Truật Xích

Con cả của Thành Cát Tư Hãn

Truật Xích (tiếng Mông Cổ: Зүчи, Züchi; Jöchi, Juchi hay Jochi, tiếng Trung: 朮赤, còn gọi là Chuyết Xích (拙赤) hay Ước Trực (约直), khoảng 1178 hay 1180 – 1227), là con trai trưởng của đại hãn Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn trong số 4 người con trai với vợ cả Bột Nhi Thiếp (Börte). Là một chiến binh hoàn hảo, ông tham gia vào công cuộc chinh phục Trung Á của cha mình, cùng những người anh em và chú bác. Mặc dù Thành Cát Tư Hãn chọn em trai của Truật Xích là Oa Khoát Đài (Ögedei) chứ không phải ông làm người kế vị, nhưng cuộc nội chiến tranh giành ngôi báu đã không xảy ra do ông chết trước cha mình khoảng 6 tháng. Sau này được Hốt Tất Liệt truy tôn là Đạo Ninh hoàng đế (道宁皇帝), miếu hiệu Mục Tông.

Truật Xích
Hãn của Kim Trướng hãn quốc
Thông tin chung
Sinh1178 hay 1180
Mất1227
Thụy hiệu
Đạo Ninh hoàng đế (道宁皇帝)
Miếu hiệu
Mục Tông
Thân phụThành Cát Tư Hãn
Thân mẫuBột Nhi Thiếp

Thời kỳ đầu sửa

Người ta nghi vấn về cha đẻ thật sự của Truật Xích. Ngay sau khi Bột Nhi Thiếp lấy Thiết Mộc Chân (sau này gọi là Thành Cát Tư Hãn), Bột Nhi Thiếp bị một số thành viên của bộ lạc Miệt Nhĩ Khất (Merkit) bắt cóc. Bà bị giao cho một người có tên là Chilger Boke, em trai của thủ lĩnh bộ lạc này, như là một chiến lợi phẩm. Bà ở lại trong nơi ở của Chilger Boke vài tháng trước khi được Thiết Mộc Chân giải cứu. Chỉ một thời gian ngắn sau đó bà sinh ra Truật Xích. Thành Cát Tư Hãn vẫn coi ông như con trai đầu tiên của mình, nhưng người ta vẫn luôn luôn nghi ngờ ai (Thiết Mộc Chân hay Chilger Boke) mới là cha đẻ thật sự của ông. Điều không chắc chắn về cha đẻ này không phải là không có hậu quả. Các hậu duệ của Truật Xích, mặc dù tạo thành nhánh trưởng trong dòng họ gia đình Thành Cát Tư Hãn, nhưng không bao giờ được coi là có quyền kế vị trong tuyên bố về di sản và thừa kế của Thành Cát Tư Hãn và đây chính là dấu hiệu về sự ghẻ lạnh của Thành Cát Tư Hãn đối với Truật Xích.

Chiến tranh sửa

Từ 1211 tới 1213, ông theo cha mình hai lần tấn công vào lãnh thổ nhà Kim. Thay mặt cho cha mình, Truật Xích đã chỉ huy 2 chiến dịch quân sự chống lại người Kyrgyz vào năm 1217 và 1219[1]. Đóng góp của Truật Xích vào chiến tranh chống lại đế quốc Khwarezm là rất lớn và ông là người có công trong việc hạ các thành phố Signak, Jand, Yanikant vào tháng 4 năm 1220 trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh này. Sau đó, ông chỉ huy quân Mông Cổ tấn công thành phố Urgench (Gurganj), kinh đô của đế quốc Khwarezm. Cuộc vây hãm thành phố này bị kéo dài do Truật Xích tham gia vào cuộc thương thảo kéo dài với chính quyền thành phố này nhằm thuyết phục họ đầu hàng một cách hòa bình, tránh cảnh bị phá hủy đổ nát. Hành động này bị em trai ông là Sát Hợp Đài (Chagatai) coi là không tốt. Sát Hợp Đài muốn phá hủy thành phố nhưng Thành Cát Tư Hãn đã cam kết giao thành phố này cho Truật Xích sau chiến thắng của ông. Sự khác biệt về quan điểm trong chiến dịch quân sự này đã làm sâu thêm hố ngăn cách giữa Truật Xích và Sát Hợp Đài. Thành Cát Tư Hãn đã phải can thiệp vào chiến dịch bằng cách cử Oa Khoát Đài (Ögedei) làm chỉ huy chiến dịch. Oa Khoát Đài đã khôi phục chiến dịch này một cách dữ dội và thành phố đã nhanh chóng bị chiếm lĩnh, cướp bóc, thảm sát và tiêu hủy hoàn toàn.

