Wikipedia:Độ nổi bật (học giả)

Hướng dẫn này, đôi khi bị gọi là kiểm nghiệm giáo sư, thể hiện sự đồng thuận về độ nổi bật của các học giả, được đo lường bằng những thành tựu học thuật của họ. Với mục đích như vậy, hướng dẫn này xem một học giả là một người có tham gia nghiên cứu học thuật hoặc giáo dục cao cấp (đại học trở lên) và độ nổi bật học thuật được dùng để chỉ ý nổi tiếng trong lĩnh vực này[1].

Hướng dẫn này độc lập với các hướng dẫn về độ nổi bật về các chủ đề khác, như WP:TIEUSU, WP:AMNHAC, v.v.: vẫn có thể một học giả không nổi bật theo quan điểm của hướng dẫn này nhưng lại nổi bật theo một trong những hướng dẫn về độ nổi bật thuộc các chủ đề khác. Ngược lại, nếu một học giả nổi bật theo hướng dẫn này, việc cho rằng ông hoặc bà ta không thỏa mãn các hướng dẫn về độ nổi bật khác nên không đủ tiêu chuẩn là không hợp lý.

Các tiêu chí

Nếu một học giả/giáo sư thỏa mãn bất kỳ một trong những điều kiện sau đây, được minh chứng bằng các nguồn đáng tin cậy, họ được xem là nổi bật. Nếu một học giả/giáo sư không thỏa mãn điều kiện nào cả, họ vẫn có thể nổi bật, nếu họ thỏa mãn các điều kiện trong Wikipedia:Độ nổi bật hoặc các tiêu chí nổi bật khác, và việc có được một bài viết về học giả/giáo sư đó sẽ phụ thuộc phần lớn vào phạm vi nó có khả năng kiểm chứng hay không. Xem mục Ghi chú và Ví dụ ở dưới trước khi áp dụng hướng dẫn này.

  1. Nghiên cứu của một cá nhân có ảnh hưởng quan trọng trong lĩnh vực học thuật mà họ tham gia, được phân tích rộng rãi, được minh chứng qua các nguồn uy tín độc lập.
  2. Cá nhân đã nhận một giải thưởng học thuật cao quý hoặc được vinh danh ở cấp độ quốc gia hoặc quốc tế.
  3. Cá nhân đang hoặc từng là thành viên được bầu vào cộng đồng hoặc hiệp hội học thuật cao quý và có tính chọn lọc cao (như Viện Khoa học Quốc gia (National Academy of Sciences) hay Hiệp hội Khoa học Hoàng gia (Royal Society)) hoặc là hội viện của một cộng đồng học thuật lớn mà việc được chấp nhận là một vinh dự lớn (như IEEE)
  4. Công trình học thuật của cá nhân có tầm ảnh hưởng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục cao cấp, ảnh hưởng đến một số trường học thuật.
  5. Cá nhân đang hoặc từng giữ chức giáo sư đại học trên thực tế hoặc trên danh nghĩa hoặc chức vụ "Giáo sư Lỗi lạc" tại một trường giáo dục cao cấp và nghiên cứu lớn.
  6. Cá nhân đã giữ một chức vụ cấp cao nhất được bầu lên hoặc chỉ định tại một trường học thuật hoặc một cộng đồng học thuật lớn.
  7. Cá nhân có tầm ảnh hưởng đáng kể bên ngoài tầm học thuật với tư cách học thuật của mình.
  8. Cá nhân đang hoặc đã là trưởng biên tập của một tờ báo khoa học lớn được tổ chức tốt trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
  9. Cá nhân thuộc lĩnh vực văn chương (như nhà văn hay nhà thơ) hoặc mỹ thuật (như nhạc sĩ, họa sĩ), và thỏa mãn các tiêu chuẩn về độ nổi bật trong lĩnh vực nghệ thuật đó, như WP:SANGTAO hay WP:AMNHAC.

