01020304050607Lưu 080910111213141516172030405060708090

Bạn có biết:

Hôm nay em xin đề nghị thay đổi lại tiêu chuẩn để đưa bài viết ra mục bạn có biết.Hồi đó em có nghe anh Dụng nói 1 lần là bài đủ tiêu chuẩn để đưa bài viết ra mục bạn có biết phải là bài mới tạo 1 tuần và có nội dung, nhưng Bởi vì Wikipedia Tiếng Việt có rất nhiều bài sơ khai, các đề tài hay đều đã có người vô tạo 2-3-4 câu từ lâu lâu lắm rồi bỏ đi. Đến khi viết lại cho giống một bài bách khoa thì đã qua 1 tuần mất tiêu, nay em nghĩ là Wikipedia Tiếng Việt nên đổi tiêu chuẩn là "mới tạo ra không quá 1 tuần hoặc được mở rộng đáng kể trong hai tuần gần nhất" (nhằm khuyến khích mọi người gia tăng chất lượng các bài ngắn lên) Magnifier () 03:41, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi tán thành ý kiến này, nhưng chỉ nên giữ thời hạn mở rộng là một tuần. Nguyễn Hữu Dng 03:46, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Điều Magnifier nói rất có lý, chính là điều tôi suy nghĩ lâu nay. Có nhiều bài được tạo ra với số lượng lớn, nhưng nội dung ngắn, sơ sài. Sau đó, khi nó được bổ sung đáng kể (thêm gấp hàng chục lần so với ban đầu) thì lại không còn được coi là "nóng" nữa vì thời điểm được tạo ra đã cũ; trong khi đó thì những bài mới được tạo trong tuần thì nhiều khi lại khó kiếm cho đủ mà đưa lên.
Theo tôi, nên dành thời gian mở rộng là 2 tuần. Hoặc cũng có những trường hợp được mở rộng đột phá sau 1 thời gian dài - khi có đủ điều kiện, hoặc bỗng nhiên xuất hiện 1 thành viên có đủ khả năng thực hiện yêu cầu của bài. Như vậy bộ phận kỹ thuật cũng nên dành chỗ cho việc đánh dấu vào những bài được mở rộng sau thời gian dài này để những đóng góp đó khỏi bị quên lãng và bộ mặt mới của bài viết không bị "áo gấm đi đêm" :D.--Trungda (thảo luận) 09:11, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài viết chọn lọc và bài viết lên trang đầu (bạn có biết)

Kinh thưa các anh chị bạn, hôm nay rất đáng tiếc khi em nhận ra là Wikipedia tiếng Việt có vẻ như đang hết bài để chọn lọc (như vừa rồi bài Quang Trung ở trang chính 2 tuần!) và bài đưa lên trang chính (bạn có biết: hôm nay chỉ tìm ra 3 bài) (!!!!?), nên dạo gần đây chúng ta sử dụng khá nhiều bài về địa lý (các bài này khá tốt ở chất lượng, nhưng bài địa lý liên tục thì không nên). Các bài mới tạo và mở rộng gần đây thì bao gồm phần nhiều các bài về huyện thị của Trung Quốc (quá ngắn) và các bài khác nhưng số bài tốt cũng khá ít và khó theo dõi hết. Với tinh thần là cùng giúp các sysop khác trong việc cải thiện nội dung Wikipedia tiếng Việt. Em mong các anh/chị/bạn cùng tham gia:

Mọi đóng góp của các anh chị sẽ được ghi nhận và hậu tạ bằng e-chè, e-càfê, e-socôla, e-bánh mì. Xin cảm ơn Magnifier () 09:23, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn đống ý, với đề nghị như trên của Magnifier, một mình DHN quán xuyến phần "Bạn có biết" là quá nặng và cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ mọi thành viên khác. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 15:34, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sắp xếp thể loại liên quan Shintō

Ở Wikipedia tiếng Việt vừa có thể loại: Thần đạo Nhật Bản vừa có thể loại:Đạo Shinto. Nên thống nhất về việc dùng cái nào. Tôi đề nghị đổi cả hai về Thể loại:Shinto vì bài chính của thể loại tên như vậy. Thể loại:Đền Nhật Bản tên thì rất chung chung trong khi ở Nhật đền thờ chỉ để thờ thần của Shinto thôi mà. Tôi đề nghị dùng thể loại:Jinja thay thế, về jinja, mời xem ở đây Shintō#Đền thờ.--202.244.105.124 (thảo luận) 06:56, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC) Vinhtantran chuyển từ Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý. 05:12, ngày 2 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Oversight

Đầu năm, em không muốn bàn việc này nhưng bạn troll có vẻ đã chuẩn bị rất nhiều tài khoản đề thực hiện tổng tấn công "quà tặng" vào dịp đầu năm mới âm lịch. Một số điểm anh Mekong đã nêu ra trong trang thảo luận của người quản lý:

  • Bạn này sử dụng chiến thuật flooding trang Thay đổi gần đây.
  • Bạn này sử dụng chiến thuật sửa đổi số lượng lớn
  • Bạn này chủ yếu nhắm vào các trang nhiều người truy cập và các trang các thành viên đóng góp lâu năm.
  • (Có thể) bạn này sử dụng bot.
  • Bạn này thích tạo ra các lịch sử trang bất lịch sự, và một cách thường xuyên, ngay khi khóa trang hết hiệu lực (nếu trang trước đó đã bị khóa).
  • Bạn này thích để lại thông điệp qua tóm lược sửa đổi.

