Tiếng Malta (Malti) là ngôn ngữ quốc gia của Malta và là ngôn ngữ đồng chính thức của quốc gia, cùng với tiếng Anh,[3] đồng thời cũng là một ngôn ngữ chính thức của Liên Minh Châu Âu. Tiếng Malta xuất phát từ tiếng Ả Rập Sicilia, một dạng tiếng Ả Rập phát triển tại Sicilia và sau đó được đưa đến Malta trong thời gian từ cuối thế kỷ thứ chín đến cuối thế kỷ mười hai.[4] Tiếng Malta là một nhánh đặc biệt của tiếng Ả Rập vì nó phát triển độc lập với tiếng Ả Rập văn học, trở thành một ngôn ngữ chuẩn của riêng nó trong thời gian 800 năm Latinh hóa.[5][6] Khoảng một nửa số từ vựng được vay mượn từ tiếng Ýtiếng Sicilia;[7] từ vựng tiếng Anh chiếm từ 6% đến 20% từ vựng tiếng Malta, tùy theo ước tính.[8] Những từ gốc Semit (tiếng Ả Rập Sicilia) chỉ chiếm một phần ba từ vựng tiếng Malta, nhưng đây thường là những từ vựng cơ bản và có chức năng quan trọng.[9] Tiếng Malta luôn được viết bằng bảng chữ cái Latinh,[10] và là ngôn ngữ Semit duy nhất có dạng chuẩn được viết bằng hệ chữ này.[11]

Tiếng Malta
Malti
Sử dụng tạiMalta
Tổng số người nói520.000 (2012)[1]
Phân loạiPhi-Á
Hệ chữ viếtLatinh (biến thể tiếng Malta)
Maltese Braille
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Malta
Liên Minh Châu Âu
Quy định bởiHội đồng Quốc gia Ngôn ngữ Malta
Il-Kunsill Nazzjonali tal-Ilsien Malti
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1mt
ISO 639-2mlt
ISO 639-3mlt
Glottologmalt1254[2]
Linguasphere12-AAC-c
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tình trạng sửa

Năm 1975, ước tính có 371.000 người nói tiếng Malta, trong đó 300.000 cư trú tại Malta.[1] Hàng nghìn kiều dân Malta di cư đến Úc, Canada, Ý, Vương quốc Liên hiệp Anh, và Hoa Kỳ vẫn nói tiếng Malta,[1] và năm 2007 có báo cáo rằng người Malta nhập cư tại Tunisia vẫn nói tiếng Malta.[12]

Phân loại sửa

Tiếng Malta bắt nguồn từ tiếng Ả Rập Sicilia, một dạng tiếng Ả Rập thuộc nhóm ngôn ngữ Semit trong ngữ hệ Phi-Á,[13] và trong suốt chiều dài lịch sử đã được ảnh hưởng bởi tiếng Siciliatiếng Ý, và gần đây hơn là tiếng Anh. Ngày nay, khối từ vựng tiếng Malta gồm phần cốt lõi (những từ thường gặp nhất và từ chức năng) gốc Semit, cộng với một số lớn từ mượn.[7]

Tiếng Malta từng được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Có giả thuyết rằng nó xuất phát từ tiếng Punic cổ đại (một ngôn ngữ Semit khác) chứ không phải tiếng Ả Rập Sicilia,[14][15][16] trong khi số khác cho rằng nó là một ngôn ngữ Berber,[14] và dưới chính quyền Phát xít Vương quốc Ý, nó bị xem như một phương ngữ tiếng Ý.[17]

Ngữ âm sửa

Phụ âm sửa

Bảng âm vị phụ âm tiếng Malta[18][19]
  Môi Môi-
răng
Răng Chân răng Vòm Ngạc mềm Yết hầu Thanh hầu
Mũi   m           n              
Tắc p b     t d     k ɡ     ʔ   
Tắc xát             t͡s d͡z t͡ʃ d͡ʒ            
Xát     f v     s z ʃ ʒ     ħ  
Rung             r              
Tiếp cận             l   j   w        

