Vụ tràn dầu MV Wakashio

Vụ tràn dầu MV Wakashio xảy ra ngoài khơi Pointe d'Esny, phía Nam của Mauritius, sau khi con tàu hàng rời Wakashio bị mắc cạn trong một rạn san hô vào khoảng 16:00 UTC ngày 25 tháng 7 năm 2020.[1] Con tàu chở hàng bắt đầu rò rỉ dầu nhiên liệu trong những tuần tiếp theo. Đến ngày 10 tháng 8 năm 2020, khoảng 1.000 tấn dầu đã bị tràn từ con tàu.

Vụ tràn dầu MV Wakashio
Map
Vị tríngoài khơi Pointe d'Esny, phía nam Mauritius
Tọa độ20°26′17,23″N 57°44′40,67″Đ / 20,43333°N 57,73333°Đ / -20.43333; 57.73333
Ngày25 tháng 7 năm 2020
Nguyên nhân
Lý doMV Wakashio mắc cạn
Vận hànhMitsui O.S.K. Lines
Đặc điểm dầu tràn
Quy mô1.000 tấn
Vùng27 km2 (10 dặm vuông Anh)
Ảnh vệ tinh địa điểm vụ tràn dầu MV Wakashio
Trụ sở Mitsui O.S.K. Lines tại Tokyo

Bối cảnh sửa

 
Tàu tại Pointe d'Esny trước vụ tràn dầu

Là một tàu chở hàng rời cỡ lớn, MV Wakashio được đóng bởi Tập đoàn Universal Shipbuilding tại Tsu, Nhật Bản.[2] Con tàu được đặt sống ngày 23 tháng 9 năm 2004, hạ thủy ngày 9 tháng 3 năm 2007, và được giao ngày 30 tháng 5 năm 2007.[2] Con tàu có trọng tải toàn phần là 203.000 tấn, chiều dài toàn phần là 299,95 m, và sườn ngang dài 50 m.[2][3] Động cơ diesel duy nhất của con tàu cho tốc độ phục vụ là 14,5 hải lý trên giờ (26,9 km/h).[2] Con tàu thuộc sở hữu của Okiyo Maritime Corp., một công ty liên kết của Nagashiki Shipping Co. Ltd.,[4] và được vận hành bởi Mitsui O.S.K. Lines.[5] Vào thời điểm bị mắc cạn, Wakashio mang cờ phương tiệnPanama, mặc dù thuộc sở hữu của Nhật Bản.[3] Con tàu ra khơi mà không có hàng hóa từ Liên Vân Cảng, Trung Quốc ngày 4 tháng 7 năm 2020,[6] dừng chân ở Singapore, và dự kiến đến Tubarão, Brazil ngày 13 tháng 8.[7] Một thủy thủ đoàn gồm 20 người ở trên con tàu,[5] không có ai bị thương.[4]

Cơ quan điều tra ClassNK của Nhật nói ngày 11 tháng 8 rằng con tàu đã vượt qua một bài kiểm tra hàng năm vào tháng 3. Công ty nói vụ việc nhiều khả năng không ảnh hưởng lớn đến doanh thu của họ.[8]

Sự cố sửa

Ngày 25 tháng 7 năm 2020, Wakashio mắc cạn trong một rạn san hô ở phía nam Mauritius, nhưng không tràn dầu ngay lập tức.[6] Ngày 6 tháng 8, dầu bắt đầu rò rỉ từ con tàu,[6] khi ấy chính quyền Mauritius đang cố gắng kiểm soát sự cố và giảm thiểu ảnh hưởng bằng cách cô lập những khu vực nhạy cảm về môi trường quanh bờ biển, trong khi chờ cứu hộ quốc tế để bơm 3.890 tấn dầu còn trên tàu.[9] Đến ngày 10 tháng 8, khoảng 1.000 tấn dầu đã bị rò ra ngoài, với số dầu còn trên tàu khoảng từ 2.500 đến 3.000 tấn.[6][10] Gió lớn và sóng cao đến 5 mét (16 ft) buộc hoạt động lau dọn ngừng vào ngày 10 tháng 8; những vết nứt bên thân tàu dẫn đến lo ngại con tàu có thể "gãy làm đôi", theo thủ tướng Mauritius Pravind Kumar Jugnauth.[11] Jugnauth nói 3.000 tấn dầu đã được bơm ra ngoài kho dự trữ của con tàu. Dữ liệu từ vệ tinh Phần Lan Iceyecho thấy lượng dầu tràn đã lan từ 3,3 km2 (1,3 dặm vuông Anh) ngày 6 tháng 8 ra 27 km2 (10 dặm vuông Anh) ngày 11 tháng 8.[12]

Bộ trưởng Môi trường của hòn đảo, Kavy Ramano, cùng với bộ trưởng đánh cá, nói với báo chí rằng đây là lần đầu tiên nước này phải đối mặt với một thảm họa lớn như thế, và họ không đủ nguồng lực để giải quyết sự cố.[3]

