Wikipedia:Sách hướng dẫn/Giao lưu và thảo luận

 

Lời mở đầu

Tìm kiếm và Đọc bài

Viết bài

Phương châm về biên soạn

Quyền tác giả

Quản lí

Giao lưu và Thảo luận

   

 Sách hướng dẫn/Giao lưu và thảo luận (Chương 7)

Chương này hướng dẫn về cách giao lưu và thảo luận tại Wikipedia tiếng Việt.

Những trang thảo luận là một đặc điểm rất quan trọng của Wikipedia, nó cung cấp cho bạn khả năng thảo luận về bài viết cùng những vấn đề khác với những thành viên khác. Chúng ta không được sử dụng chúng làm phòng tán gẫu, nơi bình luận cảm quan, chiến trường hoặc thảo luận một cách chung chung về chủ đề trong bài viết.

Nếu bạn có một thắc mắc, một lo ngại hoặc bàn luận liên quan đến việc phát triển bài viết, hãy ghi điều đó vào trang thảo luận của bài viết, chứ không phải ngay trong bài viết. Hãy làm điều đó bằng cách nhấn vào tab "thảo luận" ở trên đầu trang. Đừng lo nếu liên kết đó có màu đỏ; bạn hoàn toàn có thể tạo nó ra nếu chưa có.

Khi bạn gửi một bàn luận mới, hãy đặt nó vào cuối trang thảo luận. Có một ngoại lệ, đó là khi bạn trả lời một bàn luận của người khác, hãy đặt bàn luận của bạn vào ngay dưới bàn luận của họ. Bạn có thể thụt đầu dòng đoạn bình luận của mình bằng cách gõ dấu hai chấm (:) ngay đầu dòng.

Bạn nên ký tên đoạn bàn luận của mình bằng cách gõ ~~~ để hiện ra tên người dùng của bạn, hoặc ~~~~ để hiện ra chữ ký gồm tên người dùng và ngày giờ (xem ví dụ phía dưới). Bằng cách này, khi bạn lưu trang lại, chữ ký của bạn sẽ được chèn vào tự động. Nếu bạn không làm vậy, lời bàn luận của bạn sẽ vẫn xuất hiện nhưng không kèm theo tên của bạn. Đa số chúng ta sử dụng chữ ký có thời gian vì làm vậy giúp người khác dễ bàn luận nối tiếp hơn. Để thuận tiện, có một nút ở phía trên hộp sửa đổi có hình chữ ký, nó sẽ tự động chèn "--~~~~" vào vị trí con trỏ.

Bạn có thể lấy một tên người dùng cho mình bằng cách mở một tài khoản (miễn phí hoàn toàn). Nếu bạn không có tài khoản, hoặc nếu bạn có nhưng chưa đăng nhập, nó sẽ tạo ra địa chỉ IP mà máy tính của bạn đang sử dụng.

Trang thảo luận thành viên sửa

Mỗi thành viên đóng góp vào Wikipedia đều có một trang thảo luận thành viên để các thành viên khác có thể để lại lời nhắn. Nói đến thành viên đóng góp có nghĩa là nói đến cả những thành viên chưa mở tài khoản. Nếu ai đó để lại lời nhắn cho bạn, bạn sẽ nhìn thấy một ghi chú báo rằng "Bạn có tin nhắn mới", cùng với đường dẫn đến trang thảo luận của bạn.

Bạn có thể trả lời tin nhắn bằng hai cách. Một là bạn nhắn lại vào trang thảo luận thành viên của người đã gửi cho bạn. Hai là bạn trả lời ngay tại trang thảo luận thành viên của chính mình phía dưới lời nhắn trước. Cả hai cách này đều phổ biến tại Wikipedia; tuy nhiên, để ý là nếu bạn trả lời ngay tại trang thảo luận thành viên của mình, rất có thể người bạn trả lời sẽ không để ý thấy nó nếu họ không quay lại xem trang thảo luận của bạn. Nếu bạn chọn cách làm này, tốt nhất là để một thông báo ở đầu trang thảo luận của bạn để người khác biết họ phải theo dõi câu trả lời tại đó.

Thụt đầu dòng sửa

Việc thụt ở đầu dòng làm trang thảo luận được bố trí tốt hơn, giúp dễ đọc hơn rất nhiều. Các người ta thường dùng là thụt câu trả lời của bạn vào một cấp so với bàn luận của người mà bạn đang trả lời.