Bốn điểm trên em xin để các anh/chị giải quyết vì hiện giờ có thể giải quyết được. Em xin bàn qua điểm thứ năm, do hiện nay lịch sử trang là bất diệt (chỉ khi nào máy chủ Wikipedia gặp sự cố chắc nó mới mất), và các thành viên thì không ai là không từng xem qua lịch sử, các phiên bản bài viết lịch sử mà người này tạo ra hoàn toàn vô ích, và mang tính bôi nhọ công kích người khác, không có giá trị. Nên nó không cần giữ lại theo điều luật tại đây, nhưng hiện này Wikipedia Tiếng Việt không có một Oversight, nay em xin cộng đồng bàn thảo và (nếu có thể) tiến hành bầu chọn hai (hoặc hơn) Oversight cho Wikipedia tiếng Việt. Em mong mọi người chú ý vì dứt khoát là bạn troll này sẽ không dừng lại (xin chú ý lại thời gian gần đây, bạn ấy phá dễ có đến 3 tháng liên tục). Mag (thảo luận) 19:51, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Good point! Mag đã đưa ra một điểm hay. Mekong Bluesman (thảo luận) 20:05, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng ủng hộ. Tmct (thảo luận) 20:10, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Phải rút ý kiến vì trong en:Wikipedia:Oversight#Policy có câu này: "Oversight removal is not used on usual vandalism — even egregious and offensive vandalism — unless it is one of the above. Oversight is for material that should not be available even to an admin." Tmct (thảo luận) 20:13, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cái này thì không phải là phá phách trong bài viết rồi (cái offensive vandalism chắc là dành cho các bài viết). Đầy là tấn công nguyên cộng đồng: "there is no editorial reason to keep the revision".
Và cộng đồng Wikipedia tiếng Việt có thể sửa chữa đôi chút cho phù hợp (có thể là sẽ cần biểu quyết để cho phép oversight thực hiện chức năng của mình) như đã làm với tiêu chuẩn đưa vào. Em hy vọng là cơn bão này có thể kết thúc sớm Mag (thảo luận) 20:30, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy mấy câu phá hoại tục tĩu có gì ghê gớm đâu mà phải giấu luôn ra khỏi lịch sử. NHD (thảo luận) 07:48, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhưng bạn troll ấy dường như lại thích điều này, chỉ cần có người thấy là bạn ấy tự thỏa mãn, để đó có thể coi là một hình thức "nuôi troll" Mag (thảo luận) 07:51, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ah! Năm mới bầu thêm một chức có super power để nuôi super troll ? Nguyễn Dương Khang 08:14, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có thể nói là như vậy Mag (thảo luận) 08:40, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Mà chức này có gì gọi là super power không nhỉ? Em nghĩ super power phải cỡ checkuser thôi. Em đã trình bày ý kiến ở trên: bầu 2 người để khỏi có super power. Mag (thảo luận) 08:43, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"Bạn troll" rất thích khi người khác bàn luận về bạn ấy, lại càng thích khi các bàn luận đó thể hiện rằng mọi người đang chịu hậu quả của hành động trolling. Mag ơi, Do not feed the troll. Tmct (thảo luận) 08:53, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vậy chắc phải chấp nhận thôi, đơn giản là bỏ qua, revert, và xóa nó mặc dù gì thì mấy phiên bản đó . Mag (thảo luận) 09:04, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đúng vậy, và mọi người cứ để kệ cho sysop làm công việc revert trang cũ thì phá hoại sẽ biến khỏi trang "thay đổi gần đây".
Còn khoản "khó nhìn"....Hà hà, tôi miễn dịch lâu rồi.:D Tmct (thảo luận) 09:10, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Làm sạch tiếng Việt

mời các bạn tham gia viết bài lam sạch tiếng việt trong đời sống cũng như trog wikipedia. Tránh dùng ngũ pháp nc ngoài và đảo lộn câu cú ngữ pháp tiếng việt(gặp nhiều trog wikipedia) bàn luận không ký tên vừa rồi là của 82.83.248.3 (thảo luận • đóng góp)

Chuyển từ Thảo luận:Làm sạch tiếng việt - trang sẽ bị xóa do là thảo luận của bài không tồn tại. Tmct (thảo luận) 13:22, ngày 7 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bất cứ thành viên nào cũng được hoan nghênh sửa chữa những câu chữ dùng văn nói nhiều hơn văn viết, và làm đảo lộn câu cú ngữ pháp như bạn nói. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 16:17, ngày 8 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài bách khoa

Chưa thấy tiêu chuẩn của một bài viết bách khoa mà nhiều khi cứ đưa ra ý kiến: "Không bách khoa". Cụ thể như một định nghĩa: Thế nào là bài bách khoa, bài bách khoa cần đáp ứng các yếu tố nào...125.235.19.158 (thảo luận) 10:54, ngày 8 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không thực hiện vì đã có WIkipedia:Tiêu chuẩn đưa vàoWikipedia:cẩm nang về văn phong, không bách khoa là từ đây

ABC là một diển viên rất là dễ thương... -> không bách khoa

ABC (sinh 19xx) là một diển viên điện ảnh của nước ABC, nổi tiếng với vai diễn... -> bách khoa

Mag (thảo luận) 11:02, ngày 8 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Xem Thảo luận:Độ bền mỏi thì thấy cần bài này, nó khác với bạn nghĩ Mag ạ. 125.235.19.158 (thảo luận) 12:02, ngày 8 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Trời, bạn đang hỏi từ tổng quát bây giờ chuyển sang chi tiết nữa chứ. Giờ bạn so sánh en:Fatigue (material)Độ bền mỏi xem nó khác nhau như thế nào? Tính bách khoa nằm trong cách viết đấy bạn ạ, mà cách viết thì mình đã nêu ở trên Wikipedia:cẩm nang về văn phong Mag (thảo luận) 12:11, ngày 8 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

(chuyển từ Wikipedia:Bài thỉnh cầu#Wikipedia:Bài bách khoa) Mag (thảo luận) 12:11, ngày 8 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cách đặt tên các nhân vật trong truyện, phim

Tôi đề nghị đưa ra thảo luận về quy ước đặt tên bài viết về các nhân vật, phép thuật, địa danh...trong các truyện, phim, phim giả tưởng...thì có phần chú thích sau hai dấu ngoặc đơn ngay phía sau bài viết (...).

Ví dụ bài Thần sáng, nếu ai chưa đọc Harry Potter thì chẳng hiểu nổi bài viết đang viết về cái gì. FOM (thảo luận) 10:32, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái đó là do bài viết kém chư không phải là do tên bài viết. Nếu chưa từng đọc HP thì dù là Thần Sáng hay Thần Sáng (Harry Potter) cũng không có ý nghĩa gì cho lắm. Magnifier () 10:42, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đấy chỉ là một ví dụ ở bài Thần sáng, tớ đọc nhiều bài mà giờ quên rồi, toàn về nhân vật hoạt hình, phim giả tưởng mà cứ ngỡ là thật.