Các khác biệt về chiến thuật giữa Truật Xích và Sát Hợp Đài đầu năm 1221 được bổ sung thêm bằng những cuộc cãi vã giữa họ về quyền kế vị. Để giải quyết vấn đề, Thành Cát Tư Hãn đã phải mở một kurultai. Cuộc họp chính thức được dùng đê giải quyết cả chuyện quốc gia đại sự lẫn chuyện gia đình. Thiết Mộc Chân được bầu làm đại hãn trong một kurultai và ông triệu tập nó thường xuyên hơn trong những chiến dịch thời kỳ đầu của ông để tranh thủ sự ủng hộ từ phía những người tham dự hội nghị cho các cuộc chiến của ông. Những cuộc họp như thế là quan trọng đối với tính chính thống của Thành Cát Tư Hãn. Truyền thống bộ lạc cũng rất quan trọng. Do là con trai trưởng của Thành Cát Tư Hãn nên Truật Xích có ưu thế trong việc được lựa chọn để trở thành người cai trị bộ lạc cũng như toàn thể đế quốc một khi Thành Cát Tư Hãn mất đi. Tại một kurultai thông thường diễn ra năm 1222, vấn đề về tính chính thống của Truật Xích đã được Sát Hợp Đài đặt ra. Tại cuộc họp này, Thành Cát Tư Hãn đã nói rõ ràng rằng Truật Xích là con trai ruột hợp pháp đầu tiên của ông. Tuy nhiên, ông lo ngại rằng bản chất ưa thích cãi cọ của hai anh em có thể làm rạn nứt đế quốc do ông gây dựng lên. Vào đầu năm 1223, Thành Cát Tư Hãn đã quyết định chọn Oa Khoát Đài, người con trai thứ ba của ông, làm người kế vị. Vì mục đích bảo toàn sự thống nhất trong đế quốc nên cả Truật Xích lẫn Sát Hợp Đài phải đồng ý nhưng sứt mẻ giữa họ thì không bao giờ hàn gắn lại được. Sứt mẻ này giữa họ sau này đã dẫn tới sự ngăn cách vĩnh viễn về mặt chính trị giữa phần thuộc châu Âu với phần thuộc châu Á của đế quốc Mông Cổ.

Mâu thuẫn kế vị sửa

 
Nơi được coi là lăng mộ của Truật Xích tại Kazakhstan.

Mùa thu năm 1223, Thành Cát Tư Hãn trở về Mông Cổ sau khi kết thúc chiến dịch tại Khwarezm. Oa Khoát Đài, Sát Hợp Đài và Đà Lôi đi cùng ông nhưng Truật Xích thì quay về vùng lãnh thổ do ông trực tiếp cai quản ở phía bắc biển Aralbiển Caspi. Ông sống tại đây cho tới khi chết vào đầu năm 1227 và không bao giờ còn nhìn thấy mặt cha mình nữa. Có lẽ việc lựa chọn Oa Khoát Đài làm người kế vị đã làm ông vô cùng thất vọng; đây có lẽ là lời giải thích hợp lý nhất cho sự rút lui khỏi công việc triều chính của Truật Xích.

