Trận Zenta hay Trận Senta, diễn ra vào ngày 11 tháng 9 năm 1697 về phía nam Zenta (tiếng Serbia: Senta; khi ấy là đất thuộc Đế quốc Ottoman; ngày nay ở Serbia), ở bờ đông sông Tisa, là một trận đánh quan trọng trong cuộc Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ (16831699) và là một trong những thất bại quyết định nhất trong lịch sử Ottoman. Bằng một đợt tập kích quyết liệt, các lực lượng Đế quốc Habsburg dưới sự chỉ huy của Vương công Eugène de Savoie-Carignan đã đập tan quân đội Ottoman vốn đang trong tiến trình vượt sông. Chỉ với cái giá khoảng 2.000 quân tử trận và bị thương, quân đội Habsburg đã gây cho quân Ottoman 30.000 thương vong, buộc Sultan Mustafa II cùng số quân còn lại của Ottoman phải rút chạy và kho báu của quân Ottoman cũng bị thu giữ. Như một hậu quả trực tiếp của trận đánh, Đế quốc Ottoman mất quyền kiểm soát Bosnia, và sau cùng, chiến thắng của quân Habsburg tại Zenta là bước quyết định cuối cùng để buộc Đế quốc Ottoman phải ký kết Hòa ước Karlowitz (1699), chấm dứt sự thống trị của Ottoman trên những phần đất rộng lớn ở Trung Âu.

Trận Zenta
(Trận Senta)
Một phần của Đại chiến Thổ Nhĩ KỳCác cuộc chiến tranh Ottoman-Habsburg

Franz Eisenhut: Trận chiến Zenta
Thời gian11 tháng 9 năm 1697
Địa điểm
Kết quả Thắng lợi quyết định của Liên minh Thần thánh [1]
Tham chiến

Liên minh Thần thánh và các lực lượng của:
Đế quốc La Mã Thần thánh

Vương quốc Hungary[2][3]
Đế quốc Ottoman
Quân kháng chiến Kuruc của Hungary
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương công Eugène de Savoie-Carignan Sultan Mustafa II
Elmas Mehmed Pasha 
Lực lượng
34.000 bộ binh
16.000 kỵ binh
60 hỏa pháo
80.000–100.000 quân[4]
90+ hỏa pháo
Thương vong và tổn thất
429 quân tử trận
1.583–1.598 bị thương [5][6]
30.000 quân chết (10.000–12.000 chết đuối), 6.000 bị thương và bị bắt[6][7]
87 hỏa pháo bị thu giữ

Mặc dù đây là thắng lợi trước một đội quân được tổ chức và huấn luyện lạc hậu, trận Zenta đã được khiến cho tên tuổi của Eugène được ca ngợi trên khắp châu Âu.[8]

Bối cảnh lịch sử sửa

Sau khi đế đô của nhà Habsburg được giải nguy trong trận Viên vào năm 1683, nước Áo giành thắng lợi lớn trong Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ và vào năm 1688 Beograd cùng với phần lớn bồn địa Pannonia đã bị quân đội Habsburg chiếm giữ. Nhưng do chiến tranh với Pháp đòi hỏi Áo phải chuyển bớt quân, và vị Tể tướng mới của Ottoman chấn chỉnh tình hình quân đội, người Áo đã mất thế thượng phong của mình. Quân Ottoman tái chiếm Beograd vào năm 1690 và chiến dịch năm sau diễn ra tương đối bế tắc.

Quân đội Áo sẽ được đặt dưới quyền Vương công Eugène de Savoie-Carignan trong lần đầu tiên mà ông giữ một chức chỉ huy độc lập; đây sẽ là chiến dịch đầu tiên trong hàng loạt chiến dịch ngoạn mục của vị vương công.

Trận đánh sửa

Những vận động ban đầu sửa

Vương công Eugène được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh tại bồn địa Pannonia mới được chinh phạt vào ngày 5 tháng 7 năm 1697. Đội quân của ông gồm tổng cộng là 7 vạn người, trong đó chỉ có 35.000 người sẵn sàng tham gia chiến trận. Do ngân quỹ chiến tranh đã trống rỗng, Eugène buộc phải mượn tiền để trả lương cho binh lính và xây dựng hệ thống quân y.

Quân đội Habsburg bao gồm các lực lượng bộ binhkỵ binh Đức, Áo và Hungary (xấp xỉ 7.000 binh sĩ).[9] Nhờ vào Sứ quân Paul Eszterházy, Vương quốc Hungary dưới sự trị vì của nhà Habsburg đã cống hiến cho Áo 2 vạn binh sĩ trong các cuộc chiến tranh Ottoman-Habsburg.[10] Kỵ binh nhẹ và dân quân được tuyển mộ người Serbia cũng tham gia lực lượng liên quân.[11][12]

Được tin Sultan và quân đội của mình đã đến Beograd, Eugène quyết định tập trung toàn bộ các lực lượng sẵn có của ông tại Hạ HungaryTransilvania và bắt đầu kéo quân đến Petrovaradin. Sau khi tập trung binh lực, Eugène đã nắm trong tay mình từ 5 vạn đến 55.000 quân của Đế quốc La Mã Thần thánh để đối mặt với người Ottoman. Vào ngày 18 tháng 7, tại làng Kolut, Eugène đã tiến hành một cuộc thao duyệt các lực lượng của ông. Sau đó, ông dẫn quân tới Petrovaradin theo đường Sombor.[13] Vào tháng 8, Eugène khiêu chiến ở vùng lân cận pháo đài Petrovaradin nhưng quân Ottoman, vốn đang thử phát độg một cuộc vây hãm, từ chối giao tranh với đối phương. Vào tháng 9, quân Ottoman tiến về phía bắc với ý đồ đánh chiếm pháo đài Szeged và quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh theo sau họ.