Bài Thần sáng nếu ai không biết về HP thì cũng phải biết là bài đó về nhân vật đó ngay từ khi đọc tiêu đề, chứ để mất thời gian vào đọc rồi mới biết. Nếu không biết HP thì cứ tưởng một vị thần trong thần thoại nào chứ. FOM (thảo luận) 10:50, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mục đề "Thần sáng" không có lý do nào để có một bài riêng, nó sẽ được mang vào bài "Bộ Pháp thuật". Khi nó nằm trong bài đó rồi thì người đọc sẽ có một context để hiểu nó thuộc về thế giới của sách Harry Potter thay vì thế giới của chúng ta. Như tôi đã viết nhiều lần, có rất nhiều người mới không thích tìm hiểu về Wikipedia trước khi viết; họ chỉ thích viết ngay cho các mục đề mà họ là fan hâm mộ cuồng nhiệt, họ không nhìn thấy cái mà họ viết chỉ là một phần rất nhỏ của một mục đề không lớn của một cái Wikipedia khổng lồ. Tôi mong ước, và tôi có thể sẽ bị làm thất vọng, là những người này sẽ thay đổi sau một thời gian làm việc tại đây. Mekong Bluesman (thảo luận) 15:52, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bác ơi, không nói đến bài "thần sáng" nhé, nó cũng đã được chuyển rồi. Nhưng giả sử bài này được đứng một mình thì sao. Tốt hơn là cho nó một cái mở ngoặc () ở đằng sau thành [Thần Sáng (Harry Potter)] có phải tiện hơn không ?. Không phải vào đọc rồi mới biết, chí ít còn cho người đọc lựa chọn xem có đọc hay không. Còn qua các máy tìm kiếm thì nó sẽ hiển thị luôn. FOM (thảo luận) 16:11, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Như Magnifier đã nói trên, vấn đề đây là bài có chất lượng kém, không nói rõ đây là một bài viết về nhân vật/đề tài hư cấu. Tên mục từ cần được càng ngắn gọn càng tốt. NHD (thảo luận) 16:59, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Chọn ngay một bài đang có nhiều ý kiến về chất lượng nên mới ra nông nỗi này đây. Chỉ cần nói giải thích ngay từ đầu: Tên mục từ cần được càng ngắn gọn càng tốt có phải nhanh hơn không.
Ví dụ: có một bài: [Công ty Ô] trong phim viễn tưởng "thế giới năm 7000" thì tên bài là [Công ty ô (Thế giới năm 700)] để hiểu ngay là Công ty Ô này không có thực, chỉ là trong phim. Nhưng càng ngắn càng tốt nên thôi.
Kết thúc thảo luận này ở đây !.FOM (thảo luận) 17:30, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ranh giới giữa Chất lượng kém và rất sơ khai

 
Mục này hiện nay đang được đề nghị cho ý kiến. Nó đang mong chờ một ý kiến từ bạn.


Màu cho cách dòng ở thảo luận

Tôi vừa thêm một đoạn định nghĩa mã màu để phân biệt các thảo luận tại các trang thảo luận dễ hơn, các góp ý xin mời đặt tại Thảo luận MediWiki:Monobook.css. Cảm ơn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 06:20, ngày 26 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cá tháng tư

Sắp cá tháng tư rồi, mọi người có trò nào hay hay để "phỉnh" người đọc không? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 06:45, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tung tin là Mekong Bluesman đột nhiên "giã từ" Wikipedia tiếng Việt^^. FOM (Thảo luận) 06:53, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Chỉ lừa thành viên có kinh nghiệm thì mang ra thảo luận thế này là hết xài rồi. Tôi đang nghĩ làm sao lừa những độc giả của Wikipedia tiếng Việt kìa. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 06:57, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Jimbo Wales sang thăm các Wikipedian ở Việt Nam. Wikipedia tiếng Việt bị Meta đóng cửa do bài mới ít tạo hằng ngày ít quá. Máy chủ chứa dữ liệu của Wikipedia tiếng Việt bị hỏng, máy chủ backup hỏng theo, wikiepdia tiếng Việt mất 95,75% dữ liệu bài viết. Hacker VN đột nhập vào máy chủ Wikipedia tiếng Việt lấy toàn bộ tài khoản của các thành viên. Wikipedia bị Google mua lại. Magnifier () 07:03, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Viết bài có thưởng: Do thừa tiền vì khuyên góp quá nhiều, WIki khuyến mại viết bài chất lượng tốt sẽ thưởng bằng USD^^. FOM (Thảo luận) 07:07, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cái viết bài có thưởng bên Wikipedia tiếng Anh có đấy (chỉ là user tự thưởng nhau), hay như vụ bác Microsoft mướn người viết bài về mình chẳng hạn :)) Magnifier () 07:11, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Việc này đã được thảo luận nghiêm túc rồi, nhưng chưa thấy có nhiều người hưởng ứng. NHD (thảo luận) 03:00, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hay đấy, đó sẽ là phần tin tức, thế còn "bài chọn lọc" và "bạn có biết"? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 07:32, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cá tháng Tư hay nhất, theo lối nhìn của tôi, là đưa ra các thông tin là Wikipedia đã tìm được cách tự động xóa bỏ các bài và các hình ảnh vi phạm bản quyền hay thiếu thông tin về bản quyền để giúp Wikipedia tiếng Việt. Còn cái thông tin mà tôi giã từ Wikipedia tiếng Việt thì sẽ có ít người đọc lắm... tuy rằng có một số người thật sự muốn tôi ra khỏi nơi này để không bị luôn luôn nhắc về đọc các quy luật của Wikipedia trước khi viết bài. Mekong Bluesman (thảo luận) 07:41, ngày 27 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hai cái đề cử của FOM là thuộc dòng "cười ra nước mắt" đó. Cái thứ nhất: Nhiều thành viên ghét MB chỉ vì họ coi MB phá hoại - nhưng không biết rằng MB chỉ "khó tính" trước các bài mà thôi. Khi MB đi xem F1 thì vài người tiếc, còn lại còn vào "bồi" thêm mấy cú hòng làm nản nòng "cỗ xe tăng" MB bằng các bài viết/yêu cầu...^^. Cái thứ hai thì...không dám mạn bàn vì wiki không nói đến wiki^^. 203.160.1.49 (thảo luận) 05:48, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi không tán thành đem Mekong Bluesman làm cá tháng tư, nó khiến tôi cảm thấy chúng ta đang đùa "với nhau", trong khi tôi muốn mở rộng sự đùa giỡn ảnh hưởng đến người đọc. Tôi cảm thấy kết hợp giữa ý kiến của MB và Magnifier sẽ khá hay. Có thể tại chỗ "thống kê" tôi sẽ ghi thành: "Do một sự cố về máy chủ Wikipedia tiếng Việt, tất cả những bài viết sơ khai và rất sơ khai đều bị xóa, rất tiếc khi phải thông báo chúng ta chỉ còn xxx bài (mất đến yyy% số bài)". Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 15:29, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hê hê, khi nào mọi người chính thức đăng tin cá tháng tư, do mắc bệnh nghề nghiệp nên tôi sẽ ghi chú thích nguồn đến thảo luận này;) Tmct (thảo luận) 16:01, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bên arwiki có bài về Mekong Bluesman này rồi. Newone 02:55, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hết cá thắng tư rồi anh Nghĩa ạ. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 02:59, ngày 3 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Giao diện

Bạn nào xem giúp giao diện (mục lục) của [1][2]. Có sự khác biệt hiển thị mục lục rất nhiều giữa máy tính tôi và anh Dung005. Theo tôi đoán máy anh Dung005 đã để chế độ phân giải thấp. Xin cám ơn. Lưu Ly (thảo luận) 15:11, ngày 4 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi vừa thử lại cả trên màn hình LCD 19". Mở bằng firefox sẽ không thấy lỗi gì, mở bằng IE sẽ có khoảng trắng bên trái khi dùng tiêu bản TOCright. Dung005 (thảo luận) 15:20, ngày 4 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nếu đặt mục lục sang trái sẽ có 1 khoảng trắng. An Apple of Newton thảo luận 15:24, ngày 4 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Để làm mất khoảng trắng, hãy dùng tiêu bản {{Mục lục bên trái}}, sẽ hết. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 15:50, ngày 4 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đã sửa theo chỉ dẫn của Trần Vĩnh Tân. Dung005 (thảo luận) 18:52, ngày 4 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề nghị bỏ tiêu bản: "chú thích trong bài"

Tôi đề nghị bỏ tiêu bản {{chú thích trong bài}} với nội dung:

Bài viết này cần có thêm chú thích nguồn gốc trong bài để có thể kiểm chứng được thông tin.
Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích từ các nguồn có uy tín. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ.