Nguyên âm sửa

Tiếng Malta có 5 nguyên âm ngắn, /ɐ ɛ i ɔ ʊ/, viết là a e i o u; sáu nguyên âm dài, /ɐː ɛː iː ɪː ɔː ʊː/, viết là a e ie i o u; bảy nguyên âm đôi: /ɐɪ ɛɪ/ đều viết għi, /ɐʊ ɔʊ/ đều viết għu, và /ɛʊ ɪʊ ɔɪ/ viết là ew iw oj.[20]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Tiếng Malta tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Maltese”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Constitution of Malta, I.5.(1)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2010.
  4. ^ So who are the ‘real’ Maltese. Dạng tiếng Ả Rập hiện diện trong tiếng Malta nhiều khả năng đã xuất phát từ ngôn ngữ của những người di cư đến Malta từ Sicilia vào đầu thiên niên kỷ thứ hai; được gọi là tiếng Ả Rập Sicilia. Người Malta đa phần là hậu duệ của những người này.
  5. ^ Borg and Azzopardi-Alexander, 1997 (1997). Maltese. Routledge. tr. xiii. ISBN 0-415-02243-6. Sự thực, tiếng Malta thể hiện một vài đặc điểm chung của các dạng tiếng Ả Rập Maghreb, dù 800 năm phát triển độc lập đã tách rời nó và tiếng Ả Rập Tunisia
  6. ^ Brincat, 2005. Maltese - an unusual formula. Ban đầu tiếng Malta là một phương ngữ tiếng Ả Rập, nhưng nó đã được Latinh hóa vì người Norman xâm lược Malta năm 1090, trong khi sự Kitô giáo hóa, hoàn thành xong vào năm 1250, đã xóa bỏ sự tiếp xúc giữa phương ngữ này với tiếng Ả Rập. Sau đó, tiếng Malta tự mình phát triển, từ từ nhưng liên tục tiếp nhận từ mới từ tiếng Sicilia và tiếng Ý trong sự cần thiết của phát triển cộng đồng.
  7. ^ a b Brincat (2005).
  8. ^ BBC Education - Languages
  9. ^ Brincat, 2005. Maltese - an unusual formula. Một phân tích từ nguyên học trong 41.000 từ trong Tự điển Anh-Malta (Aquilina) đã cho thấy 32,41% có gốc tiếng Ả Rập, 52,46% có gốc Ý và Sicilia, và 6,12% đến từ tiếng Anh.
  10. ^ The Cantilena.
  11. ^ Il-Kunsill Nazzjonali tal-Ilsien Malti. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2016. Về cơ bản, tiếng Malta là một ngôn ngữ Semit, giống như tiếng Ả Rập, Aram, Hebrew, Phoenicia, và Carthaginia. Tuy nhiên, không như những ngôn ngữ Semit khác, chỉ tiếng Malta được viết bằng hệ chữ Latinh, với một vài ký tự đặc biệt thêm vào để biểu thị nhửng âm vị Semit nào đó.
  12. ^ Malta Ħanina: the lingering Maltese presence in Tunisia”. The Sunday Times. Times of Malta. ngày 11 tháng 2 năm 2007. tr. 54–55.
  13. ^ C.F. & F.M. Voegelin. 1977. Classification and Index of the World's Languages. Elsevier.
    Merritt Ruhlen. 1991. A Guide to the World's Languages, Volume 1: Classification. Stanford.
    David Dalby. 2000. The Linguasphere Register of the World's Languages and Speech Communities. Linguasphere Observatory.
    Gordon, Raymond G., Jr., ed. 2005. Ethnologue: Languages of the World. 15th ed. Summer Institute of Linguistics.
    Alan S. Kaye & Judith Rosenhouse. 1997. "Arabic Dialects and Maltese", The Semitic Languages. Ed. Robert Hetzron. Routledge. Pages 263–311.
  14. ^ a b L-Akkademja tal-Malti. “The Maltese Language Academy”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2017.
  15. ^ Vella (2004), tr. 263.
  16. ^ “Punic language”. Encyclopædia Britannica Online. Encyclopædia Britannica Inc. 2013. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2013.
  17. ^ Sheehan, Sean (ngày 12 tháng 1 năm 2017). “Malta”. Marshall Cavendish. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2017 – qua Google Books.
  18. ^ Hume (1996), tr. 165.
  19. ^ Borg (1997), tr. 248.
  20. ^ Borg & Azzopardi-Alexander (1997).