Giao tiếp

hành động
(Đổi hướng từ Truyền tin)

Giao tiếp, hay truyền thông, thường được định nghĩa là việc truyền tải thông tin. Thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến thông điệp được truyền đạt thông qua việc truyền tải này hoặc lĩnh vực nghiên cứu chúng. Có nhiều bất đồng về định nghĩa chính xác của nó.[1][2] John Peters lập luận rằng sự khó khăn trong việc định nghĩa giao tiếp xuất phát từ thực tế rằng giao tiếp vừa là một hiện tượng phổ quát vừa là một lĩnh vực cụ thể của nghiên cứu học thuật trong các học viện.[3] Một chiến lược định nghĩa liên quan đến việc hạn chế những gì có thể được đưa vào thể loại của giao tiếp (ví dụ: yêu cầu "ý định có ý thức" để thuyết phục).[4] Theo logic này, một định nghĩa có thể có về giao tiếp là hành động phát triển ý nghĩa giữa các thực thể hoặc nhóm thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và quy ước ký hiệu mà các bên đều hiểu.

Giao tiếp giữa hai thương nhân
Ngôn ngữ cử chỉ
Giao tiếp qua chữ viết
Chim kêu
Giao tiếp ở ong
Bản khắc Pioneer
Có nhiều hình thức giao tiếp, bao gồm giao tiếp bằng ngôn ngữ sử dụng âm thanh, cử chỉ và ký hiệu bằng văn bản của con người, trao đổi thông tin ở động vật và nỗ lực giao tiếp với sự sống thông minh ngoài Trái Đất

Có một sự khác biệt quan trọng giữa giao tiếp bằng lời nói, diễn ra thông qua việc sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ, thông qua cử chỉ hoặc nét mặt. Các mô hình giao tiếp cố gắng đưa ra lời giải thích chi tiết về các bước và các bên khác nhau có liên quan. Một mô hình có ảnh hưởng được đưa ra bởi Claude Shannon và Warren Weaver, những người lập luận rằng động cơ giao tiếp thúc đẩy người gửi soạn một tin nhắn, sau đó được mã hóa và truyền đi. Sau khi đến đích, nó sẽ được người nhận giải mã và diễn giải.[5][6][7] Giao tiếp được nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau. Lý thuyết thông tin nghiên cứu về việc định lượng, lưu trữ và truyền thông tin nói chung. Các nghiên cứu về giao tiếp liên quan đến giao tiếp của con người, trong khi khoa học về giao tiếp sinh học quan tâm đến bất kỳ hình thức giao tiếp nào giữa các sinh vật sống.

Giao tiếp có thể được thực hiện trực quan (thông qua hình ảnh và ngôn ngữ viết) và thông qua thính giác, xúc giác/xúc giác (ví dụ: chữ nổi hoặc các phương tiện vật lý khác), khứu giác, điện từ hoặc phương tiện sinh hóa (hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng). Giao tiếp của con người là duy nhất trong việc sử dụng rộng rãi ngôn ngữ trừu tượng.

Định nghĩa sửa

Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.

Các bước chính vốn có của tất cả các hình thức giao tiếp là:[8]

  1. Hình thành động cơ hay lý do giao tiếp.
  2. Biên soạn thông điệp (chi tiết hơn về những gì muốn biểu đạt, thể hiện).
  3. Mã hóa thông điệp (có thể dưới dạng dữ liệu số, văn bản viết tay, lời nói, hình ảnh, cử chỉ,...).
  4. Truyền thông điệp đã mã hóa dưới dạng một chuỗi các tín hiệu bằng một kênh hay phương tiện giao tiếp.
  5. Các nguồn gây tiếng ồn tới từ tự nhiên hay từ hoạt động của con người (cả có chủ ý hay vô tình) bắt đầu ảnh hưởng lên chất lượng tín hiệu từ người gửi tới người nhận.
  6. Tiếp nhận tín hiệu và lắp ráp lại thông điệp đã được mã hóa từ một chuỗi các tín hiệu đã nhận được.
  7. Giải mã thông điệp vừa được lắp ráp lại.
  8. Diễn dịch và tạo ý nghĩa cho thông điệp gốc.

Các kênh giao tiếp có thể là thị giác, thính giác, xúc giác/chạm (ví dụ: Chữ Braille hay các phương thức vật lý khác), khứu giác, điện từ, hoặc hóa sinh.

Giao tiếp của con người độc đáo ở việc sử dụng ngôn ngữ trừu tượng một cách rộng rãi. Sự phát triển của văn minh liên quan mật thiết với sự tiến bộ về viễn thông hay giao tiếp từ xa.

Phân loại sửa

Theo hoạt động sửa

Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội ta có thể chia thành ba loại:

  • Giao tiếp truyền thống là các mối quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình phát triển xã hội, đó là quan hệ giữa ông bà, cha me, con cái, hàng xóm,...và cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội.
  • Giao tiếp chức năng xuất phát từ sự chuyên hoá trong xã hội, ngôn ngữ,...đó là những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ chung trong xã hội cho phép mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò xã hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó (như quan hệ giữa sếp và nhân viên, người bán và người mua, chánh án và bị cáo...).
  • Giao tiếp tự do là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định trước như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của các mối quan hệ. Loại hình giao tiếp này trong cuộc sống thực tế là vô cùng phong phú, trên cơ sở những thông tin có được và để giải toả xung đột mỗi cá nhân.

