Vũng Áng

vịnh biển tại tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam

Vũng Áng là một vũng biển ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.[2][3]

Vũng Áng
Một góc Vũng Áng
Vũng Áng trên bản đồ Việt Nam
Vũng Áng
Vũng Áng
Vị tríKỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Tọa độ18°06′44″B 106°23′27″Đ / 18,11222°B 106,39083°Đ / 18.11222; 106.39083
Loạivũng biển
Nguồn nước
biển/đại dương
Biển Đông
Lưu vực quốc giaViệt Nam
Diện tích bề mặt3,5 km²[1]
Độ sâu trung bình7 m[1]
Khu dân cưKỳ Anh

Địa lý sửa

Vịnh này nằm về phía tây mũi Ròn, thuộc địa bàn xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh. Vịnh khuất gió hướng đông và nam nhưng đón gió hướng từ đông bắc sang tây, do đó chỉ có thể trú bão vào mùa gió tây nam.[4][5] Hiện nơi đây có các khu bến cảng của cảng Vũng Áng, Tổng kho xăng dầu Vũng Áng và của nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1.[6]

Lịch sử sửa

Từ những năm 1970, Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành khảo sát một số địa điểm ở miền Trung để tìm vị trí xây dựng một cảng nước sâu và nhận thấy vùng biển Vũng Áng có nhiều ưu thế. Nơi đây có địa hình bằng phẳng, vùng nước có độ sâu 10–15 m, không chịu ảnh hưởng của sa bồi, thuận lợi để xây cảng có thể đón tàu trọng tải 3 vạn tấn cập bến. Mũi Ròn nhô ra biển, cùng với hòn Sơn Dương cách bờ 3 km khiến cho nơi đây trở thành một vùng nước kín gió, do đó không phải đầu tư nhiều chi phí để xây dựng kè chắn sóng. Bên cạnh đó, địa bàn khu vực này rộng, bằng phẳng, địa chất ổn định, thuận lợi để xây dựng khu công nghiệp và mở mang cảng biển.[7] Ngày 23 tháng 10 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chung khu công nghiệp – cảng biển Vũng Áng, nay là khu kinh tế Vũng Áng.[8]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Trần Đức Thạnh (2009). Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên & Công nghệ. tr. 18. doi:10.13140/RG.2.1.4635.4168. OCLC 461635640 – qua ResearchGate.
  2. ^ “Địa giới hành chính thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.
  3. ^ “Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh: Hiệu quả cải cách thủ tục hành chính”. Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải. 16 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ China Sea Pilot – Vol I (bằng tiếng Anh) (ấn bản 4). Hydrographer of the Navy. 1987. tr. 171.
  5. ^ Sailing Directions (enroute) for the South China Sea and Gulf of Thailand (bằng tiếng Anh) (ấn bản 8). National Imagery and Mapping Agency. 2002. tr. 77.
  6. ^ Bộ Giao thông vận tải (15 tháng 11 năm 2023). “Quyết định số 1490/QĐ-BGTVT về việc công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam”.
  7. ^ Phan Thế Hải (1994). “Vụng Áng – Triển vọng của một cảng nước sâu”. Vietnam Business. 4: 26.
  8. ^ Thủ tướng Chính phủ (23 tháng 10 năm 1997). “Quyết định số 904/1997/QĐ-TTg về việc phê duyệt định hướng quy hoạch chung Khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”.