Tuyên Bình Tây là một thuộc huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, Việt Nam.

Tuyên Bình Tây
Xã Tuyên Bình Tây
Cầu Cả Rưng gần UBND xã Tuyên Bình Tây
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhLong An
HuyệnVĩnh Hưng
Trụ sở UBNDấp Cả Rưng
Thành lập1994[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°48′55″B 105°49′03″Đ / 10,815372°B 105,817464°Đ / 10.815372; 105.817464
MapBản đồ xã Tuyên Bình Tây
Tuyên Bình Tây trên bản đồ Việt Nam
Tuyên Bình Tây
Tuyên Bình Tây
Vị trí xã Tuyên Bình Tây trên bản đồ Việt Nam
Diện tích42,53 km²
Dân số (1999)
Tổng cộng3.532 người
Mật độ83 người/km²
Khác
Mã hành chính27784[2]

Địa lý sửa

Xã Tuyên Bình Tây có vị trí địa lý:[3]

Xã có diện tích 42,53 km², dân số năm 1999 là 3.532 người,[4] mật độ dân số đạt 83 người/km². Hiện nay dân số xã là 4.236 người.[3]

Xã không tiếp giáp biên giới với Campuchia nhưng cách biên giới chỉ khoảng 1,5 km qua địa phận xã Tuyên Bình. Địa hình xã bằng phẳng, có sông Vàm Cỏ Tây chảy qua.

Xã chia thành 5 ấp: ấp Cả Rưng, ấp Cả Cóc, ấp Cả Gừa, ấp Bình Châu, ấp Đầu Sấu.[3]

Lịch sử sửa

Địa bàn xã Tuyên Bình Tây trước đây là một phần xã Tuyên Bình.[5]

Trong chiến tranh Việt Nam, kể từ năm 1963, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa bố trí một hạm đội đường sông triển khai tác chiến trên một tuyến dài từ Thủ Thừa lên Vĩnh Thuận, chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Tây.[6]

Ngày 24 tháng 3 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 27-CP. Theo đó, thành lập xã Tuyên Bình Tây trên cơ sở 4.125 ha diện tích tự nhiên và 2.602 người của xã Tuyên Bình; đồng thời chuyển các xã Tuyên Bình và Tuyên Bình Tây về huyện Vĩnh Hưng quản lý.[1]

Ngày 27 tháng 2 năm 1997, đoạn sông Tuyên Bình trong xã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 500/QĐ.UB.[6]

Kinh tế – đời sống sửa

Đời sống dân cư trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, năm 2023 sản lượng lương thực 37.000 tấn.[7] Xã có 19 tổ hợp tác sản xuất và 1 hợp tác xã là Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tuyên Bình Tây.[8] Việc canh tác, sử dụng thuốc trừ sâu trên các đồng ruộng đã được áp dụng các loại máy bay phun thuốc.[9] Xã có nhà kho, nhà máy xay xát chế biến lúa gạo lớn thuộc sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Lương thực Vĩnh Hưng.[10] Vào năm 2022, tỉnh Long An xây dựng 6 mô hình điểm ứng dụng công nghệ cao, trong đó HTX Nông nghiệp Tuyên Bình Tây có quy mô thực hiện 400 ha với 49 hộ.[11] Thu nhập bình quân đầu người của xã là 56 triệu VND/năm. Hộ nghèo chiếm 3,91%.[7] Tuyên Bình Tây là xã cuối cùng của huyện Vĩnh Hưng vẫn chưa đạt được chuẩn Nông thôn mới.[12]

Năm 2016, hệ thống giao thông trong xã bắt đầu được đổ nhựa.[13] Hệ thống giao thông quan trọng trong xã là đường liên xã Tuyên Bình Tây – Vĩnh Bình dài 6 km, rộng 4 m, được xây dựng năm 2022 với kinh phí 10 tỷ VND, nhưng sau đó xảy ra tình trạng sụt lún nghiêm trọng một vài đoạn làm gián đoạn giao thông.[14] Các đoạn hư hại sau đó đã được khắc phục.[15] Trong năm 2023, các cây cầu qua kênh rạch trong xã được sửa chữa và xây mới hoàn toàn.[16]