Theo tính chất sửa

Xét về hình thức tính chất giao tiếp có bốn loại:

  • Khoảng cách tiếp xúc có hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và phương thức phi ngôn ngữ (cử chỉ, hành động,..) trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp gián tiếp là phương thức thông qua một phương tiện trung gian khác như: thư từ, fax, email,...
  • Số người tham dự gồm các loại như giao tiếp song phương (hai người giao tiếp với nhau), giao tiếp nhóm (trong tập thể)và giao tiếp xã hội (quốc gia, quốc tế,..).
  • Tính chất giao tiếp gồm hai loại chính thức và không chính thức. Giao tiếp chính thức là loại hình giao tiếp có sự ấn định của pháp luật, theo một quy trình đã được thể chế hoá. Giao tiếp không chính thức không có tính ràng buộc hay mang nặng tính cá nhân, nhưng vẫn phải tuân theo các thông lệ, quy ước thông thường.
  • Theo nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh doanh...

Ngày này khi nói đến giao tiếp Quốc tế, chúng ta thường nghĩ đến giao tiếp bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế, được sử dụng rộng rãi cả về mặt số người sử dụng cũng như các lĩnh vực sử dụng.

Đặc điểm[9] sửa

  • Hết sức phức tạp: ngôn ngữ, cách hiểu
  • Luôn gấp rút
  • Có thể rủi ro
  • Phải đảm bảo hai bên cùng có lợi
  • Vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật

Nguyên tắc[9] sửa

Nguyên tắc trong giao tiếp là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà người thực hiện giao tiếp phải tuân thủ một cách triệt để. Các nguyên tắc trong giao tiếp gồm:

  • Tôn trọng đối tác
  • Hợp tác để hai bên cùng có lợi
  • Lắng nghe và trao đổi thẳng thắn, ngắn gọn rõ ràng
  • Trao đổi một cách dân chủ dưa trên cơ sở là sự hiểu biết lẫn nhau
  • Phải có thông cảm, kiên nhẫn và chấp nhận trong giao tiếp

Chức năng[9] sửa

Chức năng xã hội sửa

Chức năng tâm lý sửa

Phương tiện[9] sửa

Phương tiện giao tiếp là tất cá yếu tố được dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp. Phương tiện giao tiếp gồm hai nhóm: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Ngôn ngữ sửa

Những yếu tố có liên quan đến ngôn ngữ gồm:

  • Nội dung: Nghĩa của từ, lời nói.
  • Tính chất: Ngữ điệu, nhịp điệu, âm điệu

Phi ngôn ngữ sửa

Những biểu hiện của nhóm phi ngôn ngữ gồm:

  • Diện mạo: Dáng người, màu da, khuôn mặt,...
  • Nét mặt: Khoảng 2000 nét mặt
  • Nụ cười: Thể hiện cá tính của người giao tiếp
  • Ánh mắt: Thể hiện cá tính của người giao tiếp, đồng thời thể hiện vị thế của người giao tiếp
  • Cử chỉ
  • Tư thế: Bộc lộ cương vị xã hội
  • Không gian giao tiếp
  • Hành vi

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Dance, Frank E. X. (1 tháng 6 năm 1970). “The "Concept" of Communication”. Journal of Communication (bằng tiếng Anh). 20 (2): 201–210. doi:10.1111/j.1460-2466.1970.tb00877.x. ISSN 0021-9916. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Craig, Robert T. (1999). “Communication Theory as a Field”. Communication Theory (bằng tiếng Anh). 9 (2): 119–161. doi:10.1111/j.1468-2885.1999.tb00355.x. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Peters, John Durham (1986). “Institutional Sources of Intellectual Poverty in Communication Research”. Communication Research (bằng tiếng Anh). 13 (4): 527–559. doi:10.1177/009365086013004002. ISSN 0093-6502. S2CID 145639228. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Miller, Gerald R. (1 tháng 6 năm 1966). “On Defining Communication: Another Stab”. Journal of Communication. 16 (2): 88–98. doi:10.1111/j.1460-2466.1966.tb00020.x. ISSN 0021-9916. PMID 5941548. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Fiske, John (1982): Introduction to Communication Studies. London: Routledge
  6. ^ Chandler, Daniel (18 tháng 9 năm 1995). “The Transmission Model of Communication”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ Shannon, Claude E. & Warren Weaver (1949). A Mathematical Model of Communication. Urbana, IL: University of Illinois Press
  8. ^ C.E. Shannon. “A Mathematical Theory of Communication” (PDF). Math.harvard.edu. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ a b c d http://tailieu.tv/tai-lieu/bai-giang-ky-nang-giao-tiep-va-thuyet-trinh-tong-quan-ve-giao-tiep-22488/