Lý do: Tiêu bản yêu cầu thêm chú thích nhưng không nói cần chú thích cho nội dung nào trong bài. Nó được đặt cả cho những bài không hề có yêu cầu chú thích nào. Nội dung tiêu bản có nghĩa tiêu bản chỉ để yêu cầu ai đó đặt dăm cái chú thích vào bài chứ không quan tâm chú thích ở đâu. Như vậy thì liệu có phải để phục vụ mục đích kiểm chứng hay không hay phục vụ mục đích "trông cho nó hoành tráng"? vì có ai yêu cầu nguồn kiểm chứng cho cái gì cụ thể đâu?

Thực sự, với nội dung trên, tiêu bản này rất nặng tính hình thức và có thể được xem là một thể hiện "bệnh thành tích". Tmct (thảo luận) 22:41, ngày 5 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

en:Template:Refimprove; ơ ra thế tiêu bản này bên Wikipedia tiếng Anh là sai hả sister Tmct? Em chỉ thấy là người dùng tiêu bản chưa biết cách khi nào treo cho đúng thôi, như bài Lịch sử Việt Nam em đã treo nó khi một thành viên khác treo {{fact}} nhiều quá, nhưng bài có nói là đã viết bài đã list ra một danh sách nguồn nhưng không có, hoặc quá thiếu chú thích trong bài khiến thành viên kia thắc mắc. Nó là hình thức con của {{thiếu nguồn gốc}}, khi bài viết cho chưng ra 1 list các nguồn tham khảo nhưng quá thiếu hoặc không có chú thích trong bài để người đọc dễ kiểm chứng được thông tin, nó thuộc dạng tiêu bản bảo quản Wikipedia, nhằm thúc người viết "này viết khó tin quá cite nguồn gốc đi, cụ thể ở đâu để người khác dễ kiểm chứng được thông tin chớ", không hề có ý sinh ra để cho hoành tráng đâu sister ạ. Anyway, bệnh thành tích Wikipedia, mới nghe lần đầu :) Magnifier () 23:00, ngày 5 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Wikipedia tiếng Anh không phải là khuôn mẫu hoàn hảo.

Bệnh thành tích đã thể hiện rất rõ, ít nhất là ở nội dung của hơn 100 ngàn bài của Wiki ngôn ngữ mà trên thế giới chỉ có 20 người sử dụng.

Tóm lại cái biển này muốn gì nếu trong bài không có một cái {{fact}} nào? Ai đó muốn tháo biển chỉ việc thêm dăm cái chú thích vô thưởng vô phạt vào, đúng không? Thế chẳng phải hình thức lắm sao? Tmct (thảo luận) 18:57, ngày 6 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Câu trên cho thấy Tmct có cái nhìn sai. Người gắn biến đó là để nhắc người viết chú thích các đoạn cần thiết, giúp bài viết có chất lượng cao hơn. Hơn ai hết, chỉ người viết mới biết rõ nhất cần chú thích gì, thông tin lấy ở đâu. Về phía người viết, mục đích cũng là nâng cao chất lượng bài chứ không phải chỉ bỏ tiêu bản đi.
Wiki tiếng Việt hiện nay có nhiều bài rất dài mà không chú thích nào. Vì vậy, thay vì gắn {{fact}} khắp bài thì dùng một {{chú thích trong bài}}. Tiêu bản {{fact}} sẽ cho bước thứ hai, khi bài đã được bổ sung chú thích, nhưng vẫn thiếu. Còn bài nào không cần chú thích trong bài? Không nhiều. Chỉ những bài kiến thức cơ bản, những bài ngắn và dùng một nguồn tham khảo. Còn các bài dài, thông tin tổng hợp nhiều nguồn, có số liệu, có trích phát biểu... đều cần chú thích.
Còn nếu một người mục đích chỉ muốn bỏ cái tiêu bản đó khỏi bài mình thì đúng là mắc bệnh thành tích. Các thành viên khác phải chú ý bài như thế.--195.83.178.10 (thảo luận) 14:31, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có cảm giác là các bài viết trên Wikipedia tiếng Việt rất ư là dị ứng với chú thích kiểu như thế này[1], nó làm cho bài viết xấu đi? ngay cả mấy bài chọn lọc cũng không ai chụi chú thích rõ rõ, nhiều nhiều một bài viết ngon trên Wikipedia là một bài chú thích đầy đủ, hồi đó có một bài khi em viết kiểu chú thích đầy đủ thì có một thành viên khác nói với em là bài trên Wikipedia hay là luận án tiến sĩ vậy, làm gì chú thích nhiều vậy ?. Wikipedia tiếng Anh không chuẩn mực, ý này không biết đúng sai sao nhưng hầu như toàn bộ hệ thống các phiên bản Wikipedia đều phải học tập từ Wikipedia tiếng Anh rất nhiều, nơi đó là nơi WP:KHONG được tôn trọng ở mức cao nhất vì có rất nhiều người, từ rất nhiều nơi trên thế giới củng góp sức, nó không phản ánh một số tư tưởng chung trong một dân tộc như chúng ta, ví dụ: bây giờ mà em lôi bài Nguyễn Huệ qua đó dịch thẳng thắn thế nào nó cũng bị cái bản {{NOPV}} ngay lập tức, lý do: tầm nhìn bó hẹp từ Việt Nam.
hơn 100 ngàn bài của Wiki ngôn ngữ mà trên thế giới chỉ có 20 người sử dụng, vo wiki hiện này đang bị các steward của Wikimedia soi rất kỹ, đừng lo, chắc sắp tới sẽ có một đợt xóa lớn. Có thể là Board of Trustees không biết tiếng Việt, không biết tiếng Lombard, không biết tiếng Nauy, không biết tiếng vo nhưng họ không để ai muốn làm gì thì làm đâu.
Về lại cái tiêu bản: nó là cái tiêu bản nhắc nhở để người viết, người có hứng thú gia tăng chất lượng bài, và cảnh báo người đọc về mức độ tin cậy của thông tin. Không có bệnh thành tích gì trong nó. Tất cả các chú thích trên Wikipedia không có cái chú thích nào gọi là vô thưởng vô phạt, bởi vì mỗi chú thích sẽ đảm bảo cho mức độ chính xác của cái thông tin mà bài viết đó muốn truyền tải. Kể cả như thế này: Trời buổi tối có màu đen[2] cũng cần thêm vô nếu có ai đó đòi. Người viết chỉ cần chú thích lấy lệ nếu họ không có trách nhiệm, rồi dời đi , sẽ không có ai phản đối nhưng nếu mai sau có bất cứ ai đọc bài nhìn: thấy chi tiết XYZ, ABC khó tin học fact fact vài cái rồi dán tiêu bản lên, người viết lại phản chú thích tiếp. Sister Tmct ơi, cứ tưởng tượng như bài Chiến tranh Việt Nam toàn bộ các in-line citation bị xóa hết đi, sister sẽ thấy cái tiêu bản này nó có ý nghĩa gì? Bệnh thành tích? Magnifier () 14:55, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có ai biết vì sao có lúc Jimbo Wales phải la lên: "Đừng có tin Wikipedia" vì "Nhiều sinh viên than phiền rằng họ bị giáo viên đánh giá thấp chỉ vì sử dụng dữ liệu được đăng trên Wikipedia và sau khi kiểm chứng thì thông tin đó chẳng đúng chút nào", "Trust only after you verify.". Những cái tiêu bản như chú thích trong bài, sectOR, thiếu nguồn gốc có 2 cái tác dụng như thế: đừng mù quáng tin cái bài này, vì nó vẫn chưa được chú thích gì cả, nhớ đọc kỹ nó và thứ hai với người viết :"này bài viết này trông khó tin quá chú thích cái nguồn để cho người khác tin nó coi" chứ không hề là treo để có thành tích, treo để cho đẹp, treo để hạ thấp người viết. Magnifier () 15:11, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nói dài quá nhưng chưa có ai trả lời thẳng câu hỏi của tôi: "Ai đó muốn tháo biển chỉ việc thêm dăm cái chú thích vô thưởng vô phạt vào, đúng không? Thế chẳng phải hình thức lắm sao?" 1ng