Đối với những người có tầm ảnh hưởng đáng kể bên ngoài tầm học thuật với tư cách học thuật của mình, tiêu chí thích hợp cho loại độ nổi bật này sẽ được áp dụng thay thế—giống như đối với một người nổi tiếng nhờ các tác phẩm phổ biến trong lĩnh vực của người đó. Nếu đủ nổi bật nhưng hoàn toàn với tư cách khác, xem các tiêu chí chung cho lĩnh vực đó.

Một tiêu chuẩn thay thế, "học giả thì nổi tiếng hơn một giảng viên/giáo sư đại học bình thường" cũng thường được dẫn ra. Tiêu chí này có lợi điểm là từ ngữ rất chính xác nhưng nó thường không được tất cả mọi người chấp nhận. Việc xác định sự nổi bật của một giáo sư bình thường bản thân nó đã rất khó và thường dựa trên một trong chín tiêu chí chi tiết hơn ở trên. Khi dùng, tiêu chí này thường được áp dụng để ngụ ý rằng một giáo sư hoặc trợ lý giáo sư trong một trường đại học xếp hạng cao ở Mỹ, hoặc thứ hạng tương đương ở nơi khác, là trên mức trung bình.

Có thể một học giả nổi bật theo tiêu chuẩn này, nhưng vẫn không thích hợp tại Wikipedia vì thiếu nguồn uy tín, độc lập về chủ đề đó. Mọi chủ đề trên Wikipedia phải là chủ đề có nguồn hỗ trợ; xem Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Đối với những chi tiết thông thường không gây tranh cãi về một sự nghiệp, các nguồn chuyên nghiệp và trên trang chính thức của trường là chấp nhận được.

Ghi chú và ví dụ

Các ví dụ và gợi ý thực tế để áp dụng hướng dẫn này như sau.

