Chòm sao Tiểu Hùng 小熊, (tiếng La Tinh: Ursa Minor, có nghĩa là Con gấu nhỏ), cũng được biết tới trong Tiếng Anh là Little Bear (Gấu nhỏ) là một chòm sao của bầu trời phương bắc. Giống như chòm sao Ursa Major (hay Great Bear- Gấu lớn), những ngôi sao chính trong chòm Tiểu Hùng cũng có hình dạng của một cái gáo hoặc môi múc nước, do đó mà có tên gọi khác là Little Dipper (môi múc nước nhỏ). Nó là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại. Chòm Tiểu Hùng nổi tiếng vì nằm gần Thiên cực Bắc nhất, tuy nhiên điều này sẽ thay đổi sau vài thế kỷ nữa do sự Tiến động/Tuế sai. Chòm sao này có diện tích 256 độ vuông, nằm trên thiên cầu bắc, chiếm vị trí thứ 56 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao Tiểu Hùng nằm kề các chòm sao Thiên Long, Lộc Báo, Tiên Vương.

Tiểu Hùng
Ursa Minor
Chòm sao
Ursa Minor
Viết tắtUMi
Sở hữu cáchUrsae Minoris
Xích kinh15 h
Xích vĩ75°
Diện tích256 độ vuông (56)
Mưa sao băngUrsids
Giáp với
các chòm sao
Nhìn thấy ở vĩ độ giữa +90° và −10°.
Nhìn thấy rõ nhất lúc 21:00 (9 giờ tối) vào tháng 6.

Lịch sử và thần thoại sửa

Bí ẩn

Đặc điểm chòm sao sửa

Thiên thể nổi bật sửa

Sao sửa

Polaris (hay Alpha Ursae Minoris) sao sáng nhất của chòm, là một sao siêu khổng lồ (siêu kềnh) màu trắng vàng, và là sao thay đổi độ sáng Cepheid sáng nhất trên bầu trời, với độ sáng biểu kiến dao động trong khoảng 197- 2.00 trong một chu kỳ 3.97 ngày. Ngôi sao này hiện đang ở rất gần Thiên cực Bắc nên được coi là sao Bắc Cực. Sao này cách Trái Đất 432 năm ánh sáng.

Beta Ursae Minoris, thường được gọi là Kochab, sáng yếu hơn Polaris một chút ở độ sáng 2.08, cách Trái Đất 131 năm ánh sáng và là một sao khổng lồ cam.

Các thiên thể sâu trong vũ trụ sửa

Chòm Tiểu Hùng có khá ít các Thiên thể sâu trong vũ trụ (Deep-sky object).

Ursa Minor Dwarf, một thiên hà lùn phỏng cầu được khám phá bởi  Albert George Wilson năm 1955, trung tâm của nó cách Trái Đất 225 000 năm ánh sáng

NGC 6217 là một thiên hà xoắn ốc bị chắn (barred spiral galaxy), cách Trái Đất 67 triệu năm ánh sáng, chỉ quan sát được qua kính thiên văn 10 cm (4 in).hoặc lớn hơn.

Tham khảo sửa

  • ESA (1997). “The Hipparcos and Tycho Catalogues”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
  • Kostjuk, N. D. (2002). “HD-DM-GC-HR-HIP-Bayer-Flamsteed Cross Index”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.
  • Roman, N. G. (1987). “Identification of a Constellation from a Position”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2006.

Liên kết ngoài sửa

  Tư liệu liên quan tới Ursa Minor tại Wikimedia Commons