Trả lời ngay đây, Tmct không thấy? (copy nguyên từ trên xuống) Về lại cái tiêu bản: nó là cái tiêu bản nhắc nhở để người viết, người có hứng thú gia tăng chất lượng bài, và cảnh báo người đọc về mức độ tin cậy của thông tin. Không có bệnh thành tích gì trong nó. Tất cả các chú thích trên Wikipedia không có cái chú thích nào gọi là vô thưởng vô phạt, bởi vì mỗi chú thích sẽ đảm bảo cho mức độ chính xác của cái thông tin mà bài viết đó muốn truyền tải. Kể cả như thế này: Trời buổi tối có màu đen[2] cũng cần thêm vô nếu có ai đó đòi. Người viết (nếu thấy tiêu bản) chỉ cần chú thích lấy lệ nếu họ không có trách nhiệm, rồi dời đi , sẽ không có ai phản đối nhưng nếu mai sau có bất cứ ai đọc bài nhìn: thấy chi tiết XYZ, ABC khó tin (dán vài cái) fact fact vài cái rồi dán lại tiêu bản, người viết lại phản chú thích tiếp. Sister Tmct ơi, cứ tưởng tượng như bài Chiến tranh Việt Nam toàn bộ các in-line citation bị xóa hết đi, sister sẽ thấy cái tiêu bản này nó có ý nghĩa gì? Bệnh thành tích?
Tôi đạ edit lại cho Tmct dễ đọc rồi đấy, từ nay về sau nên đọc kỹ người khác đang thảo luận gì. Rồi hẵn than phiền FlaVia 08:47, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chỉ có IP 195.83.178.10 đã gần động đến câu đó khi viết "nếu một người mục đích chỉ muốn bỏ cái tiêu bản đó khỏi bài mình thì đúng là mắc bệnh thành tích". Chắc bạn ấy nghĩ đến việc tôi đã nhét ba cái chú thích vào bài David Hume rồi bỏ biển. Tôi hoàn toàn đồng ý, đó là lí do mà tôi muốn bỏ cái biển này đi, vì nó vẽ đường cho người ta làm những việc hình thức/thành tích. Tmct (thảo luận) 08:05, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề nghị thay đổi nội dung và cách đặt biển "chú thích trong bài"

Vì biển "chú thích trong bài" với nội dung hiện hành có những nhược điểm sau:

  1. Không thiết thực, người khác không biết người ta yêu cầu kiểm chứng cái gì trong bài, bài có thể có 500 câu, ai biết cần chú thích cho câu nào trong đó?
  2. Bệnh thành tích và hình thức, tiêu bản đó vẽ đường cho người nào đó muốn tháo biển chỉ việc nhét vào bài vài cái chú thích vô thưởng vô phạt chẳng ai yêu cầu (chẳng hạn Hồ Chí Minh từng ở Hà Nội), nhét vào cho nó có đủ số lượng hoặc để bài trông cho nó "hoành tráng"
  3. Tạo điều kiện cho những người đọc ào ào rồi đặt biển, ví dụ như chỉ đếm chú thích thấy ít thì đặt, không cần biết thực sự bài có cần nhiều chú thích hơn thế hay không.
  4. Biển vô tác dụng trong trường hợp bài đã có rất nhiều chú thích nhưng toàn những chú thích hiển nhiên (chẳng hạn Hồ Chí Minh từng ở Hà Nội). Khi đó biển không treo được trong khi chất lượng của các nguồn dẫn thì hoàn toàn không có giá trị thông tin.

Do sự cần thiết của việc tăng độ kiểm chứng của đa số các bài viết trên Wiki là có thực, nhưng để tránh các nhược điểm trên, tôi đề nghị thay nội dung và các đặt biển như sau.

Cách đặt: biển chỉ được đặt sau khi trong bài đã có một số đáng kể yêu cầu chú thích (nhiều hay ít là tùy theo bài dài hay ngắn, nội dung gây tranh cãi hay không). Các yêu cầu này có thể đã có sẵn hay do người muốn đặt biển vừa đưa vào. Lý do:

  1. khuyến khích người đặt biển trước khi đặt thì đọc bài và thực sự nhìn ra những điểm được cho là cần nguồn dẫn.
  2. giúp định hướng cho những người khác trong việc cung cấp chú thích nguồn, và do đó sẽ làm hiệu quả hơn quá trình tăng chất lượng bài
  3. tránh trường hợp người nào muốn tháo biển thì chỉ việc chú thích vài phát cho xong chuyện

Nội dung biển: "Bài này có nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc chưa được đáp ứng. Nếu có thể, mời bạn giúp chú giải từ các nguồn có uy tín để người đọc có thể kiểm chứng được thông tin".

