Trận Monastir[7] hay Trận Bitola[8] diễn ra ở gần thị trấn Bitola, xứ Macedonia[9] (thời đó được gọi là Monastir) trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất, kéo dài từ ngày 16 cho đến ngày 19 tháng 11 năm 1912. Tập đoàn quân Vardar của Đế quốc Ottoman đã triệt thoái sau khi thua trận Kumanovo và tập kết xung quanh Bitola. Tập đoàn quân số 1 của Serbia trên đường hành binh về Bitola đã sa vào làn đạn khốc liệt của Pháo binh Ottoman và phải chờ Pháo binh Serbia đến tiếp ứng. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1912, sau khi lực lượng Pháo binh Serbia làm câm tịt các hỏa điểm của quân Ottoman, quân cánh trái của Serbia đánh tan Tập đoàn quân Vardar. Quân Serbia sau đó tiến thẳng vào Bitola trong ngày 19 tháng 11 năm 1912. Với cuộc chinh phạt Bitola, người Serbia làm chủ miền Tây Nam vùng Macedonia, trong đó có cả thị trấn Ohrid mang nặng ý nghĩa biểu tượng.[10] Cùng lúc ấy, người Ottoman gặp phải hiểm nguy từ quân Hy Lạp.[3]

Trận Monastir
Một phần của cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất
Thời gian16 - 19 tháng 11 năm 1912
Địa điểm
Quận Monastir, Tỉnh Monastir, Đế quốc Ottoman
(ngày nay: Gần Bitola, Bắc Macedonia)
41°01′58″B 21°20′25″Đ / 41,032799°B 21,34029°Đ / 41.032799; 21.34029
Kết quả Thắng lợi quyết định của quân Serbia,[1][2] quân Ottoman bị thiệt hại nặng nề [3]
Tham chiến
 Serbia Đế quốc Ottoman Đế quốc Ottoman
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Serbia Đại tướng Petar Bojović Đế quốc Ottoman Zeki Pasha
Đế quốc Ottoman Fethi Pasha
Đế quốc Ottoman Djavid Pasha
Đế quốc Ottoman Kara Said Pasha
Lực lượng
108.544 quân [4] 38.350 quân [5]
Thương vong và tổn thất
539 quân tử trận
2121 quân bị thương [6]
1.000 quân tử trận
2.000 quân bị thương [6]
Trận Monastir (1912) trên bản đồ Bắc Macedonia
Trận Monastir (1912)
Vị trí trong Bắc Macedonia.
Nghĩa trang liệt sĩ Serbia tại Bitola.

Chiến thắng nhanh gọn và quyết định của Serbia tại Monastir[2] đã gây cho Bộ Tư lệnh quân Ottoman vô cùng hoảng hốt. Với thiệt hại nặng nề Sĩ khí quân đội Ottoman sa sút do thảm kịch này.[3]

Ý nghĩa lịch sử sửa

Tàn binh Ottoman phải tháo chạy về pháo đài Yannina. Quân Hy Lạp vây hãm pháo đài này cho đến tháng 3 năm 1913 thì người Ottoman phải đầu hàng.[3]

Khi ấy, quân Ottoman còn phải đối mặt với cuộc nam chinh của quân Hy Lạp. Không lâu sau thảm bại này, đồn binh Ottoman tại Salonika đầu hàng quân Hy Lạp[3]. Họ không còn hy vọng kháng cự ở Macedonia nữa,[8] và sự thống trị của Đế quốc Ottoman tại đây xuyên suốt năm thế kỷ giờ đây đã qua đi. Tập đoàn quân số 1 của Serbia sẽ tiếp tục tham chiến trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất. Tại thời điểm ấy, một số người Serbia mong muốn Tập đoàn quân thứ nhất tiếp tục tiến quân xuống thung lũng Vardar tới Thessaloniki. Tuy nhiên, Nguyên soái Serbia là Radomir Putnik. Nếu như người Serbia hiện diện trên vùng biển Adriatic, rất có thể họ sẽ lâm chiến với Đế quốc Áo-Hung. Thêm nữa, với quân Bulgaria và quân Hy Lạp vốn dĩ đã tiến tới Thessaloniki, sự hiện diện của Lục quân Serbia trên đó có thể chỉ làm rối bời tình hình vốn đã phức tạp.[10]

Tài liệu tham khảo sửa

  1. ^ Macedonia: warlords and rebels in the Balkans - Page 29 by John Phillips
  2. ^ a b Marcia Kurapovna, Shadows on the Mountain: The Allies, the Resistance, and the Rivalries that Doomed WWII Yugoslavia, trang 25
  3. ^ a b c d e Alan Axelrod, Little-Known Wars of Great and Lasting Impact: The Turning Points in Our History We Should Know More About, trang 213
  4. ^ Hall, Richard C., The Balkan Wars, 1912-1913, (Routledge, 2000), 51.
  5. ^ Hall, 51.
  6. ^ a b Hall, 52.
  7. ^ Dupuy, R. Ernest, and Trevor N. Dupuy, The Harper Encyclopedia of Military History, 4th Ed.,(HarperCollins Publishers, 1993), 1016.
  8. ^ a b Philip Jowett, Armies of the Balkan Wars 1912-13: The priming charge for the Great War
  9. ^ Hall, 50-51.
  10. ^ a b Hall, 45-68.