Wikipedia:Bàn tham khảo/Cơ chế là gì?

  • Cơ chế là gì? Tại sao gần đây tôi rất hay nghe các cụm từ "đi xin cho X một cơ chế?" "cơ chế xin cho"... Rất mong được sự giúp đỡ của các bạn. 221.132.63.98

Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện".

Từ "cơ chế" được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý. Cách hiểu đơn giản này dẫn tới cách hiểu tách rời cơ chế với con người như nêu trên.

Bạn xem mội bài viết Cơ chế và con người. Xem một số bài liên quan khác tại 1; 2; 3; 4

Trần Đình Hiệp 02:05, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Việc tiến hành công việc theo "Cơ chế xin-cho" có thể được hiểu trong xã hội hiện nay theo 1 cách như sau: Trong mọi ban ngành đều có các chỉ tiêu, nguồn vốn do Nhà nước giao hàng năm theo kế hoạch và cơ quan chủ quản có quyền quyết định đơn vị nào sẽ được thực hiện. Nhưng để giành được các chỉ tiêu, nguồn vốn đó thì đơn vị thực hiện cần phải đề đạt mong muốn của mình và có một số hoạt động sao cho đáp ứng được yêu cầu của Cơ quan Chủ quản. Trong quá trình thực hiện, cả hai bên đều phải nỗ lực vì các chỉ tiêu, nguồn vốn đều có thời hạn xác định và nếu không kịp thì sẽ không thực hiện được và nhất là nguồn vốn Nhà nước sẽ không kịp giải ngân được.

Casablanca1911 04:55, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ dường như "cơ chế xin-cho" phải được hiểu theo một cách khác, vì nếu nó có giá trị tích cực như vậy, sao nhiều cơ quan, đơn vị yêu cầu phải xóa bỏ "cơ chế xin-cho"? Thanhthaosnv

Cơ chế xin-cho được mang nghĩa tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào trong quá trình con người thực hiện, những "hoạt động" và "yêu cầu" đặt ra như đã nói ở trên là tích cực hay tiêu cực. Vì câu hỏi đặt ra ngắn gọn như vậy, tôi trả lời nhấn mạnh vào một số hoạt động chính, (có in nghiêng ở trên) còn để hiểu rõ hơn, nếu có muốn, ở trang này, tôi cũng không thể viết được vì sẽ dài như 1 bài báo nói về tệ nạn, vì cần có phân tích cụ thể.

Tuy nhiên, tôi cũng đã nói đến, đây chỉ là 1 cách hiểu về "cơ chế xin-cho". Casablanca191103:57, ngày 05 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Oh ho, chắc là tôi nhầm... Thanhthaosnv

Xin cô hai bình tĩnh, tôi rảnh nên nhập từ khoá "cơ chế" trong Google, có khoảng 318.000 kết quả có nội dung "cơ chế".

Riêng trong lĩnh vực quản lý, có các loại cơ chế sau đây, xin liệt kê để khi ai đó viết bài cơ chế đỡ mất công tìm: cơ chế hiện đại; cơ chế lạc hậu; cơ chế cũ; cơ chế mới; cơ chế một cửa; cơ chế đúng; cơ chế sai; cơ chế vay trả; cơ chế xin cho; cơ chế thoáng; cơ chế mở; cơ chế cải cách, cơ chế phù hợp, cơ chế không phù hợp...

Và khi nhập vào cụm "cơ chế tích cực" thì có 14 kết quả, nhưng với cụm từ "cơ chế tiêu cực" thì không có kết quả nào cả ?! và tôi không bình loạn nữa... Trần Đình Hiệp 01:57, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

"Cơ chế" là cách vận hành, cách hoạt động bao gồm nhiều bước để có được công việc cụ thể. "Cơ chế xin cho": Người ta thường nói đến như là 1 cơ chế tiêu cực. Doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều quan chức và tiêu tốn rất nhiều vì bị làm khó khăn, doanh nghiệp phải đi "xin' bằng phong bì. Bởi vì cơ chế không phải là cơ chế hiện đại hoặc công bằng hoặc một cửa (chính thống và đúng là 1 cửa), nên việc phải tiếp xúc với cán bộ là không thể tránh khỏi và do nhũng nhĩu mà phát sinh nhiều vấn đề. 171.248.132.103 (thảo luận) 00:04, ngày 29 tháng 8 năm 2015 (UTC) redfoxvn[trả lời]