Có một vài cách để thụt đầu dòng trong Wikipedia:

Chỉ thụt vào một hàng sửa

Cách dễ nhất để thụt đầu dòng là đặt một dấu hai chấm (:) vào đầu dòng bạn đang viết. Càng nhiều dấu hai chấm thì văn bản của bạn sẽ càng thụt vào sâu. Khi bạn xuống dòng (bằng cách nhấn phím Enter hoặc Return), bạn sẽ kết thúc đoạn văn đang thụt đầu dòng.

Ví dụ:

Tất cả đều được canh lề trái.
: Dòng này thụt vô một chút.
:: Dòng này thụt vô thêm chút nữa.

sẽ hiện ra là:

Tất cả đều được canh lề trái.
Dòng này thụt vô một chút.
Dòng này thụt vô thêm chút nữa.

Dấu chấm ở đầu dòng sửa

Bạn cũng có thể thụt vào một hàng bằng cách dùng dấu chấm, điều này thường dùng để liệt kê danh sách. Để chèn dấu chấm, hãy dùng dấu hoa thị (*). Tương tự như thụt đầu dòng, càng nhiều dấu hoa thị ở đằng trước đoạn văn bản tức là thụt vô càng sâu.

Ví dụ:

* Mục đầu tiên trong danh sách
* Mục thứ hai trong danh sách
** Mục con trong mục thứ hai
* Mục thứ ba trong danh sách

Sẽ cho ra:

  • Mục đầu tiên trong danh sách
  • Mục thứ hai trong danh sách
    • Mục con trong mục thứ hai
  • Mục thứ ba trong danh sách

Mục có đánh số sửa

Bạn cũng có thể tạo một danh sách được đánh số. Để làm điều này, hãy dùng dấu thăng (#). Cách này thường dùng khi thăm dò ý kiến hoặc bỏ phiếu. Cũng như trên, bạn cũng có thể thay đổi mức độ vào hàng bằng số lần xuất hiện # liên tiếp ở đầu hàng.

Ví dụ:

# Mục đầu tiên
# Mục thứ hai
## Mục con dưới mục thứ hai
# Mục thứ ba

Hiện ra là:

  1. Mục đầu tiên
  2. Mục thứ hai
    1. Mục con dưới mục thứ hai
  3. Mục thứ ba

Thảo luận mẫu sửa

Dưới đây là một ví dụ về một đoạn thảo luận được trình bày tốt:

Xin chào. Tôi có một câu hỏi về bài viết này. Tôi chắc chắn là những con voi màu tím chỉ sống ở Hà Nội mà thôi! MotThanhVienNaoDo 02:49, ngày 10 tháng 12 năm 2003 (UTC)

Ủa, vừa rồi tôi đến Hà Nội, thấy con voi màu xanh mà. — CoGangGiupDo 17:28, ngày 11 tháng 12 năm 2003 (UTC)
Tôi nghĩ bạn nên kiếm nguồn dẫn chứng cho khẳng định của mình. Sống × HoàiNghi 20:53, ngày 11 tháng 12 năm 2003 (UTC)
OK, dưới đây là những bài báo có ý kiến giống tôi:
  • Thời báo Con voi
  • Thế giới loài voi
CoGangGiupDo 19:09, ngày 12 tháng 12 năm 2003 (UTC)
Tôi đang sống ở Úc, ở đây mấy con voi nhìn giống như kangaroo vậy! Những người dưới đây xin ký tên đồng ý với tôi: NuocUcXinhDep 17:28, ngày 14 tháng 12 năm 2003 (UTC)
  1. NguoiYeuVoi 01:22, ngày 15 tháng 12 năm 2003 (UTC)
  2. NguoiThichBoPhieu 05:41, ngày 15 tháng 12 năm 2003 (UTC)
  3. MotThoiGianSau 18:39, ngày 27 tháng 1 năm 2004 (UTC)

Chú ý là nếu bạn muốn đưa danh sách vào bàn luận của mình, hãy thêm dấu hai chấm trước mỗi mục, ví dụ:

::: OK, dưới đây là những bài báo có ý kiến giống tôi:
::: * ''Thời báo Con voi''
::: * ''Thế giới loài voi''
::: ~~~~

Ngoài ra, ký tên cho bàn luận của bạn bằng cách:

  • Ghi ~~~ để hiện ra tên (CoGangGiupDo), hoặc
  • Ghi ~~~~ để hiện ra tên và ngày giờ (CoGangGiupDo 19:09, ngày 12 tháng 12 năm 2003 (UTC)), hoặc
  • Ghi ~~~~~ để chỉ hiện ra ngày giờ (19:09, ngày 12 tháng 12 năm 2003 (UTC)).

