Trận Ueno
上野戦争
Một phần của Chiến tranh Boshin

Trận Ueno

Cuộc tấn công vào chùa Kan'eiji, ở đây được coi là "Cuộc tấn công Honnōji" (本能寺) (Bản Năng tự) trong trận Ueno. Binh lính Shogitai (彰義隊) (Chương Nghĩa Đội) ở bên trái, trong quần áo samurai, quân triều đình với đồng phục hiện đại ở bên phải ("Xích hùng" (赤熊, Shaguma) bộ tóc giả thể hiện là lính từ Tosa).
Thời gian4 tháng 7 năm 1868
Địa điểm
Ueno, Tokyo
Kết quả Chiến thắng quyết định của Hoàng gia
Tham chiến
Satsuma, Chōshū, Tosa, Saga, Jinshotai Quân đội Bakufu trước đây, Shōgitai
Chỉ huy và lãnh đạo
Tổng tư lệnh: Emperor Meiji
Quân đội: Ōmura Masujirō
Satsuma: Saigō Takamori, Tosa: Itagaki Taisuke
Shibusawa Seiichirō
Amano Hachirō
Lực lượng
dưới 2.000 2.000 chiến binh
Thương vong và tổn thất
Nặng trong quân đội Satsuma 300

Trận Ueno (tiếng Nhật:上野戦争) (Trận Thượng Dã) là một trận đánh trong Chiến tranh Boshin, diễn ra ngày 4 tháng 7 năm 1868 (15 tháng 5 âm lịch), giữa binh lính Shōgitai do Shibusawa Seiichirō chỉ huy và Amano Hachirō. Mặc dù Shōgitai phần lớn là các cựu thần của nhà Tokugawa và người sống ở các tỉnh xung quanh, một vài phiên cũng ủng hộ Shōgitai, ví dụ như Takada han (tỉnh Echigo, 150.000 koku), Obama han (tỉnh Wakasa, 103.000 koku), Takasaki han (tỉnh Kōzuke, 52.000 koku), và Yūki han (tỉnh Shimosa, 18.000 koku).[1] Đối mặt với họ là lực lượng liên hợp của các phiên Chōshū, Omura, Sadowara, Hizen, Chikugo, Owari, Bizen, Tsu, Inaba, và Higo, dưới quyền chỉ huy của vị tướng Chōshu Omura Masujiro.[2] Shibusawa và Amano ban đầu có 2.000 quân Shogitai đóng tại Ueno để bảo vệ Tokugawa Yoshinobu, người vào lúc dó, tự giam mình tại chùa Kan'eiji, cùng với Hoàng tử Rinnōji no Miya Yoshihisa, trụ trì ngôi chùa.[3] Khi trận đánh bắt đầu, Rinnōji no Miya bỏ trốn, chạy đến tàu chiến Chogei-maru của Enomoto Takeaki và đi về phía Bắc, trên bờ biển Thái Bình Dương.[4] Shōgitai chiếm lĩnh các vị trí xung quanh Kan'ei-ji (寛永寺; một ngôi chùa quan trọng của gia đình Tokugawa) và gần đền Nezu (根津神社) (Căn Tân thần xã).[5] Trong khi họ dựng lên các vật cản cứng, quân Tosa sử dụng đại bác Armstrong và súng Snyder để phá hủy chúng, do đó kết liễu trung tâm kháng cự cuối cùng ở Edo.

Harada Sanosuke của Shinsengumi được cho là đã tham gia Shōgitai, và chết ít lâu sau trận đánh.[6]

Chú thích sửa

  1. ^ Mori Mayumi. Shōgitai Ibun. Tōkyō: Shinkōsha, 2004, p. 123.
  2. ^ Ibid, p. 170.
  3. ^ Gekidosuru Aizu Boshin Hen. Vol. 5 of Aizuwakamatsu Shi. Tōkyō: Kokushō-kankōkai, 1981, p. 138
  4. ^ Ibid.
  5. ^ Yamakawa Kenjirō. Aizu Boshin Senshi Tōkyō: Tōkyō Daigaku Shuppankai, 1931, p. 196.
  6. ^ Kikuchi Akira. Shinsengumi Hyakuichi no Nazo. Tokyo: Shin Jinbutsu Oraisha, 2000, p. 228-9.

Đọc thêm sửa

  • Kikuchi Akira. Shinsengumi Hyakuichi no Nazo. Tōkyō: Shin Jinbutsu Ōraisha, 2000.
  • Mori Mayumi. Shōgitai Ibun. Tōkyō: Shinkōsha, 2004.
  • Steele, M. William. Against the Restoration. Katsu Kaishu's Attempt to Reinstate the Tokugawa Family. Monumenta Nipponica, Vol. 36, No. 3. (Autumn, 1981), pp. 299–316.
  • Steele, M. William. Edo in 1868: The View from Below. Monumenta Nipponica, Vol. 45, No. 2. (Summer, 1990), pp. 127–155.
  • Takano Kiyoshi. Tokugawa Yoshinobu: Gendai Nihon no Enshutsusha. Tōkyō: Nihon Hōsō Shuppan Kyōkai, 1997.
  • Yamakawa Kenjiro. Aizu Boshin Senshi. Tokyo: Tokyo Daigaku Shuppankai, 1931.
 
Devastation of Ueno after the battle. 1868 photograph.