Trúc đốm đề cập đến một số loại trúc có thân với các vết lốm đốm sẫm màu, đôi khi được coi là trong phạm vi chi Phyllostachys và các dạng của Phyllostachys bambusoides (cương trúc, quế trúc, trúc cứng, trúc cần câu), còn được gọi là trúc giọt nước mắt.[1] Phyllostachys bambusoides forma. lacrima-deae là dạng gặp nhiều nhất trong tự nhiên.

Trúc đốm
Trúc đốm (Phyllostachys bambusoides f. lacrima-deae Keng & Wen),
Trúc đốm
Phồn thể: 斑竹
Giản thể: 斑竹
Phiên âm Hán-Việt: ban trúc
LoàiPhyllostachys bambusoides f. lacrima-deae
Nguồn gốcTrung Quốc

Phân bố sửa

Phyllostachys bambusoides forma. lacrima-deae, là bản địa khu vực Hồ Nam, Hà Nam, Giang Tây, Chiết Giang, và đặc biệt là khu vực núi Cửu Nghi ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Công dụng sửa

Thân cây trúc được đánh giá cao và có hiệu quả kinh tế để chế tạo ra tay cầm của bút lông Trung Quốc, được sử dụng trong thư pháp và hội họa.

Ví dụ về các bút lông từ thế kỷ VIII (tương ứng với thời nhà Đường ở Trung Quốc) được lưu giữ trong Shōsōin (Chính Thương viện) ở Nhật Bản. Trên thực tế, giá trị uy tín của loại trúc này rõ ràng là rất cao vào thời điểm đó tới mức trong số các vật báu của Shōsōin có những đồ vật được bảo quản làm từ một vài loại giả trúc đốm.[2]

Nguồn gốc truyền thuyết sửa

Truyền thuyết kể rằng khi vua Thuấn đột ngột qua đời trong chuyến đi tới Thương Ngô, các giọt nước mắt của hai phi tần của ông (các nữ thần sông Tương là Nga Hoàng (娥皇) và Nữ Anh (女英)) rơi xuống bụi trúc xung quanh đó và nhuộm màu vĩnh viễn lên thân trúc.[3] Trúc đốm được biết đến như là một loại cây trang trí. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là Tương phi trúc (phồn thể: 湘妃竹, giản thể: 湘妃竹, bính âm: Xiāngfēi zhú) bắt nguồn từ truyền thuyết này. Tương (湘) dùng để chỉ sông Tương, nơi câu chuyện được cho là đã diễn ra, phi (妃) có nghĩa là "thê thiếp", "phi tần" và trúc (竹) có nghĩa là "cây trúc", "cây tre", do đó nó có nghĩa là "cây trúc của các phi tần bên sông Tương".

Thuật ngữ "trúc đốm" cũng được sử dụng để mô tả "người điều phối bàn thảo luận trực tuyến" ở Trung Quốc đại lục, bởi vì khi từ dành cho người điều phối (版主 = bǎn zhǔ = bản chủ) được nhập bằng bàn phím bính âm, từ "trúc đốm" (斑竹 = bān zhú = ban trúc) xuất hiện như là tùy chọn đầu tiên, vì chúng nghe rất giống nhau. Vì thế, trúc đốm dần trở thành một cách gọi khác của người điều phối.

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Cherrett, 16
  2. ^ Schafer, 134
  3. ^ Murck (2000), tr. 9.

Tham khảo sửa

  • Cherrett, Pauline (2003). The Practical Art of Chinese Brush Painting. (Leicester: Silverdale Books). ISBN 1-85605-740-2
  • Murck, Alfreda (2000). Poetry and Painting in Song China: The Subtle Art of Dissent. Harvard Univ Asia Center. ISBN 978-0-674-00782-6.
  • Schafer, Edward H. The Golden Peaches of Samarkand. Berkeley: University of California Press, 1985. ISBN 978-0-520-05462-2.