  1. Cách chuẩn mực nhất để thỏa mãn Tiêu chí 1 là chứng minh rằng học giả đó là tác giả của một công trình học thuật được trích dẫn nhiều[2]: hoặc là một số ấn phẩm học thuật được trích dẫn rất nhiều hoặc là một số lượng đáng kể ấn phẩm học thuật có mức độ trích dẫn cao. Các thẩm định cho công trình của cá nhân, được xuất bản trong các ấn phẩm học thuật có chọn lọc[3], có thể được xem xét cùng với trích dẫn thông thường tại đây. Sự khác biệt trong tỷ lệ trích dẫn xuất bản thông thường và các quy ước xuất bản giữa các lĩnh vực học thuật khác nhau nên được tính đến[4].
    • Các chỉ mục trích dẫn: cách chính xác hợp lý duy nhất để tìm trích dẫn đến các bài báo tạp chí trong phần lớn chủ đề là sử dụng một trong hai chỉ mục trích dẫn lớn, Web of KnowledgeScopus. Tuy nhiên, rất không may là chúng rất đắt: Scopus chỉ có trong trường đại học và các thư viện đại học lớn, còn Web of Knowledge chỉ trong trường đại học lớn. Scopus bao quát các ngành khoa học và khoa học xã hội, nhưng rất không hoàn thiện với giai đoạn trước 1996; Web of Knowledge có thể bao quát khoa học đến năm 1900, khoa học xã hội đến 1956, và nhân văn đến 1975, nhưng chỉ các trường đại học lớn nhất mới có đủ tiền mua trọn bộ. (Thật may mắn, các chỉ mục trích dẫn bổ sung cho phép mọi người truy cập hiện đang được phát triển.) Những cơ sở dữ liệu này còn kém hoàn thiện hơn đặc biệt đối với những nước ít phát triển. Ngoài ra, họ chỉ liệt kê những trích từ các bài báo tạp chí—những trích dẫn từ các bài báo được xuất bản trong sách hoặc các ấn phẩm khác không được tính đến. Vì lý do đó, những cơ sở dữ liệu này không nên dùng cho các lĩnh vực như khoa học máy tính trong đó ấn phẩm hội nghị hoặc không phải tạp chí là rất quan trọng[5]. Web of Knowledge cung cấp một chỉ mục miễn phí gồm các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều, có thể sẽ có giá trị. Trong các ngành khoa học riêng lẻ, MathSciNet, SciFinder Scholar (Tóm tắt Hóa học), và các chỉ mục lĩnh vực tương tự cũng là những tài nguyên đáng giá, thường liệt kê số lượng trích dẫn, nhưng truy cập chúng cũng không miễn phí và thường cần tài khoản máy tính ở trường đại học.
    • Một cảnh báo về Google Scholar: Google Scholar hoạt động tốt trong các lĩnh vực mà tất cả (hoặc gần như tất cả) các tài liệu đều có trực tuyến. Phần lớn bài báo được các nhà khoa học máy tính viết ra sẽ hiển thị, nhưng đối với các ngành lạc hậu về công nghệ hơn, khó mà biết nó ra sao. Đối với các chủ đề không thuộc ngành khoa học, nó đặc biệt rất khó hiển thị. Thậm chí tạp chí Science chỉ đặt các bài báo cho đến năm 1996 lên mạng. Hơn nữa, nhiều tạp chí không cho phép Google Scholar liệt kê các bài báo của họ. Đối với sách, mức độ bao phủ trong Google Scholar một phần thông qua Google Book Search, và bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cho phép và quy định của nhà xuất bản. Do đó, sự thiếu vắng nguồn tham khảo trong Google Scholar không nên được xem là bằng chứng cho sự không nổi bật. Theo một hướng khác, Google Scholar đưa vào những nguồn chưa được thẩm định chéo, như các trang web học thuật chẳng hạn. Do đó, số lượng trích dẫn tìm thấy tại đó đôi khi có thể gấp đôi con số trích dẫn thực tế từ những tài liệu học thuật đáng tin cậy. Tóm tại, nó chỉ gần đúng mà thôi.
    • Một cảnh báo về PubMed: Medline, hiện được truy cập như một bộ phận của PubMed, là một bộ máy tìm kiếm đa dạng được tổ chức tốt, bao quát nhiều về sinh vật và tất cả ngành y, được xuất bản từ năm 1967 và đôi khi sớm hơn. Nó bao gồm mọt số tạp chí về chủ đề lâm sàng có liên quan đến y học, nhưng không đầy đủ về nó. Hơn nữa, không phải tất cả các bài báo trong PubMed đều từ các tạp chí được thẩm định chéo, vì nó có cả các nguồn tin tức y học theo nhiều cấp độ chất lượng khác nhau, không phải cái nào cũng quan trọng.
