong câu chuyện quá khứ. 4) Phần kết hợp chỉ rõ sự liên hệ giữa những nhân vật chính trong hai câu chuyện quá khứ và hiện tại.
  10. Phương quảng [1 10] Thuộc loại kinh điển đại thừa là phần kinh có nghĩa lý sâu xa bí mật. Theo Từ điển Phật Hoc (tg: Đặng Trung Còn) "Trong mười hai bộ kinh, nếu chỉ đọc tụng, thơ tả, giảng thuyết phương quảng kinh, thì người ấy cũng có thể gọi là Bồ Tát Đa Văn."
  11. Hi pháp [1 11] kinh nói về thần lực chư Phật và thánh đệ tử, cảnh giới kì diệu, hi hữu mà phàm phu không hội nổi;
  12. Luận nghị [1 12] chỉ những bài kinh có tính cách vấn đáp với lý luận cho rõ lý tà, chính.

Chú thích sửa

  1. ^ 經, sūtra,Tu-đa-la, 修多羅; Khế kinh, 契經; Chánh Kinh
  2. ^ 重頌, geya, Kì-dạ, 祇夜; Ứng tụng, 應頌; Ca vịnh
  3. ^ 受記, vyākaraṇa, Hoa-già-la-na, 華遮羅那; Ký thuyết
  4. ^ 偈陀, gāthā; Kệ tha; Ký chú 記註; Phúng tụng, 諷頌 
  5. ^ 自說, udāna, Ưu-đà-na, 憂陀那; 無問, Vô vấn; Tán thán kinh, 讚歎經;
  6. ^ 因緣, nidāna, Ni-đà-na, 尼陀那; Quảng thuyết, 廣說
  7. ^ 譬喻, avadana, A-ba-đà-na, 阿波陀那; Diễn thuyết giải ngộ kinh, 演說解悟經
  8. ^ 如是法現, itivṛttaka, Y-đế-mục-đa-già, 醫帝目多伽; Bản sự kinh, 本事經
  9. ^ 本生經, jātaka, Xà-đà-già, 闍陀伽
  10. ^ 方廣; Phương đẳng, 方 等, vaipulya, Tì-phật-lược, 毗佛略; Quảng đại kinh, 廣大經
  11. ^ 希法, adbhutadharma, A-phù-đà đạt-ma, 阿浮陀達磨; Vị tằng hữu,未曾有
  12. ^ 論議, upadeśa, Ưu-ba-đề-xá, 優波提舍; Cận sự thỉnh vấn kinh, 近事請問經

Tham khảo sửa

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • "Phật học từ Điển Tác" giả Đặng Trung Còn
  • Đại Tạng Kinh Việt Nam
  1. ^ 助憶歌訣:長行重頌並授記,孤起無問而自說,因緣譬喻及本事,本生方廣未曾有,論議共成十二部。
  2. ^ 雜阿含經·一一三八經》(說一切有部):佛告二比丘。汝等持我所說修多羅.祇夜.受記.伽陀.優陀那.尼陀那.阿波陀那.伊帝目多伽.闍多伽.毘富羅.阿浮多達摩.優波提舍等法。(大智度論、大毘婆沙論、大乘阿毘達磨集論等皆是這次序)
  3. ^ 中阿含經》(說一切有部):「正經、歌詠、記說、偈他、因緣、撰錄udāna、本起avadāna、此說ityuktaka、生處、廣解、未曾有法及說義」
    出曜經》(說一切有部):「契經、誦、記、偈、因緣、出曜udāna、成事avadāna、現法ityuktaka、生經、方等、未曾有法、義經」
  4. ^ 四分律》(法藏部):“佛告舍利弗。拘那含牟尼佛隨葉佛。不廣為諸弟子說法。契經。祇夜經。授記經。偈經。句經udāna。因緣經nidāna。本生經jātaka。善道經ityuktaka。方等經。未曾有經。譬喻經。優波提舍經。”“如是生經本經善因緣經。方等經未曾有經譬喻經。優婆提舍經句義經。法句經波羅延經。雜難經聖偈經。如是集為雜藏。”
    長阿含經》(法藏部):「比丘!於十二部經自身作證,當廣流布,一曰貫經,二曰祇夜經,三曰受記經,四曰偈經,五曰法句經udāna,六曰相應經nidāna,七曰本緣經jātaka,八曰天本經ityuktaka,九曰廣經,十曰未曾有經,十一曰譬喻經,十二曰大教經」
  5. ^ 五分律》(化地部):“舍利弗。拘樓孫佛拘那含牟尼佛迦葉佛。廣為弟子說法。無有疲厭所謂修多羅。祇夜。受記。伽陀。憂陀那。尼陀那。育多伽婆ityuktaka。本生。毘富羅。未曾有。阿婆陀那。憂波提舍。”“自餘雜說今集為一部。名為雜藏。”
    根本說一切有部毘奈耶雜事》:「此法是何?所謂契經、應頌、記別、諷頌、自說、因緣、本事、本生、方廣、希有、譬喻、論議」
  6. ^ 別譯雜阿含經113經》:「汝若解我所說修多羅、祇夜、授記、說偈、優陀那、尼陀那、伊帝目多伽、本生、毘佛略、未曾有、優波提舍、本事avadāna是十二部」