Một số lính kỵ binh Kuruc người Hungary đã tham gia quân đội Ottoman dưới quyền Imre Thököly, mặc dù vậy phần lớn họ chiến đấu bên cạnh người Áo. Thököly đã được giao nhiệm vụ chỉ huy kỵ binh Ottoman trong trận đánh.[14]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ John Philip Spielman, Leopold I of Austria, trang 167
  2. ^ Liptai Ervin: Magyarország hadtörténete (Military history of Hungary), Zrínyi Katonai Kiadó (Zrínyi Military Publisher), Budapest 1985. ISBN 963-326-337-9[cần số trang]
  3. ^ Magyarország története 1526-1686 (History of Hungary 1526–1686) 2. tome, Authors: Zsigmond Pach and Ágnes Várkonyi, Akadémia Kiadó (Akadémia Publisher), Budapest 1985. ISBN 963-05-0929-6[cần số trang]
  4. ^ Suraiya Faroqhi: The Cambridge History of Turkey: The Later Ottoman Empire, 1603-1839, Cambridge University Press, 2006 [1]
  5. ^ K. K. Kriegsarchiv (Hrsg.): Feldzüge des Prinzen Eugen von Savoyen. Verlag des K. K. Generalstabes, Wien 1876, Band 2, page 156.
  6. ^ a b Alexander Chalmers (biên tập), The General Biographical Dictionary: Containing an Historical and Critical Account of the Lives and Writings of the Most Eminent Persons in Every Nation: Particulary the British and Irish; from the Earliest Accounts to the Present Time, Tập 13, trang 153
  7. ^ Spencer C. Tucker: A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East, ABC-CLIO, 2010 [2]
  8. ^ Sydney Smith, Lord Francis Jeffrey Jeffrey, Macvey Napier, William Empson, Sir George Cornewall Lewis, Arthur Ralph Douglas Elliot (Hon.), Henry Reeve, Harold Cox, The Edinburgh Review: Or Critical Journal, Tập 116, trang 510
  9. ^ Military history of Hungary[cần số trang]
  10. ^ Csorba Csaba - Estók János - Salamon Konrád: Magyarország Képes Története (History of Hungary in Pictures), Magyar Könyvklub (Hungarian Book-Club), Budapest 1999. ISBN 963-548-961-7[cần số trang]
  11. ^ "Military history of Hungary"[cần số trang]
  12. ^ Magyarország története 1526-1686 (History of Hungary 1526–1686) 2. tome, Authors: Zsigmond Pach and Ágnes Várkonyi, Akadémia Kiadó (Akadémia Publisher), Budapest 1985. ISBN 963-05-0929-6[cần số trang]
  13. ^ (tiếng Croatia) Zvonik br.177/2009 Stjepan Beretić: Povijesni kutak - Slankamen i Senta, Accessed Nov 19, 2009
    "Po oslobođenju od Turaka Hrvati i Srbi su u Somboru... osnovali vojne jedinice... I u Senćanskoj bitci su sudjelovale somborske jedinice.
  14. ^ Markó László: A Magyar Állam Főméltóságai (The Great Honours of Hungary), Magyar Könyvklub (Hungarian Book-Club), Budapest 2000. ISBN 963-547-085-1[cần số trang]

Đọc thêm sửa

  • The Enemy at the Gate: Habsburgs, Ottomans and the Battle for Europe, Basic Books, 2009. ISBN 0786744545.
  • Vít Vlnas: Princ Evžen Savojský. Život a sláva barokního válečníka, Ladislav Horáček - Paseka a Národní galerie v Praze 2001, ISBN 80-7185-380-1, str. 112-115
  • Liptai Ervin: Magyarország hadtörténete (Military history of Hungary), Zrínyi Katonai Kiadó (Zrínyi Military Publisher), Budapest 1985. ISBN 963-326-337-9
  • Magyarország története 1526-1686 (History of Hungary 1526–1686) 2. tome, Authors: Zsigmond Pach and Ágnes Várkonyi, Akadémia Kiadó (Akadémia Publisher), Budapest 1985. ISBN 963-05-0929-6
  • Markó László: A Magyar Állam Főméltóságai (The Great Honours of Hungary), Magyar Könyvklub (Hungarian Book-Club), Budapest 2000. ISBN 963-547-085-1
  • Csorba Csaba - Estók János - Salamon Konrád: Magyarország Képes Története (History of Hungary in Pictures), Magyar Könyvklub (Hungarian Book-Club), Budapest 1999. ISBN 963-548-961-7

Liên kết ngoài sửa