Như vậy, với đề xuất của tôi ở trên, do yêu cầu cao hơn đối với người đặt biển nhưng lại có thêm thông tin giúp đỡ người tìm nguồn, việc kêu gọi tăng chú thích nguồn trong bài sẽ được thực hiện tốt hơn, cùng lúc đó tránh được bệnh hình thức và đặt biển qua loa.

Lưu ý, việc này là cùng xu hướng với nội dung mới của Tiêu bản "chất lượng kém" đó. Tmct (thảo luận) 08:05, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái gì gọi là hoành tráng ở đây? Tôi nghĩ Tmct đã từng rất quan tâm đến những bài nóng như lửa như Chiến tranh Việt Nam Tmct cần phải hiểu có những bài, người đọc đọc qua thấy nó hơi quá lố, đặc biệt là khi họ mới đọc về nó lần đầu, nhưng họ không biết rối cục khái niệm có từ đâu sách nào, họ hoàn toàn có quyền đòi nguồn tham khảo, họ chỉ cần đặt cái bản, khi ai đó chú thích vào thấy, chú thích 1 nguồn, dời nó đi, cũng chẳng ai nói gì, nhưng lần sau lại có ai đó và đặt bản tiếp vì cũng có một số thứ họ thấy lạ, nếu ai không ưa yêu cầu dẫn chứng, đừng tham gia vào dự án này.
Cái tiêu bản này tôi chỉ thấy mục đích nó đơn giản: đòi người viết chú thích cho cái chi tiết mình viết, cảnh báo người đọc nhớ hãy tìm cách kiểm chứng trước khi tin vào (nói thật nó là tiêu bản giảm nhẹ của tiêu bản {{độ xác thực}} chứ chẳng có gì xa). Nếu người treo tiêu bản viết đôi điều vào trang thảo luận, hay treo tiêu bản {{fact}} nữa thì nó sẽ có thêm cơ sở, và thể hiện trách nhiệm cũng như lý do cho nó tồn tại, không thì người khác chỉ việc dời đi nếu không thấy cần. Tiêu bản này và tiêu bản chất lượng kém là hoàn toàn khác nhau: một cái tiêu bản đòi tăng chất lượng bài và một cái tiêu bản đòi chém, y như một người ra đường gặp ai đó đòi đưa giấy tờ chứng minh và ai đó cầm súng kêu dọa giết tính chất nó khác nhau. Tmct sao mà đem hai cái tính chất khác nhau ra rồi so sánh, tôi thật không hiểu nổi. Tôi là người đặt cái tiêu bản này bên English Wikipedia rất nhiều, chưa có ai đòi cả một cái hướng dẫn cho một động tác đơn giản như vậy.
Các câu hỏi của Tmct tôi cảm giác nó thật quá sức gượng gạo:
  1. Không thiết thực, Wikipedia là kiểm chứng được, bài càng có nhiều chú thích càng có giá trị. Người viết nếu biết các kiểm chứng và có trách nhiệm sẽ tự biết mình cần chú thích gì. Tiêu bản này là một trong nững tiêu bản thiết thực nhất và tiêu bản đầu tiên tôi biết sử dụng sau {{fact}}
  2. Bệnh thành tích và hình thức vô lý nhất là câu này, ai đứng ra đánh giá Wikipedia và những người viết cho nó mà Bệnh thành tích và hình thức, Tmct tôi đọc hết mà rốt cục không hiểu Tmct đang viết cái gì? What's going on? Lần đầu tiên tôi nghe cái khái niệm kiểu này. Đừng mang những thứ nhức nhối ngoài xã hội vô trong chốn này, đừng suy A ra B.
  3. Tạo điều kiện cho những người đọc ào ào rồi đặt biển chỉ cần họ không thấy chú thích in-line là họ có quyền đặt biển đòi chú thích. Không có gì sai ở đây cả. Đây là câu khó hiểu nhất?
  4. Biển vô tác dụng Tmct đã từng thấy có những bài máy bay ông A đang điều khiển[1] bị bắn rơi[2] bởi lực lượng phòng[3] không nước B[4] với một chú thích dành riêng cho lực lượng phòng không không? Vì trước đó có thành viên khác nghe nói là bị máy bay bắn rơi chứ không phải là lực lượng kiểu pháo binh, tên lửa.

Đọc hết cả mấy chục kB thảo luận mà rốt cục chẳng hiểu tiêu bản này có gì ghê gớm mà phải lao tâm khổ tứ rồi nghĩ ra ba bốn cái lý do không đâu vào đâu. Nếu Tmct sợ nó làm xấu bài, chú thích vào rồi dời đi, quá đơn giản nếu người nào đó lạm dụng thì hại uy tín mình thôi chứ có sao đâu, bài trên Wikipedia không bao giờ không được ngại chữ xấu vì tiêu bản, nó là biểu hiện của en:WP:OWN. Viết dài như vậy mà chẳng hiểu là có cần thiết không: nó lam tôi nhớ đến một hướng dẫn: ăn cháo bạn cần cái tô, múc cháo ra tô, cầm muỗng múc ăn, để ăn được như vậy, bạn phải cầm muỗng. FlaVia 09:30, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Còn tôi thì thấy Flavia chưa đọc các giải thích và đề xuất của tôi. Tôi đã chứng minh rằng đề xuất mới có đủ các tác dụng tích cực của tiêu bản cũ, nhưng bỏ đi được các tiêu cực. Vậy tại sao không thay? Tmct (thảo luận) 09:48, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nói chung là tôi thấy 2 điểm:1/ tiêu bản này chỉ có tác dụng đòi hỏi tăng chất lượng bài, trong quan điểm của mỗi người (A, B ,C) chất lượng có thể khác nhau, Wikipedia là A + B + C, nếu đặt ra quy định thì không nên, nó làm cho người mới không còn dám be bold đặt nổi 2/ Nếu nội dung viết trên tiêu bản có gì khúc mặc có thể sửa, nếu không ai phải đối thì là đồng thuận còn không thôi.


Tôi tập trung vào nội dung

Bài viết này cần có thêm chú thích nguồn gốc trong bài để có thể kiểm chứng được thông tin. Mời bạn giúp cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích từ các nguồn có uy tín. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ.

"Bài này có nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc chưa được đáp ứng. Nếu có thể, mời bạn giúp chú giải từ các nguồn có uy tín để người đọc có thể kiểm chứng được thông tin"

"Bài này có nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc chưa được đáp ứng. Nếu có thể, mời bạn giúp chú giải từ các nguồn có uy tín để người đọc có thể kiểm chứng được thông tin" Câu này, nói thật đọc qua tôi có cảm giác rất vụng, người đọc mới đọc lần đầu muốn người viết chú thích, ai biết đường nào mà yêu cầu chú thích và nó lại không có cái nội dung cảnh báo người đọc cần thiết như cái cũ Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Nội dung cũ cũng là chính Tmct viết, giờ lại đòi đổi. Nói thật, tôi có cảm giác là Wikipedia tiếng Việt rất thích màn chấp nhặt câu chữ, có ai ngồi suy nghĩ lại là tiếng Việt trong ngữ có nghĩa, cứ ngồi đào mãi thì sửa đến năm sau cũng không xong nổi, save time and do something else.