Vụ mắc cạn xảy ra ở một khu vực được Công ước Ramsar liệt kê là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và nằm gần công viên hải dương Blue Bay.[3][13] Du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mauritius, đóng góp khoảng 63 tỷ rupi Mauritius (1,59 tỷ USD) năm 2019, và tập trung vào cảnh quan và động vật biển, những thứ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi vụ tràn dầu.[14] Greenpeace nói rằng "hàng nghìn loài vật [...] đối mặt với nguy cơ chết trong biển ô nhiễm, với những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế, an ninh lương thực và sức khỏe của Mauritius."[14]

Phản ứng sửa

Thủ tướng Pravind Kumar Jugnauth tuyên bố "tình trạng khẩn cấp môi trường" và yêu cầu sự trợ giúp của Pháp ngày 7 tháng 8.[15] Tông thống Pháp Emmanuel Macron đăng tweet, khẳng định sẽ hỗ trợ người dân Mauritius.[16] Pháp gửi cả thiết bị và nhân lực quân sự và thường dân từ lãnh thổ Réunion.[14][17]

Các tình nguyện viên địa phương tham gia vào chiến dịch dọn dẹp bằng cách tạo những rào chắn bằng vải nhồi với rơm và tóc người.[18] Nhật Bản gửi một đội sáu chuyên gia để hỗ trợ.[11] Ngày 11 tháng 8 năm 2020, Indian Oil (Mauritius) Ltd (IOML) bắt đầu bơm dầu còn ở trên chiếc Wakashio sang chiếc sà lan Tresta Star của IOML với khả năng chứ 1.000 tấn dầu.[19]

Thiệt hại môi trường sửa

Nhà hải dương học và kỹ sư môi trường Vassen Kauppaymuthoo nói, "Gần 50% khu đầm phá này là khu vực môi trường nhạy cảm, hoặc là san hô, hoặc là cỏ biển, hoặc là bãi bùn, bãi cát hay đụn cát. Do đó vùng đầm phá này rất nhạy cảm đối với vụ tràn dầu".[20] Nhà độc sinh thái học Christopher Goodchild của Đại học bang Oklahoma nói, "Với vụ tràn dầu này lan ra khu rừng ngập mặn, những hợp chất dầu có thể dính vào hợp chất hữu cơ hoặc đất cát và loại bỏ lớp cặn độc hại đó sẽ rất khó khăn".[21] Lớp sơn chống bẩn bị hỏng trên thân tàu cũng có thể đầu độc động thực vật trong rạn và xung quanh, tương tự với tình trạng của Rạn san hô Great Barrier.[22]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Capesize bulk carrier aground, Indian ocean”. FleetMon.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ a b c d Wakashio (9337119)”. Miramar Ship Index. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ a b c d “Mauritius facing environmental crisis as shipwreck leaks oil”. theguardian.com. ngày 7 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ a b “当社船 座礁及び油濁発生の件” [Matter of agrounding of our ship and occurrence of oil spill]. NAGASHIKI SHIPPING CO., LTD. (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ a b “Capesize Bulker "Wakashio" Aground off Mauritius”. Mitsui O.S.K. Lines. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ a b c d “Rough seas are hampering response to Mauritius ship leak; oil spill reaches 1,000 tons”. The Washington Post. ngày 9 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ MarineTraffic https://www.marinetraffic.com/en/ais/details/ships/shipid:463306/mmsi:372711000/imo:9337119/vessel:WAKASHIO. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  8. ^ “Japanese ship that caused Mauritius oil spill passed annual checks”. news.yahoo.com. Reuters. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ “Government is taking necessary actions to contain oil spill from MV Wakashio”. ngày 7 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ “A Race Against Time to Stop a Cargo Ship Breaking Up on a Mauritius Coral Reef”. The Wall Street Journal. ngày 10 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  11. ^ a b “Mauritius oil spill: Fears vessel may 'break in two' as cracks appear”. news.yahoo.com. BBC. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  12. ^ “Almost all oil removed from wrecked Mauritius ship”. BBC News. ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  13. ^ Ship Leaks Oil into the Ocean Near Mauritius, Environmental DISASTER - 6 Aug. / 9 Aug. 2020
  14. ^ a b c “Oil spill threatens ecological disaster as Mauritius declares emergency”. news.yahoo.com. Reuters. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  15. ^ Mauritius oil spill: people arrive en masse in bid to limit spread - AFP-10th August 2020
  16. ^ Cara Anna. “Mauritius declares emergency as stranded ship spills fuel”. news.yahoo.com. Associated Press. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
  17. ^ Emmanuel Macron [@EmmanuelMacron] (ngày 8 tháng 8 năm 2020). “Lorsque la biodiversité est en péril, il y a urgence d'agir” (Tweet) – qua Twitter.
  18. ^ “Mauritius oil spill: Locals scramble to contain environmental damage”. news.yahoo.com. BBC. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
  19. ^ Mohan, Geeta. “India assists Mauritus in evacuating oil from breached Japanese vessel”. India Today. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2020.
  20. ^ “VIDÉO. L'océanographe Vassen Kauppaymuthoo: "une situation irréversible" à l'île Maurice”. L'Express (bằng tiếng Pháp). ngày 11 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  21. ^ “Counting the environmental cost of the Mauritius oil spill”. news.yahoo.com. Reuters. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2020.
  22. ^ “Ship's hull paint killing coral”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2010.

Liên kết ngoài sửa