Trận Ypres lần thứ hai

Trận Ypres lần thứ hai là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất[15], diễn ra từ ngày 22 tháng 4 cho đến ngày 25 tháng 5 năm 1915.[16] Là chiến dịch tấn công đầu tiên và duy nhất của quân đội Đế quốc Đức trên Mặt trận phía Tây vào năm 1915, đây cũng là cuộc giao chiến lớn đầu tiên của Canada, đã tạo nên danh tiếng cho quân đội Canada bất chấp thiệt hại không nhỏ của họ.[4][5][17] Trong chiến dịch tấn công này, quân đội Đức đã giành chiến thắng trước quân đội Đế quốc Anh, PhápBỉ,[2] gây thiệt hại nặng nề cho liên quân.[4] Mặc dù Lực lượng Viễn chinh Anh đã vẫn làm chủ thị trấn Ypres, thị trấn này không còn giá trị gì về quân sự.[18] Đây cũng là lần đầu tiên mà khí độc được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh,[2] và chênh lệch về thiệt hại giữa hai phe thể hiện thành công của quân Đức trong việc sử dụng khí độc trong trận đánh này. Việc sử dụng khí độc của quân Đức tại Ypres cũng định hướng cho giai đoạn sau của cuộc chiến tranh.[19][20][21]

Trận Ypres lần thứ hai
Một phần của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Thời gian22 tháng 425 tháng 5 năm 1915[1]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Đức giành chiến thắng,[2][3] quân đội phe Hiệp Ước bị thiệt hại nặng nề.[4]
Tham chiến

Pháp[2]

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Liên hiệp Anh

Bỉ Bỉ[2]
Đế quốc Đức Đế quốc Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Horace Smith-Dorrien[7]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Herbert Plumer [4]
Canada Arthur Currie[8]
Henri Gabriel Putz[9]
Bỉ A.-L.-T. de Ceuninck[10]
Bỉ Theophile Figeys[11]
Đế quốc Đức Erich von Falkenhayn[2]
Đế quốc Đức Albrecht xứ Württemberg[12]
Lực lượng
Khoảng 100.000 quân [2] Khoảng 100.000 quân [2]
Thương vong và tổn thất
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 59.275[13] – 60.000 quân thương vong[2]
Pháp 10.000 quân thương vong[2]
34.933[14] – 35.000 quân thương vong [2]

Người Đức đã phát động chiến dịch này với hai mục tiêu: thứ nhất là để tránh tạo sự chú ý đến chuyển động của quân đội Đức sang Mặt trận phía Tây để chuẩn bị chiến dịch mà dẫn tới chiến thắng của họ tại Gorlice-Tarnów, thứ hai là để đánh giá tác động của khí độc lên Mặt trận phía Tây. Trước đó, quân Đức đã dùng đến hơi độc trong trận Bolimov (1915) trên Mặt trận phía Đông nhưng tại đây hơi độc đã bị đóng băng do thời tiết lạnh. Chiến tuyến Ypres được các lực lượng Pháp, Canada và Anh phòng ngự. Quân Pháp chiếm giữ phần phía Bắc của chiến tuyến, với 2 sư đoàn gồm thâu lính Zouave, bộ binh nhẹ mang súng trường người châu Phi và người Algeria bản xứ. Về bên phải quân Pháp là sư đoàn Canada, và về bên phải quân Canada là 3 sư đoàn quân chính quy Anh.[4] Vào ngày 22 tháng 4 năm 1915, sau một cuộc pháo kích ngắn ngủi[19], sau đó họ thả khí độc về phía quân Pháp tại Gravenstafel.[13] Khí độc clo đã gây thiệt hại nặng nề cho quân Pháp[2], khiến cho chiến tuyến của họ bị tan vỡ. Hơi độc đã tạo nên một lỗ hổng rất lớn trong chiến tuyến của quân đội phe Hiệp Ước về hướng Bắc Ypres,[4][5] gây hiểm họa cho quân đội Anh và quân Canada.[22] Tuy nhiên, do không có quân trừ bị và bất ngờ trước thành công của mình, quân đội Đức đã không chiếm giữ toàn bộ thế thượng phong.[17][19] Nhờ đó, tướng Horace Smith-Dorrien đã kịp thời đưa các lực lượng Canada vào lỗ hổng.[4] Quân Canada đã giữ được trận tuyến, mặc dù cho đến cuối ngày quân Đức đã gây tổn thất rất lớn cho địch thủ.[2] Ngày hôm sau, quân Canada tấn công quân Đức nhưng bị đánh thiệt hại nặng, song các cuộc tấn công của quân Canada đã đem lại thời gian cho lực lượng đồng minh bảo vệ sườn của mình.[22]