FlaVia 10:12, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vừa viết xong đã thấy cái tiêu bản mới sinh có nội dung gần giống nhưng khác quan điểm, thôi kệ dùng cái nào cũng có tác dụng như nhau, mọi con đường để dẫn tới La Mã đều dẫn tới La Mã, chỉ có điều người nhìn con đường đó dưới một con mắt khác nhau mà thôi. Tmct, you have earned my silence ... FlaVia 10:27, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Các tiêu bàn về thiếu nguồn tham khảo, tôi tạm chia ra bốn mức độ:

  • {{Thiếu nguồn gốc}}: Bài không ghi bất nguồn gốc nào.
  • {{Chú thích trong bài}}: Bài có ghi nguồn tham khảo nhưng không dùng chú thích nào, người đọc không biết các thông tin được lấy cụ thể ở đâu.
  • {{Cần thêm chú thích}}: "Bài viết này có nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc chưa được đáp ứng".
  • {{Cần chú thích}}: Dùng cho chi tiết cần chú thích.

Trong bốn tiêu bản trên tôi thấy {{Cần thêm chú thích}} mà Tmct mới tạo ít tác dụng nhất. Khuyết điểm đó chính Tmct đã chỉ ra, nhưng với {{Chú thích trong bài}}: không nói rõ cần chú thích ở đâu.--195.83.178.10 (thảo luận) 10:29, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

{{Chú thích trong bài}}: chú thích nguồn gốc trong bài
Nói chung đều có tác dụng nhắc nhở người khác thêm chú thích vào trong bài. Nếu không có gì lớn nữa, đề nghị ngưng thảo luận chấp nhặt câu chữ tại đây. FlaVia 10:38, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Điểm quan trọng của tiêu bản {{Cần thêm chú thích}} thì không ai đọc: người đặt biển phải tự gắn các yêu cầu {{cần chú thích}} vào những nơi thích hợp. Những thứ chữ nghĩa khác không phải là cái tôi quan tâm. Tmct (thảo luận) 12:23, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phần đề dẫn của các bài cần phải như thế nào?

Khi bài Vịnh Hạ Long đưa vào bình chọn [3], phần introduction (đề dẫn) của bài vào thời điểm đó [4] được một thành viên góp ý rất chính xác rằng "quá ngắn và không bao quát". Sau đó, với sự nâng cấp phần intro này như thời điểm hiện nay, [5], phần này lại được góp ý trong Thảo luận:Vịnh Hạ Long#Nhập đề khá hợp lý rằng "phần intro hiện quá dài. Thông tin đưa ra chỉ cần khái quát chứ không nên cụ thể quá". Nhân sự kiện bài này, tôi muốn mở một mục thảo luận tại đây để các bạn góp ý, phần đề dẫn của các bài viết trên Wikipedia nói chung cần thiết phải như thế nào.

Quan điểm cá nhân của tôi:

  • Ngay cả khi Wikipedia có thể theo một mô thức riêng về văn phong, thì phần đề dẫn của bài viết cũng không nằm ngoài nguyên tắc 6W, bao gồm "Ai (Who)? Ở đâu (Where)? Cái gì (What)? Tại sao (Why)? Khi nào (When)? và Thế nào (hoW)".
  • Nếu phần đề dẫn của bài thỏa mãn tiêu chuẩn 6W nói trên, độc giả ít thì giờ, chỉ cần đọc phần đề dẫn cũng đã có thông tin khái quát về đề tài.
  • Thế nào là dài thế nào là ngắn: dài làm sao để không thừa, ngắn làm sao để không thiếu? Tôi nghĩ dài hay ngắn của phần đề dẫn nên được đặt trong đối trọng với toàn bộ nội dung và đề tài của bài.
  • Độ dài tối đa: sức tập trung của người bình thường là 3 phút đọc, tương đương khoảng 1000 chữ. Phần đề dẫn dù dài đến đâu, không vượt quá 1000 từ là ổn.

Vài thảo luận sơ bộ, mong các bạn góp ý thêm! Trân trọng! Viethavvh (thảo luận) 13:46, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

về việc wiki hóa

Mình có viết bài "Võ Đình Cường" với nội dung chính là từ website giadinhphattu.vn. Bài viết này sau khi đăng lên thì được báo là cần wiki hóa, cho mình hỏi để wiki hóa thì phải làm sao

Theo tôi hiểu wiki hóa tức sửa đổi bài theo văn phong cũng như quy cách trình bày của từ điển Wikipedia (xem thêm: Wikipedia:Cẩm nang về văn phong), thay vì bài là văn phong báo chí, văn phong bài luận cá nhân hay văn phong nghiên cứu. Bạn có thể tham khảo thêm một hai chục trường hợp viết về một cá nhân nào đó trên Wikipedia để hiểu thường bài viết về cá nhân sẽ trình bày dưới dạng nào (phần đề dẫn nói khái quát về ông ta, lý do ông ta có bài trên Wiki, thường bắt đầu bằng "Nguyễn Văn A là..."), sau đó là các phần tiểu sử, đóng góp cống hiến, sự nghiệp v.v. (ví dụ các bài Võ Nguyên Giáp, Cao Xuân Huy, Trần Thu Hà v.v. Viethavvh (thảo luận) 14:18, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Không, Viethavvh hiểu sai, wiki hóa có nghĩa là "đặt liên kết trong tới các bài viết khác đang tồn tại", vậy là đủ, mời xem en:Wikipedia:Glossary#Wikify.

Tên các nhạc cụ Tây phương

Chào các thành viên của Wikipedia! Sau khi đọc nhiều thảo luận ở đây, đặc biệt là Thảo luận:Gene, tôi xin đề nghị đổi tên một số bài về nhạc cụ Tây phương. Lý do tôi xin nêu:

  • Kèn flute hiện nay nằm trong bài sáo ngang. Các bạn cũng biết sáo ngang có rất nhiều loại. Từ flute trong tiếng Anh hay flûte trong tiếng Pháp cũng chỉ một khạc khí hơi bộ gỗ. Nhưng flute trong các tài liệu tiếng Việt thì chính xác là en:Western concert flute hay fr:Flûte traversière, nhạc khí sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng.
  • Hai tên Kèn dăm đơnKèn dăm kép tôi không biết người viết lấy ở đâu. Qua google thỉ thấy Wiki và các trang sao chép sử dụng. Hai tên này không chính xác vì có một số loại kèn sử dụng dăm đơn, một số dăm kép. Ví dụ saxophone miệng thổi dùng dăm đơn (có thể xem ở đây) hay kèn dân tộc Việt Nam cũng dùng dăm kép (xem ở đây).
  • Bài Hồ cầm về violoncelle cũng không chính xác. Trong thảo luận của bài đã có người chỉ ra rồi.
  • Hai bài Vĩ cầmDương cầm tên hoàn toàn đúng. Nhưng trong văn nói hàng ngày chúng ta lại dùng violon và piano nhiều hơn. Trong các tài liệu âm nhạc cũng dùng hai tên violon và piano, điều này dễ hiểu. Các bạn có thể xem trong các link của bài Dàn nhạc giao hưởng: [6][7]. Cũng tương tự trong các thông báo tuyển sinh của nhạc viện Hà NộiTP Hồ Chí Minh. Hai tên vĩ cầm, dương cầm rất hay nhưng hiện nay có lẽ chỉ dùng trong văn học.

