Wikipedia:Người nghiện Wiki

Một người nghiện Wiki (Tiếng Anh: Wikipediholic) là một người mắc phải chứng nghiện Wiki, cụ thể như Wikipedia hoặc các trang wiki khác. Một trong những đặc điểm nổi bật của căn bệnh là nạn nhân đặt trang chủ trình duyệt web của mình là thay đổi gần đây và trang tôi theo dõi của Wikipedia cũng như các trang wiki khác. Không những thế, họ nhấn nút "Save" hoặc "Refresh" với tần suất cao và thường dẫn tới chấn thương cổ tay. Một số khác nhấn liên kết "bài viết ngẫu nhiên" hòng sửa lỗi sai của một bài viết. Chứng bệnh này có thể gây cho người mắc sự sụt giảm năng suất lao động đáng kể trong Wiki cũng như cuộc đời thực của họ. Chính vì thế nó nguy hiểm không kém gì các chứng nghiện khác.

Nếu bạn nghĩ bạn là một con nghiện Wiki, hãy vào trang Bạn có nghiện Wiki? để làm một bài kiểm tra và xem xét kết quả để chẩn đoán mức độ bệnh trạng của mình. Cảnh báo: Bài kiểm tra khá dài, hãy dành ra vài giờ rảnh rỗi để làm.

Những dấu hiệu đầu tiên của chứng nghiện Wiki sửa

  • Bạn chuyển từ người đọc sang người viết bài.
  • Bạn kiểm tra trang bạn theo dõi và trang thảo luận nhiều hơn hộp thư điện tử.
  • Bạn liên tục nhắc đến Wikipedia trong cuộc sống hàng ngày.
  • Khi bạn tắt máy vi tính cá nhân, bạn cảm thấy vô cùng trống vắng.
  • Bạn tham gia cho nhiều dự án Wiki khác nhau.
  • Khi bạn cố giải thích điều gì, bạn bị thúc đẩy phải thêm liên kết wiki bằng "[[]]".
  • Bạn mơ về Wikipe-tan.
  • Nếu có một từ ngữ nảy ra trong đầu mà bạn không biết, bạn ba chân bốn cẳng chạy đến cái máy vi tính gần nhất và xem liệu Wikipedia có một bài viết về nó.

Các thời kì nhiễm bệnh sửa

Nguy cơ rủi ro sửa

Những người có nguy cơ nhiễm bệnh nhất là người đã có một tài khoản và những người thích ý tưởng của Wikipedia. Đối với những người bị bệnh Viêm đếm số lần sửa đổi cũng như tin tặc và những kẻ say mê phần mềm mã nguồn mở, nguy cơ bị bệnh càng cao hơn.

Thời kì sơ khai sửa

Bệnh nhân cảm thấy bị Wikipedia mê hoặc. Họ đánh dấu (bookmark) lại trang chủ và tra cứu những bài viết để lấy thông tin. Họ đóng góp cho chủ đề mà họ thấy còn thiếu sót. Họ học cách trang điểm wiki căn bản. Tuy nhiên, họ có thể từ bỏ ngay bây giờ và tự điều trị cho chính mình.

Thời kì tiềm ẩn sửa

Bệnh nhân đưa Trang Chính hay danh sách trang được theo dõi làm các trang đánh dấu (bookmark) hoặc làm trang chủ của họ. Họ giảm các hoạt động trực tuyến khác. Họ có thể gia nhập một Dự án Wikipedia và tập trung đóng góp vào các bài viết, cũng như thử sửa bên ngoài không gian bài viết và không gian thảo luận. Họ học mã HTML cơ bản và các định dạng wiki nâng cao. Họ yêu cầu trở thành Bảo quản viên, và tự hào trưng ra các ngôi sao may mắn (barnstar) của mình. Đa số những bệnh nhân này từ chối các biện pháp chữa bệnh, dù vẫn còn cách chữa.

Thời kì bộc phát sửa

Bệnh nhân dùng danh sách các trang theo dõi của họ để làm trang chủ. Họ cũng tìm hiểu các thay đổi gần đây. Họ giảm bớt những hoạt động "đời thường" khác. Họ có thể tham gia nhiều Dự án Wikipedia và đóng góp rất nhiều vào nhiều bài viết, cũng như thử sửa đổi nhiều bên ngoài không gian bài viết và thảo luận bài viết. Họ học những mã HTML nâng cao và trở thành rất thành thạo mã định dạng wiki. Họ trở thành một Bảo quản viên. Họ có thể sử dụng một phần mềm thứ ba để sửa đổi Wikipedia, và thu thập được nhiều ngôi sao may mắn. Sẽ có một ý kiến nảy ra, khi họ đang đọc trang này, "trang này chẳng hay tí nào; các đóng góp của tôi với Wikipedia là cực kỳ quan trọng". Việc chữa bệnh trở nên mong manh.

Thời kì cuối sửa

Bệnh nhân sử dụng những Thay đổi gần đây để làm trang chủ và đồng nhất thành Người tuần tra thay đổi gần đây. Họ giảm bớt tất cả những hoạt động khác ngay cả các hoạt động liên quan đến sức khỏe trong "thế giới thực" và Wikipedia (và đôi khi gây nguy hiểm cho tình trạng trước).