    • Một cảnh báo về "các bài báo liên quan". Trong PubMed, và phần lớn các cơ sở dữ liệu khác, "Các bài báo liên quan" không phải là bài báo nhất thiết trích dẫn nguồn; chúng là những bài báo có cùng chủ đề chung, thường được lựa chọn do có tiêu đề hoặc chú thích chung. Một số có thể trích dẫn nguồn (và một số rõ ràng là không, vì chúng có khi được xuất bản trước cả bài báo đang nói đến đến). Chúng hữu ích để tìm kiếm thêm bài báo về cùng chủ đề, đó là mục đích khi thiết kế chúng. Cách duy nhất để đếm số trích dẫn dùng trong danh sách được liệt kê trong, ví dụ, PubMed, là cách nhìn qua từng bài báo liên quan một được xuất bản sau viết đang nói đến, tìm "các bài báo được trích dẫn" hiển thị ở đó, và kiểm tra xem bài báo mình cần có ở đó không. (Một số bản ghi PubMed không liệt kê các bài báo được trích dẫn, vì các lý do khác nhau.) Cũng như không phải lúc nào chúng cũng liệt kê hết các trích dẫn. - Help for "Related articles" feature
    • Các thước đo số lượng trích dẫn như Chỉ số H, Chỉ số G, v.v., có thể dùng làm cách gần đúng để đánh giá Tiêu chí 1 có thỏa mãn hay không, nhưng chúng cần được tiếp cận một cách cẩn trọng vì tính hợp lệ của nó hiện nay chưa được chấp nhận rộng rãi, và vì chúng phụ thuộc căn bản vào các chỉ mục nguồn được dùng.
    • Đối với các học giả trong lĩnh vực khoa học nhân văn, các chỉ mục trích dẫn hiện có và Google Scholar thường cho ra các thông tin không đầy đủ hoặc không tương xứng. Trong trường hợp đó ta có thể nhìn vào số lượng sách của cá nhân đó được lưu trữ trong các thư viện học thuật khác nhau (thông tin này có ở Worldcat) khi đánh giá Tiêu chí 1 có thỏa mãn hay không.
  2. Tiêu chí 1 có thể được thỏa mãn nếu cá nhân là người tiên phong hoặc tạo ra một khái niệm, kỹ thuật hoặc ý tưởng mới quan trọng, thực hiện một khám phá quan trọng hoặc giải được một bài toán lớn trong lĩnh vực học thuật của họ. Trong trường hợp này, cần thiết phải được minh chứng rõ ràng, bằng một số lượng tham khảo đáng kể trong các ấn bản học thuật của những nhà nghiên cứu khác ngoài cá nhân đang xét, rằng đóng góp này thực sự công nhận rộng rãi là quan trọng và được mọi người công nhận là công lao của cá nhân đang xét.
  3. Có những yếu tố khác có thể bổ sung nhân tố để xem xét (thường bản thân nó một mình là chưa đủ) có thỏa mãn Tiêu chí 1 hay không, ví dụ: có giải thưởng học thuật quan trọng và được vinh danh (xem phía dưới); từng phục vụ trong ban biên tập của các ấn phẩm học thuật; có ấn phẩm trong các tạp chí học thuật có chọn lọc và đặc biệt lớn; ấn phẩm gồm các công trình tuyển chọn; ấn phẩm của một số tạp chí để kỷ niệm hoặc ghi nhớ hoặc một Festschrift dành riêng của cho một cá nhân cụ thể; các hội nghị đặc biệt chỉ dành để vinh danh các thành tựu học thuật của một cá nhân cụ thể; tên cá nhân đó được đặt tên cho các giải thưởng học thuật hoặc một loạt bài giảng; và nhiều điều khác.
  4. Để thỏa mãn một phần Tiêu chí 1, các giải thưởng và vinh danh học thuật quan trọng có thể bao gồm, ví dụ: các giải thưởng học thuật lớn (chúng cũng tự động thỏa mãn Tiêu chí 2), học bổng được tuyển chọn gắt gao (không kể học bổng sau tiến sĩ); được mời thuyết trình tại những cuộc họp của cộng đồng học thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế, trong đó việc được mời thuyết trình được xem là vinh dự to lớn hơn nhiều so với được mời thuyết trình tại các hội nghị quốc gia hoặc quốc tế thông thường trong lĩnh vực đó; có bài thuyết trình hoặc loạt bài thuyết trình được đặt theo tên; được phần thưởng từ các cộng đồng học thuật nổi bật; có bằng danh dự; và nhiều thứ khác. Những bài thảo luận tại hội nghị hoặc seminar thông thường và được mời thuyết trình tại các hội nghị học thuật, các thừa nhận nghiên cứu tiêu chuẩn, có học bổng sau tiến sĩ, thỉnh giảng, hoặc giải thưởng nội bộ trong trường đại học được xem là không đủ cho mục đích này.
  5. Với mục đích thỏa mãn Tiêu chí 1, lĩnh vực học thuật của cá nhân đang xét cần phải được phân tích đủ rộng rãi. Các lĩnh vực lớn, như vật lý, toán học, lịch sử, khoa học chính trị, hay các lĩnh vực con quan trọng của chúng (ví dụ vật lý hạt, hình học đại số, lịch sử thời Trung cổ, "cơ học chất lỏng", "di truyền học Ruồi giấm") là những ví dụ đúng đắn. Cần phải tránh những thể loại quá hẹp hoặc quá chuyên biệt. Tranh cãi rằng một ai đó là chuyên gia trong một lĩnh vực nghiên cứu cực kỳ hẹp, bản thân nó, là chưa đủ điều kiện thỏa mãn Tiêu chí 1, trừ khi họ thực sự là những người đầu ngành trong các chủ đề đó.
  6. Chỉ đơn giản là tác giả của một số lượng lớn công trình học thuật đã xuất bản không được xem là đủ thỏa mãn Tiêu chí 1.