Khối Hiệp Ước không có biện pháp thích ứng để chống lại hơi độc của đối phương. Tuy nhiên, clo tan được trong nước, do đó một biện pháp phòng chống hơi độc nhất thời cho lính Hiệp Uớc là mặc quần áo nhúng nước. Cách này đã khiến cho quân Canada đánh lui được cuộc tấn công bằng hơi độc của quân Đức vào ngày 24 tháng 4 năm 1915.[4] Đối diện với hiểm họa từ khí độc, vào ngày 27 tháng 4 năm 1915 Smith-Dorrien đã quyết định triệt thoái vài dặm về cao điểm Ypres. Trước khi ông có thể thực hiện được quyết định này, tướng Herbert Plumer đã thế chức ông. Đến Ypres, Plumer đã có những kết luận tương tự như Smith-Dorrien và tiến hành rút lui vào ngày 1 tháng 5 năm ấy.[4] Vào ngày 2 tháng 5 năm 1915, quân Đức một lần nữa phát động tiến công nhưng đã bị quân Anh đẩy lùi. Vào ngày 8 tháng 5 năm ấy, quân Đức giành được một thắng lợi nhỏ.Trong các ngày 2425 tháng 5, sau khi thả hơi độc trên một mặt trận dài 4.5 dặm Anh, quân Đức lại tấn công và dù ban đầu thất bại nhưng cuối cùng họ đã buộc quân Anh phải rút lui.[2][14] Mặc dù quân đội Đức đã không chọc thủng được phòng tuyến của quân đồng minh, thắng lợi trong trận Ypres lần thứ hai đã mang lại cho họ phần lớn vùng đất cao trong khu vực và thu nhỏ "chỗ lồi Ypres".[13][23] Song, một hậu quả của chiến thắng Ypres là thái độ phản cảm của quốc tế đối với hơi độc của Đức.[2]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ The Second Battle of Ypres, 1915
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Spencer Tucker, Battles That Changed History, các trang 428-430.
  3. ^ Spencer Tucker, World War I: A - D., Tập 1, các trang 1279-1282.
  4. ^ a b c d e f g h i Second battle of Ypres, 22 April-ngày 25 tháng 5 năm 1915
  5. ^ a b c Second Ypres
  6. ^ “Order of battle”. Ypressalient.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2011.
  7. ^ Tướng Ngài Horace Lockwood Smith-Dorrien là người chỉ huy Quân đoàn II của Lực lượng Viễn chinh Anh khi trận đánh mở màn. Trung tướng Herbert Charles Onslow Plumer đã chính thức thế chức ông vào ngày 6 tháng 5 năm 1915.[1]
  8. ^ Dancocks, Daniel G. (1988). Welcome to Flanders Fields. Toronto: McLelland and Stewart. tr. 245. ISBN 0-7710-2545-9.
  9. ^ Tướng Putz là người chỉ huy Phân đội Binh đoàn Bỉ (Détachement d'Armée de Belgique - nguyên là Tập đoàn quân số 8 của Bỉ).[2]
  10. ^ Thiếu tướng Armand-Léopold-Théodore de Ceuninck là người chỉ huy Sư đoàn số 6 của Bỉ. [3] Lưu trữ 2008-09-20 tại Wayback Machine [4]
  11. ^ Thiếu tướng Theophile Figeys là người chỉ huy Sư đoàn số 8 của Bỉ. [5] Lưu trữ 2008-09-20 tại Wayback Machine [6]
  12. ^ Thượng tướng Albrecht Maria Alexander Philipp Joseph xứ Württemberg là người chỉ huy Tập đoàn quân số 4 của Đức.[7]
  13. ^ a b c “World War I: Second Battle of Ypres”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.
  14. ^ a b Overview of the Second Battle of Ypres
  15. ^ Spencer C. Tucker, A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East, các trang 1596-1598.
  16. ^ Nigel Thomas, The German Army in World War I (1): 1914-15, trang 12
  17. ^ a b Second Battle of Ypres begins
  18. ^ John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History, trang 149
  19. ^ a b c Battles - The Second Battle of Ypres, 1915
  20. ^ Cindy C. Combs, Martin Slann, Encyclopedia of Terrorism, Revised Edition, trang 56
  21. ^ William R. Griffiths, The Great War, các trang 66-67.
  22. ^ a b “Ypres 1915”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.
  23. ^ John Mosier, The Myth of the Great War: A New Military History, trang 4

Đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa