Thủ Lộ (首露王, năm 42 (임인년)[1] ~ 199, triều đại: 42 ~ 199[2]) hay Kim Su-ro (김수로; 金首露) là vị vua đầu tiên của thành bang Kim Quan Già Da thuộc đông nam Triều Tiên. Ngoài ra ông còn được gọi bằng tên khác là Thủ Lăng (首陵, 수릉), Não Thất Thanh Duệ (뇌질청예, 惱室靑裔) hay những tên tương tự. Miếu hiệu là Kim Quan Già Da Thái Tổ

가락국 수로왕
駕洛國 首露王
Trị vì42 - 199
Đăng quang42
Kế nhiệmCư Đăng Vương
Thông tin chung
Phối ngẫuHứa Hoàng Ngọc
Hậu duệ
Thân mẫuJeonggyeon Moju (정견모주)
Thủ Lộ Vương
Lăng mộ Thủ Lộ Vương tại Gimhae
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
수로왕
Hanja
首露王
Romaja quốc ngữSuro-wang
McCune–ReischauerSuro-wang
Hán-ViệtThủ Lộ vương

Truyền thuyết sửa

Theo truyền thuyết về sự hình thành của Kim Quan Già Da được chép trong biên niên sử Giá Lạc quốc lý (가락국기, 駕洛國記, Garakguk-gi) của Tam quốc di sự, Thủ Lộ Vương là một trong 6 vương tử đã sinh ra từ 6 quả trứng rơi xuống từ thiên đường trong một chiếc bát vàng bọc trong tấm vải đỏ. Thủ Lộ là người sinh đầu tiên trong số đó và dẫn đầu những người khác thành lập nên 6 thành bang trong khi khẳng định là người lãnh đạo của liên minh Già Da (Gaya).[3][4]

Cũng theo truyền thuyết, phu nhân của Thủ Lộ Vương là Hứa Hoàng Ngọc (Heo Hwang-ok) là công chúa của nước A Du Đà (Ayuta) (아유타, 阿踰陀) tại vùng đất thuộc Ấn Độ ngày nay. Bà được cho là đã đến Già Da bằng thuyền. Họ có 10 người con tất cả, hai trong số đó lấy họ mẹ. Ayuta ngày nay thường được xác định là Ayodhya tại Ấn Độ, và câu chuyện này cũng là một điểm sáng nhất định trong mối quan hệ Hàn Quốc-Ấn Độ hiện đại[5].[6]

Câu chuyện thể hiện quan điểm sơ khởi cho rằng các vị vua là từ thiên đường giáng xuống. Đáng chú ý, một số vương quốc Triều Tiên khác ngoài 6 thành bang Già Da cũng có truyền thuyết hình thành dựa trên các mối liên hệ với trứng và gà. Đông Minh Vương (Jumong), vị vua sáng lập nên Cao Câu Ly, được cho là đã sinh ra từ một quả trứng của vương phi Liễu Hoa (Yuhwa) của Đông Phù Dư; Hách Cư Thế, vị vua đầu tiên của Tân La, cũng được cho là đã sinh ra từ một quả trứng; và Kim Át Trí (Kim Alji), tổ tiên của Tân La, được nói là đã được Hồ Công (Hogong) sinh ra tại Kê Lâm (Gyerim) trong một cái hộp vàng, nơi một con gà trống đang gáy. Các khía cạnh của truyền thuyết đã được khai thác để biết thêm thông tin vè văn hóa Già Da, vốn ít tư liệu đề cập tới.[4]

Trong văn hóa hiện đại sửa

Lăng mộ và hậu duệ sửa

Một ngôi mộ của Thủ Lộ Vương vẫn còn tồn tại ở Gimhae ngày nay.[7][8] Các thành viên gia tộc Kim ở Gimhae, những người tiếp tục duy trì vị thế quan trọng trong xã hội Hàn Quốc hiện nay, có một chút tổ tiên tưg Thủ Lộ Vương, cũng như các thành viên của Heo (Hứa) ở Gimhae không kết hôn với nhau cho đến thế kỷ 20.[9]

Quan hệ với Ayodya sửa

Thành phố miền bắc Ấn Độ Ayodhya, một đoàn đại biểu Hàn Quốc gần đây đã khánh thành đài tưởng niệm tổ tiên của họ là vương hậu Heo Hwang-ok. Hơn một trăm nhà sử học và đại diện chính phủ, gồm cả đại sứ Bắc Triều Tiên tại Ấn Độ đã khánh thành bức tượng ở bờ tây sông Saryu.[10]

Trong văn hoá đại chúng sửa

Một bộ phim truyền hình mang tên Kim Suro (Kim Thủ Lộ) đã được phát sóng ngày 29 tháng 5 năm 2010 trên MBC. Diễn viên Ji Sung đóng vai Kim Suro bên cạnh các diễn viên khác như Yu Oh-seongBae Jong-ok.[11]

Tham khảo sửa

  1. ^ 가락국(駕洛國) 건국 설화에 따르면, 수로왕과 이진아시왕 등 6형제는 42년에 태어났다.
  2. ^ 서기 42년부터 158년 동안은 199년까지이다. 일연 (1281) 왕력 제일(王曆第一)편 "수로왕首露王Bản mẫu:할주"
  3. ^ (tiếng Triều Tiên) King Gim Suro Lưu trữ 2011-06-10 tại Wayback Machine at Britannica Korea
  4. ^ a b (tiếng Hàn) King Kim Suro Lưu trữ 2011-06-10 tại Wayback Machine at Encyclopedia of Korean Culture
  5. ^ “Korean memorial to Indian princess”.
  6. ^ (tiếng Hàn) Heo Hwang-ok, Busan Ilbo, 2009-01-31. Truy cập 2010-07-10.
  7. ^ (tiếng Hàn) Lăng mộ Thủ Lộ Vương[liên kết hỏng] trên Doosan Encyclopedia
  8. ^ (tiếng Hàn) Tomb of King Suro Lưu trữ 2011-06-10 tại Wayback Machine at Encyclopedia of Korean Culture
  9. ^ (tiếng Hàn) Kim of Suro clan Lưu trữ 2013-01-12 tại Archive.today, Korean surname info
  10. ^ Koreans want to nurture Ayodhya — birthplace of their Queen Ho Lưu trữ 2012-04-06 tại Wayback Machine, Express India, 2008-09-01.
  11. ^ (tiếng Hàn) Kim Suro
  • Kwon, J.H. (권주현) (2003). Lịch sử và văn hóa người Gaya (가야인의 삶과문화). Seoul: Hyean. ISBN 89-8494-221-9.
  • Lee, Hee Geun (이희근) (2005). Thematic history of Korea (주제로 보는 한국사). Seoul: Godswin. tr. 23–24. ISBN 8991319513.

Liên kết ngoài sửa

Tiền nhiệm:
none
Vua Kim Quan Già Da
42-199
Kế nhiệm:
Cư Đăng Vương