  7. Có sự cộng tác gần với một học giả nổi tiếng hoặc nổi bật (như có Số Erdos nhỏ), bản thân nó, không phải chỉ dấu thỏa mãn Tiêu chí 1.
  8. Với Tiêu chí 2, các giải thưởng học thuật lớn, như Giải Nobel, Học bổng MacArthur, Huân chương Fields, Giải thưởng Bancroft, Giải thưởng Pulitzer về Lịch sử, v.v., luôn luôn thỏa mãn Tiêu chí 2. Một số giải thưởng và vinh danh ít nổi tiếng hơn phong cho một cấp độ uy tín học thuật cao cũng có thể dùng để thỏa mãn Tiêu chí 2. Ví dụ như một số giải thưởng, vinh danh và phần thưởng nhất định của các cộng đồng học thuật nổi bật, của các hội và quỹ nổi bật (như Học bổng Guggenheim, Giải thưởng Linguapax), v.v. Các giải thưởng và vinh danh học thuật lớn cũng có thể dùng để thỏa mãn một phần Tiêu chí 1 (xem mục 4 phía trên).
  9. Chiến thắng trong các giải thi đấu sinh viên học thuật tại trường phổ thông và cấp độ đại học cũng như các giải thưởng và vinh danh khác dành cho các thành tựu của sinh viên ngành học thuật (tại trường phổ thông, đại học, hoặc sau đại học) không đủ thỏa mãn Tiêu chí 2 và không được tính là thỏa mãn một phần Tiêu chí 1.
  10. Có tiểu sử được liệt kê hoặc phần thưởng từ những nhà xuất bản xuất bản trả tiền, như Viện Tiểu sử Hoa Kỳ, hoặc từ các ấn phẩm có yếu tố xuất bản trả tiền đáng kể trong mô hình kinh doanh của họ, như Marquis Who's Who, không thỏa mãn Tiêu chí 2 hoặc thậm chí một phần Tiêu chí 1.
  11. Với Tiêu chí 3, việc được bầu chọn làm hội viên trong các cộng đồng nhỏ hoặc không nổi bật là không đủ thỏa mãn (đa số các cộng đồng mới thành lập đều thuộc dạng này).
  12. Tiêu chí 4 có thể được thỏa mãn, ví dụ, nếu cá nhân là tác giả một vài cuốn sách được dùng làm sách giáo khoa (hoặc làm nền tảng cho một khóa học) một cách rộng rãi tại nhiều trường giáo dục cao cấp.
  13. Tiêu chí 6 có thể thỏa mãn, ví dụ, nếu cá nhân đã nắm giữ chức vụ Hiệu trưởng hoặc Chưởng lý (hoặc Phó Chưởng lý tại những nước xem đây là vị trí học thuật cao nhất) của một trường cao đẳng hoặc đại học được công nhận đáng chú ý, giám đốc của một viện hoặc trung tâm nghiên cứu độc lập mang tính học thuật (không phải là một bộ phận của trường đại học) được xem là rất nổi bật, chủ tịch của một cộng đồng học thuật nổi bật ở tầm quốc gia hoặc quốc tế, v.v. Các vị trí hành chính thấp hơn (Hiệu trưởng phân hiệu, Trưởng khoa, Chủ tịch Bộ môn, v.v.) nói chung là không đủ thỏa mãn Tiêu chí 6, mặc dù có thể ngoại lệ theo bản chất tường trường hợp (ví dụ là Hiệu trưởng phân hiệu của một đại học lớn đôi khi đủ chuẩn). Người đứng đầu một viện hoặc trung tâm chuyên quảng bá giả khoa học và các lý thuyết biên hoặc rìa nói chung là không được bao quát trong Tiêu chí 6; những người đứng đầu đó vẫn có thể nổi bật theo các tiêu chí khác của hướng dẫn này hoặc theo các hướng dẫn WP:BIO hay WP:N chung.
  14. Tiêu chí 7 có thể thỏa mãn, ví dụ, nếu một cá nhân thường xuyên được các phương tiện truyền thông chuẩn mực trích dẫn với vai trò chuyên gia học thuật trong một lĩnh vực cụ thể. Một số ít các trích dẫn, đặc biệt trong các phương tiện truyền thông tin tức địa phương, không được tính là học giả và không thỏa mãn trường hợp này.
  15. Tiêu chí 7 cũng có thể được thỏa mãn nếu một cá nhân là tác giả một những cuốn sách có lượng độc giả rất lớn viết về những chủ đề học thuật với điều kiện tác giả được nhiều người trong lĩnh vực học thuật cũng như một chuyên gia học thuật nổi tiếng công nhận và miễn là những cuốn sách đó liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của chuyên gia. Những cuốn sách thuộc giả khoa học hoặc các lý thuyết khoa học biên hoặc rìa không được tiêu chí này bao quát; tác giả của chúng vẫn có thể nổi bật theo các tiêu chí khác trong hướng dẫn này hoặc theo các hướng dẫn WP:BIOWP:N chung.
  16. Bằng sáng chế, các ứng dụng thương mại và tài chính nói chung không được xem là chỉ dấu thỏa mãn Tiêu chí 7.
  17. Các tạp chí chỉ dùng để quảng bá giả khoa học và các lý thuyết biên hoặc rìa nói chung không được Tiêu chí 8 bao quát; những Tổng biên tập của chúng vẫn có thể nổi bật theo các tiêu chí khác trong hướng dẫn này hoặc theo các hướng dẫn WP:BIOWP:N chung.

