Viện Hàn lâm România

(Đổi hướng từ Viện hàn lâm România)

Viện hàn lâm România (tiếng Romania: Academia Română) là một diễn đàn văn hóa của România, bao gồm các lãnh vực khoa học, nghệ thuậtvăn học. Viện được thành lập năm 1866Bucharest. Viện có 181 viện sĩ thường xuyên được bầu chọn suốt đời và một số viện sĩ thông tấn.

Các thành viên sáng lập Viện hàn lâm România năm 1867.
Trụ sở Viện hàn lâm România

Theo quy chế, mục tiêu chính của Viện là phát triển ngôn ngữ, văn học, nghiên cứu lịch sử România cùng các lãnh vực khoa học khác. Một số dự án cơ bản của Viện là soạn quyển Từ điển tiếng România (Dicţionarul explicativ al limbii române), từ điển Văn học România, và quyển lịch sử dân tộc România.

Lịch sử sửa

Viện hàn lâm România được thành lập ngày 1.4.1866 do sáng kiến của C.A. Rosetti, dưới tên "Societatea Literară Română" (Hội Văn học România). Các thành viên sáng lập là Vasile Alecsandri, Vincenţiu Babeş, George Bariţ, Ioan D. Caragiani, Timotei Cipariu, Dimitrie Cozacovici, Ambrosiu Dimitrovici, Ştefan Gonata, Alexandru Hâjdeu, Ion Heliade Rădulescu (chủ tịch đầu tiên), Iosif Hodoşiu, Alexandru Hurmuzaki, Nicolae Ionescu, August Treboniu Laurian, Titu Maiorescu, I. C. Massim, Andrei Mocioni, Gavriil Munteanu, Costache Negruzzi, Alexandru Roman, C. A. Rosetti, Ion G. Sbiera, Constantin Stamati, Ioan Străjescu, và Vasile Urechea-Alexandrescu.

Năm 1867, Hội đổi tên thành "Societatea Academică Romînă" (Hội hàn lâm România), và cuối cùng thành "Academia Română" (Viện hàn lâm România) năm 1879, dưới thời cai trị của vua Carol I của România.

Chủ tịch Viện hiện nay (2010) là giáo sư Ionel Haiduc.[1]

Các ban ngành sửa

Các chủ tịch sửa

Tên Nhiệm kỳ
Ion Heliade Rădulescu 1867 - 1870
August Treboniu Laurian nhiệm kỳ thứ nhất 1870 - 1872
Nicolae Cretulescu nhiệm kỳ thứ nhất 1872 - 1873
August Treboniu Laurian nhiệm kỳ thứ hai 1873 - 1876
Ion Ghica nhiệm kỳ thứ nhất 1876 - 1882
Dimitrie Sturdza 1882 - 1884
Ion Ghica nhiệm kỳ thứ hai 1884 - 1887
Mihail Kogălniceanu 1887 - 1890
Ion Ghica nhiệm kỳ thứ ba 1890 - 1893
George Bariț 1893
Iacob Negruzzi nhiệm kỳ thứ nhất 1893 - 1894
Ion Ghica nhiệm kỳ thứ tư 1894 - 1895
Nicolae Cretulescu nhiệm kỳ thứ hai 1895 - 1898
Petru Poni nhiệm kỳ thứ nhất 1898 - 1901
Petre Aurelian 1901 - 1904
Ioan Kalinderu 1904 - 1907
Anghel Saligny 1907 - 1910
Iacob Negruzzi nhiệm kỳ thứ hai 1910 - 1913
Constantin Istrati 1913 - 1916
Petru Poni nhiệm kỳ thứ hai 1916 - 1920
Dimitrie Onciul 1920 - 1923
Iacob Negruzzi nhiệm kỳ thứ ba 1923 - 1926
Emil Racoviță 1926 - 1929
Ioan Bianu 1929 - 1932
Ludovic Mrazec 1932 - 1935
Alexandru Lăpedatu 1935 - 1938
Constantin Rădulescu-Motru 1938 - 1941
Ion Simionescu 1941 - 1944
Dimitrie Gusti 1944 - 1946
Andrei Rădulescu 1946 - 1948
Traian Săvulescu 1948 - 1959
Athanase Joja 1959 - 1963
Ilie Murgulescu 1963 - 1966
Miron Nicolescu 1966 - 1975
Theodor Burghele 1976 - 1977
Gheorghe Mihoc 1980 - 1981
Radu Voinea 1984 - 1990
Mihai Corneliu Drăgănescu 1990 - 1994
Virgiliu Constantinescu 1994 - 1998
Ioan Eugen Simion 1998 - 2006
Ionel Haiduc 2006 -

Một số viện sĩ nổi tiếng sửa

 
Tòa nhà thư viện của Viện hàn lâm România

Một số viện sĩ nước ngoài sửa

Thư viện và Nhà xuất bản sửa

Được thành lập năm 1867, thư viện của Viện hàn lâm România (Bibilioteca Academiei Române) có bộ sư tập hơn 7 triệu đầu sách, các bức tranh, các bản in khắc, các bản đồ và các tiền kim loại[1]

Viện cũng có một nhà xuất bản riêng để xuất bản các tác phẩm nghiên cứu của mình.[1]

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa