Trận Podhajce (6-16 tháng 10 năm 1667) diễn ra ở thị trấn Podhajce của Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva (nay là Pidhaitsi, miền Tây Ukraina), và khu vực xung quanh nó như một phần của cuộc Chiến tranh Ba Lan-Cossack-TartarĐại chiến Thổ Nhĩ Kỳ. Trong trận này, 9 nghìn quân Ba Lan-Litva dưới quyền Jan Sobieski đã đánh bại 35 nghìn quân Tatar và Cossack dưới quyền Petro DoroshenkoAdil Giray. Với chiến thắng này, Jan được công nhận là vị tướng giỏi nhất của Ba Lan,[2] và được phong làm Tổng tư lệnh Quân đội Ba Lan. Tuy nhiên, đây không phải là một thắng lợi quyết định.[1][3]

Trận Podhajce (1667)
Một phần của Chiến tranh Ba Lan-Cossack–Tatar (1666–1671)
Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ

Kỵ binh Ba Lan-Litva tấn công quân Tatar và Cossack.
Thời gian6-16 tháng 10 năm 1667
Địa điểm49°16′10″B 25°8′10″Đ / 49,26944°B 25,13611°Đ / 49.26944; 25.13611
Kết quả Quân Ba Lan-Litva chiến thắng [1]
Tham chiến
Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva Hãn quốc Krym
Người Cossack Zaporozhia
Chỉ huy và lãnh đạo
Jan Sobieski Petro Doroshenko
Adil Giray
Lực lượng
3.000 lính
6.000 dân làng có vũ trang
18 súng các loại
16-20.000 quân Tartar
15.000 quân Cossack
3.000 lính Janissary
12 súng

Bối cảnh lịch sử sửa

Ngày 31 tháng 1 năm 1667, Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva ký kết Hiệp ước Andrusovo với nước Nga Sa hoàng. Theo đó Nga làm chủ vùng Ukraina tả ngạn sông Dnieper, trong khi Ba Lan-Litva giữ được quyền kiểm soát Ukraina hữu ngạn sông Dnieper - vùng này sẽ được quân đội Ba Lan-Litva và Nga phòng vệ.[4] Chiến tranh kết thúc, Ba Lan-Litva đã có thời gian tăng cường quân lực. Đúng lúc đó, Petro Doroshenko, Hetman của Ukrain hữu ngạn sông Dnieper, để thiết lập nền thống trị của mình ở Ukraina tả ngạn sông Dnieper, đã ký một hiệp ước với Sultan Mehmed IV, theo đó Nhà nước Viys’kо Zaporoz’kе của người Cossack được công nhận là chư hầu của Đế quốc Ottoman.

Để gia tăng thế lực quân sự của mình Doroshenko đã liên minh với Adil Giray, Hãn vương của Hãn quốc Krym.[5]

Chú thích sửa

  1. ^ a b William Young (2004). International Politics and Warfare in the Age of Louis XIV and Peter the Great: A Guide to the Historical Literature. iUniverse. tr. 428. ISBN 0-595-32992-6.
  2. ^ Mark Grossman, World Military Leaders, trang 173
  3. ^ Simon Millar, Peter Dennis, Vienna 1683: Christian Europe Repels the Ottomans, trang 17
  4. ^ Kataryna Wolczuk (2001). The moulding of Ukraine: the constitutional politics of state formation. Central European University Press. tr. 32. ISBN 963-9241-25-3.
  5. ^ Myroslav Shkandrij (2001). Russia and Ukraine: literature and the discourse of empire from Napoleonic to postcolonial times. McGill-Queen's Press. tr. 199. ISBN 0-7735-2234-4.