Thông thường, bạn nên ký tên có cả tên và ngày giờ, nhưng khi bỏ phiếu thường người ta chỉ ký tên.

Thảo luận mẫu sử dụng bốn dấu gạch ngang thay vì thụt đầu dòng sửa

Dưới đây là ví dụ về mẩu thảo luận sử dụng ---- để chỉ một bàn luận mới. Cách làm này thực ra không phổ biến.


Xin chào. Tôi có một câu hỏi về bài viết này. Tôi chắc chắn là những con voi màu tím chỉ sống ở Hà Nội mà thôi! MotThanhVienNaoDo 02:49, ngày 10 tháng 12 năm 2003 (UTC)


Ủa, vừa rồi tôi đến Hà Nội, thấy con voi màu xanh mà. — CoGangGiupDo 17:28, ngày 11 tháng 12 năm 2003 (UTC)


Tôi nghĩ bạn nên kiếm nguồn dẫn chứng cho khẳng định của mình. Sống × HoàiNghi 20:53, ngày 11 tháng 12 năm 2003 (UTC)


OK, dưới đây là những bài báo có ý kiến giống tôi:

  • Thời báo Con voi
  • Thế giới loài voi

CoGangGiupDo 19:09, ngày 12 tháng 12 năm 2003 (UTC)


Tôi đang sống ở Úc, ở đây mấy con voi nhìn giống như kangaroo vậy! Những người dưới đây xin ký tên đồng ý với tôi: NuocUcXinhDep 17:28, ngày 14 tháng 12 năm 2003 (UTC)

  1. NguoiYeuVoi 01:22, ngày 15 tháng 12 năm 2003 (UTC)
  2. NguoiThichBoPhieu 05:41, ngày 15 tháng 12 năm 2003 (UTC)
  3. MotThoiGianSau 18:39, ngày 27 tháng 1 năm 2004 (UTC)

Chú ý rằng với cách định dạng này bạn không cần phải thêm dấu hai chấm trước mỗi mục danh sách.

Thử nghiệm sửa

Thử nghiệm nào! Lần này, thay vì sửa trong chỗ thử, hãy để lại lời nhắn tại trang thảo luận này bằng cách nhấn "Thảo luận trang này" hoặc "Thảo luận". Nhớ ký tên người dùng của bạn. Bạn có thể sẽ muốn thử trả lời bàn luận trước của một ai đó. Hãy nhớ rằng, bạn nên dùng "Xem thử" để xem bạn đã định dạng đúng hay chưa, trước khi lưu trang.

Thử thảo luận mẫu tại Trang thảo luận

Các trang dự án khác sửa

Ngoài các trang Thảo luận, có một số loại trang khó thấy hơn cũng dùng để giúp các thành viên Wikipedia liên lạc với nhau, và đóng những vai trò khác nhau với mục tiêu xây dựng Wikipedia. Những khu vực này thường được gọi là không gian tên — giống như, "không gian (tên) Thảo luận".

Các trang trong không gian tên Wikipedia (còn được gọi là "Không gian dự án") cung cấp thông tin về Wikipedia và cách sử dụng nó.

Nội dung được viết trong một trang Tiêu bản sẽ được hiển thị trong bài viết có chứa tham chiếu đến tiêu bản tương ứng. Ví dụ, nội dung viết trong Tiêu bản:Trang bị khóa sẽ xuất hiện trong bất kỳ trang nào có chứa thẻ {{trang bị khóa}}. Bạn có thể sử dụng các thẻ tương ứng trong bài viết. Bạn cũng có thể tạo ra những tiêu bản mới.

Tất cả các trang dự án này đều có trang Thảo luận của riêng chúng.

Để biết thêm chi tiết, xin tham khảo các bài viết sau:


Trang trước Giao lưu và Thảo luận Đây là trang cuối cùng