Cảnh báo

Một số cảnh báo cho hướng dẫn này như sau.

  1. Chú ý rằng đây là hướng dẫn chứ không phải là luật lệ, vẫn có thể tồn tại ngoại lệ. Một số học giả có thể không thỏa mãn các tiêu chí này, nhưng vẫn có thể nổi bật với công trình học thuật của họ. Rất quan trọng để để ý rằng rất khó để làm rõ các yêu cầu liên quan đến số lượng xuất bản hoặc chất lượng của chúng: các tiêu chí, trên thực tế, rất khác nhau theo từng lĩnh vực. Ngoài ra, đề xuất này thiết lập một mức thang khá thấp, điều đó rất tự nhiên: với mức độ nào đó, những học giả sống trong đấu trường của công chúng, luôn cố gắng đặt ảnh hưởng lên người khác bằng những ý tưởng của mình. Rất tự nhiên là những người thành công trong việc này nên được xem là nổi bật.
  2. Một học giả không nổi bật theo các hướng dẫn này vẫn có thể nổi bật vì những lý do không thuộc học thuật.
  3. Một học giả có thể nổi tiếng theo tiêu chuẩn này, nhưng vẫn không phải là một chủ đề thích hợp cho bài viết tại Wikipedia vì thiếu những nguồn đáng tin cậy, độc lập về chủ thể. Mọi chủ đề tại Wikipedia phải có nguồn tồn tại; xem Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được.