Nằm ngay cạnh Ủy ban nhân dân xã là nhà tưởng niệm Bà mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Viết, với 7 người con là liệt sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã mất trong chiến tranh.[17] Bà Trần Thị Viết mất năm 2011 hưởng thọ 119 tuổi.[18][19] Bà được xem là Bà mẹ Việt Nam anh hùng cao tuổi nhất Việt Nam.[20] Tổng diện tích công trình tưởng niệm bà rộng hơn 117 m2 với kinh phí xây dựng hơn 1,1 tỷ VND. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến tham dự lễ khánh thành.[21]

Ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b “Nghị định số 27/CP của Chính phủ: Nghị định về việc điều chỉnh địa giới huyện, xã thuộc tỉnh Long An”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. ngày 24 tháng 3 năm 1994. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b c “VĨNH HƯNG: CÁC XÃ, THỊ TRẤN”. cổng thông tin Huyện Vĩnh Hưng. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ Nguyễn Đình Tư 2008, tr. 1253.
  6. ^ a b “Các di tích lịch sử nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng”. Đoàn khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Long An. ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ a b Văn Đát (ngày 19 tháng 3 năm 2024). “Đảng Bộ Xã Tuyên Bình Tây: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. báo Long An. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ Hương Linh (ngày 25 tháng 3 năm 2024). “TUYÊN BÌNH TÂY TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY THÀNH LẬP XÔ. Huyện ủy Vĩnh Hưng. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ SGGP (ngày 26 tháng 5 năm 2022). "Đội bay" nông dân”. báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ SGGP (ngày 11 tháng 6 năm 2020). “Xây dựng nông thôn mới với khí thế mới”. báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ “Sức bật nông nghiệp Long An từ công nghệ cao”. Bộ Thông tin và Truyền thông. ngày 2 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  12. ^ Hoàng Ngọc (ngày 7 tháng 8 năm 2023). “Huyện Vĩnh Hưng (Long An): Phủ xanh từng con đường”. Tạp chí Môi trường và xã hội. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ “Huyện biên giới Vĩnh Hưng: Đường nhựa về đến 100% xã”. báo Giao thông. ngày 28 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  14. ^ Trần Đáng (ngày 11 tháng 7 năm 2022). “Đường liên xã 10 tỷ đồng, mới bàn giao đã sụt lún sâu 5m”. báo Dân Việt. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  15. ^ SGGPO (ngày 10 tháng 10 năm 2022). “Gần 1 tỷ đồng khắc phục sụt lún đường liên xã Tuyên Bình Tây - Vĩnh Bình (Long An)”. báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  16. ^ Thùy Dung (ngày 12 tháng 7 năm 2023). “Khi ước mơ trở thành sự thật”. Tạp chí Nông thôn Việt. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  17. ^ “Một mẹ Việt Nam anh hùng thọ 117 tuổi”. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. ngày 14 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  18. ^ Quế Lâm (ngày 3 tháng 10 năm 2022). “Người mẹ 7 lần 'khóc thầm lặng lẽ'. Tin tức Miền Tây. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  19. ^ H.Minh (ngày 19 tháng 6 năm 2011). “Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Viết qua đời”. báo Người lao động. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  20. ^ Trân Châu (ngày 18 tháng 12 năm 2010). “Người mẹ anh hùng sống qua ba thế kỷ”. báo Tiền Phong. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.
  21. ^ SGGPO (ngày 26 tháng 2 năm 2019). “Khánh thành Nhà tưởng niệm Mẹ VNAH cao tuổi nhất Việt Nam”. báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024.

Sách sửa