Mặc dù sử sách ghi chép không rõ ràng, nhưng có chứng cứ cho thấy Truật Xích có âm mưu chống lại Thành Cát Tư Hãn và Thành Cát Tư Hãn đã suy nghĩ tới việc tấn công phủ đầu. Khi trở về nhà, Thành Cát Tư Hãn đã cho triệu kiến Truật Xích và khi ông tỏ ra bất phục (cáo bệnh không tới) thì Thành Cát Tư Hãn đã nổi giận và sai Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài đem quân tây chinh để chống lại ông. Tuy nhiên, trước khi nổ ra sự đối nghịch công khai thì tin tức báo về là Truật Xích đã chết vào tháng 2 năm 1227. Tước vị hãn của ông do Bạt Đô kế thừa.

Thành Cát Tư Hãn phân chia đế quốc của mình cho 4 người con trai từ khi ông còn sống. Truật Xích được giao cho phần xa nhất về phía tây của đế quốc, khi đó nằm giữa hai con sông là sông Uralsông Irtish. Trong kurultai năm 1229 sau khi Thành Cát Tư Hãn đã chết, sự phân chia này đã được chính thức hóa và gia đình Truật Xích đã được phân phát cho các vùng đất ở miền tây "xa tới khi vó ngựa của người Mông Cổ có thể đi tới". Theo tập quán của người Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn để lại chỉ 4.000 quân "chính gốc" Mông Cổ cho mỗi người trong số ba người con trai lớn của ông và 101.000 quân chính gốc Mông Cổ cho Đà Lôi, con trai út của ông. Kết quả là các hậu duệ của Truật Xích đã mở rộng vùng lãnh thổ của mình chủ yếu là nhờ sự hỗ trợ của các đội quân bổ trợ từ trong số dân cư bị chinh phục, chủ yếu là người Turk. Đây là lý do chính tại sao Kim Trướng hãn quốc có được sự đồng nhất là người Turk. Di sản thừa kế của Truật Xích được phân chia giữa các con trai của ông. Hai người con trai lớn là Oát Nhi Đáp (Orda) và Bạt Đô (Batu) đã thành lập ra Bạch Trướng hãn quốcThanh Trướng hãn quốc mà sau này đã hợp nhất lại để tạo ra hãn quốc Kipchak hay Kim Trướng hãn quốc. Người con trai thứ tư là Tích Ban (Shiban) nhận được vùng đất nằm ở phía bắc các vùng đất của Oát Nhi Đáp và Bạt Đô.

Con cái sửa

Truật Xích có ít nhất là chín con trai:

Tiểu thuyết hóa sửa

Trong truyện Anh hùng xạ điêu của Kim Dung, Truật Xích được mô tả là con người tài ba đảm lược đồng thời cũng tàn bạo, nham hiểm, từng có ý định giết Quách Tĩnh nhưng bất thành. Kim Dung cũng mượn lời nhân vật Hoa Tranh để lý giải phần nào về việc Thiết Mộc Chân không truyền ngôi cho Truật Xích.

Xem thêm sửa

Gia phả sửa

 
 
 
 
Dã Tốc Cai
 
 
 
 
 
Nguyệt Luân thái hậu
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Biệt Lặc Cổ Đài
 
Biệt Khắc Thiếp Nhi
 
Thiết Mộc Ca Oát Xích Cân
 
Hợp Xích Ôn
 
Chuyết Xích Cáp Tát Nhi
 
Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn)
 
Bột Nhi Thiếp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Truật Xích
 
 
Sát Hợp Đài
 
 
 
Oa Khoát Đài
 
 
Đà Lôi

Tham khảo sửa

  1. ^ Svat Soucek, A History of Inner Asia (2000), trang 107.
  2. ^ David Morgan, The Mongols, trang 224
Truật Xích
Nhà Borjigin (1206–1402)
Sinh: , khoảng 1178 hay 1180 Mất: , 1227
Tước hiệu
Tiền nhiệm
(Không)
Hãn của Kim Trướng hãn quốc
?–1227
Kế nhiệm
Bạt Đô