Chú thích

  1. ^ Đa số học giả đã từng hoặc đang là giảng viên (giáo sư) tại các trường cao đẳng và đại học. Ngoài ra, nhiều học giả đang hoặc tưng nắm giữ những vị trí học thuật và nghiên cứu trong các viện nghiên cứu học thuật khác nhau (như NIH, CNRS, v.v.). Tuy nhiên, học giả, theo cách định nghĩa ở trên, vẫn có thể làm việc ngoài môi trường học thuật (như trong công nghiệp, lĩnh vực tài chính, chính quyền, làm nghề bác sĩ, làm nghề luật sư, v.v.) và công việc chính của họ không mang bản chất học thuật nếu họ nổi tiếng vì những thành tựu học thuật của họ; ngược lại, nếu học nổi tiếng nhờ công việc chính của mình, họ không cần phải là một học giả nổi bật thì mới bảo đảm có một bài viết. Giáo viên dạy ở bậc giáo dục cấp 2, đôi khi vẫn được gọi là giáo sư, không được xem mặc nhiên là học giả và chỉ được gọi là học giả theo hướng dẫn này nếu họ có liên hệ đến những nghiên cứu mang tính học thuật thực sự và nổi tiếng vì nghiên cứu đó. Họ nên được đánh giá bằng các quy định thông thường dành cho đội nổi bật trong ngành nghề của họ. Xem giáo sư để biết thêm thông tin về thứ bậc học thuật và ý nghĩa của chúng. Chú ý rằng các thứ bậc học thuật khác nhau theo từng nước.
  2. ^ Để xét thỏa mãn Tiêu chí 1, việc trích dẫn cần phải diễn ra trong những bài báo xuất bản mang tính học thuật được thẩm định chéo như tạp chí (journal) hoặc sách học thuật.
  3. ^ Trong một lĩnh vực có những ấn phẩm thẩm định sẽ thẩm định gần như tất cả các ấn phẩm được nhắc đến trong lĩnh vực dód. Ví dụ, trong toán học, Mathematical Reviews, hay còn được biết đến với tên MathSciNet, và Zentralblatt MATH thuộc thể loại này. Nếu chỉ đưa ra minh chứng rằng một bài báo hoặc một cuốn sách được thẩm định trong một ấn phẩm như vậy vẫn chưa thỏa mãn Tiêu chí 1. Tuy nhiên, nội dung của bài thẩm định và bất kỳ các bình luận mang tính đánh giá tại đó cũng có thể được dùng làm minh chứng.
  4. ^ Nói chung, các chủ đề mang tính thí nghiệm và ứng dụng hơn thường có tỷ lệ xuất bản và trích dẫn cao hơn là những chủ đề mang tính lý thuyết. Tỷ lệ xuất bản và trích dẫn trong ngành nhân văn thường thấp hơn ngành khoa học. Ngoài ra, trong các ngành khoa học đa số các nghiên cứu gốc mới được xuất bản trong các tạp chí và biên bản hội nghị trong khi trong ngành nhân văn việc xuất bản sách đóng vai trò quan trọng hơn. Ý nghĩa của "số lượng xuất bản đáng kể" và "tỷ lệ trích dẫn cao" có thể được diễn dịch giống như các diễn dịch mà những cơ sở nghiên cứu lớn sử dụng khi trao thưởng các chức danh.
  5. ^ Một báo cáo từ hiệp hội các khoa khoa học máy tính ở châu Âu liệt kê mười điểm lớn để đánh giá các nghiên cứu khoa học máy tính, hai trong số đó nhấn mạnh tầm quan trọng của ấn phẩm không phải tạp chí và một trong số đó cảnh báo đặc biệt về việc sử dụng Web of Science: Meyer, Bertrand; Choppy, Christine; Staunstrup, Jørgen; van Leeuwen, Jan (2009), “Research Evaluation for Computer Science”, Communications of the ACM, 52 (4): 31–34, doi:10.1145/1498765.1498780. Thay vào đó, nó khuyến cáo dùng Google scholar hay Citeseer cho lĩnh vực này.