Wikipedia:Hội chứng bảo quản viên

Người được giao chức năng quản lý đôi khi có thể được so sánh với việc mang thêm một khối u. "Khối u" này dù khó gỡ ra nhưng thường lành tính và không gây hại. Tuy nhiên trong một số trường hợp "khối u" này lại gây triệu chứng khó chịu hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Các biểu hiện này có thể được tập hợp lại trong hội chứng bảo quản viên:

  • Khoá bài hoặc đe doạ khoá bài với lý do không chính đáng (thường thì lần sửa đổi ngay trước hành động hoặc lời tuyên bố đó là của bảo quản viên).
  • Lùi lại hoặc đe doạ lùi lại bài cũ vì sửa đổi của người kia không phù hợp với quan điểm hoặc kiến thức của bảo quản viên.
  • Cấm IP và áp dụng thời gian cấm mà không hiểu rõ mức ảnh hưởng của việc này.

Các thao tác khoá, lùi bài và cấm người dùng, nhất là IP, khi ở giới hạn hợp lý, là công việc cần thiết để bảo đảm môi trường lành mạnh cho Wikipedia. Nhưng nếu những thao tác này được sử dụng thái quá, như miêu tả ở trên, chúng sẽ đem lại sự không thoải mái cho Wikipedia.

Bảo quản viên nên luôn "tâm niệm" là họ không có thẩm quyền đặc biệt trên bài viết, và nhiệm vụ của họ chỉ là "người giữ vườn". Họ cũng nên ý thức rằng kiến thức của mỗi người có thể bị sai lệch và lỗi thời. Họ cần tìm hiểu hậu quả của việc cấm và thời gian cấm một IP cụ thể, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay phần đông phải qua chung một vài "nút chai" để vào thế giới ảo.

Bảo quản viên "cảnh" sửa

Có trường hợp ngược lại, thành viên đắc cử làm bảo quản viên nhưng không đủ khả năng để thực hiện chức năng bảo quản và trở thành bảo quản viên cảnh.

Lý do đắc cử quản lý có thể là:

  • Sự cả nể của người bỏ phiếu
  • Sự thương hại của người bỏ phiếu
  • Sự vô tâm của người bỏ phiếu đối với vai trò của người quản lý Wikipedia.

Biểu hiện của bảo quản viên "cảnh":

  • Không đủ khả năng và tự tin để thực hiện chức năng bảo quản
  • Không vững về thiết lập và định dạng cơ bản cho Wikipedia và bài viết Wikipedia (chẳng hạn không biết dùng đường dẫn trong mã [[ ]]...)
  • Không hiểu biết về các thông lệ và quy định trên Wikipedia (chẳng hạn không ký tên với thông tin cơ bản về chính mình).

Xem thêm sửa