Vì vậy tôi đề nghị đổi tên một loạt bài về nhạc cụ. Còn sẽ từng bài dùng tên gì tôi xin thảo luận tiếp sau. Mong các bạn cho ý kiến!--Goodman (thảo luận) 08:42, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy đề nghị của bạn là cơ sở cũng như có nguồn dẫn, những thông báo của bạn tại đây có lẽ đã tốt, những vấn đề đổi tên bài cụ thể chúng ta hãy đặt ra tại trang thảo luận mỗi bài để tiện việc thảo luận. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 06:39, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

CHÚ THÍCH TRONG WIKIPEDIA

không biết có phải là ngu ngốc không, nhưng em là kimhunter, ban điều hành đã nhắc nhở em là phải chú thích nguồn gốc của bài viêt "lễ cày tịch điền", bài này em lấy một số thông tin gốc từ "Việt sử giai thoại" và "lịch sử việt nam bằng tranh", nhưng em không biết cách nào để chú thích cho nó cả Nhân tiện cho em hỏi, bài viêt "Trào lưu cải cách Duy tân của em lúc viết còn rất sơ khai vì là bài đầu, nhưng sau em vào lại thì hình như có ai đó đã sửa chữa cho em và còn thêm cả chú thích, em không hiểu chuyện này là sao cả. Xin ban điều hành trang giải thích cho em rõ.bàn luận không ký tên vừa rồi là của Kimhunter (thảo luận • đóng góp)

Bạn chỉ chưa biết cách thôi, không ai nghĩ bạn ngu ngốc đâu. Đây là hướng dẫn cụ thể cho bạn:
  • Trang hướng dẫn cách chú thích ngay trong bài.
  • Tại đây ai cũng có thể, và được phép sửa bài viết, và bài viết không thuộc sở hữu riêng của ai, dù bạn được ghi công khi sửa đổi lớn. Vậy sau khi có người sửa bài, bạn đã thấy nó hay và đẹp hơn không? Đó là điều thú vị tại Wikipedia đó bạn.
Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:46, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề nghị lập vị trí Checkuser

Tôi đề nghị lập vị trí checkuser. Dạo này Phúc Du liên tục mở tài khoản mới để phá hoại từ đó. Tôi nghĩ ít ra chúng ta nên có khả năng định vị các dải IP mà người này thường sử dụng, để khi cần thì tạm khóa dải IP trong thời gian ngắn.

Mong mọi người cho ý kiến. Tmct (thảo luận) 12:12, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ủng hộ ý kiến. Dung005 (thảo luận) 12:14, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hoàn toàn ủng hộ, tôi lại bắt đầu cảm thấy thiếu hụt bảo quản viên. Mà có ai biết chỗ nào liệt kê danh sách "những từ không được xuất hiện trong username" và "những từ không được xuất hiện trong tựa đề bài viết" không? Tôi nhớ có lần thấy ở đâu đó mà chưa kiếm ra. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 12:30, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi chưa thấy danh sách đó bao giờ, mà không nên có, vì không ai có thể cập nhật danh sách đó cho đủ. Tmct (thảo luận) 12:35, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vị trí checkuser thì nửa năm nay tôi đã thấy cần thiết rồi, rất mong cộng đồng tìm ra người có đủ uy tín. Còn sysop, tôi đồng ý với Vinhtantran rằng Wikipedia cần thêm vài người nữa vì lực lượng hiện nay vẫn hơi mỏng. Viethavvh (thảo luận) 12:32, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đã tìm thấy rồi Tmct ạ, ở đâyđây, dùng Regex để định danh, chỉ là hạn chế những vi phạm rõ ràng thôi, còn nếu 100% thì làm sao mà được. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 12:38, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
À, nếu là cấm tự động thì chưa đủ còn hơn không có. Cảm ơn Tân. Tmct (thảo luận) 12:45, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi phản đối; ở VN người ta dùng chung IP rất nhiều, mà khóa được một IP của kẻ phá hoại thì họ cũng sẽ tìm IP khác thôi. Tôi thấy chức năng này rất dễ bị lạm dụng. NHD (thảo luận) 17:19, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đang tham khảo ý kiến của en:User:Blnguyen về khả năng và công cụ của một CheckUser, cũng như CheckUser có thể làm được gì. Và cả những lời khuyên về sự phá hoại gần đây, một thành viên của Tổ hòa giải en.wiki có thể sẽ có lời khuyên tốt. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 17:31, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Blnguyen là thành viên của hội đồng trọng tài (Arbitration Committee), không phải của hội đồng hòa giải (Mediation Committee) hội đồng trọng tài mang tính chất khắc nghiệt, có uy hơn hội đồng hòa giải nhiều, khi mà tôi thấy mấy ông ArbCom để chế độ theo dõi ở trang nào là tôi chạy. Vì có thể bị khóa nếu sửa đổi bất hợp lý. FlaVia 19:18, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ý kiến từ Flavia
Checkuser, nếu có chắc có lẽ tôi không dám đóng góp cho Wikipedia tiếng Việt nữa, đây là câu nói thật lòng. Vì sao?
  1. Riêng tư của thành viên, nên nhớ số thành viên đến từ Việt Nam là rất lớn (có cần tôi đi sâu vô chi tiết này không?)
  2. Tạo cái cảm giác insecure khi đi lại trong Wikipedia tiếng Việt
  3. CheckUser là một công việc rất nặng nề, chưa chắc người checkuser đã có đủ khả năng làm việc này trong môi trường IP thay đổi liên tục của Việt Nam, dẫn đến kết luận oan, gần gần kiểu likely, possible thì cũng như không có. Và nếu chỉ check cho một người theo IP tôi dám chắc là sẽ có rất nhiều thành viên xài chung dãy IP đó bị lộ tung tích theo. Vì vậy kể cả người có uy tín nhất như Mekong Bluesman đảm nhận chức năng này, tôi cũng âm thầm đi ra. ☺
  4. Tôi theo dõi mấy hôm nay, thấy rằng chỉ vì một con troll nhỏ nhỏ mà đưa ra chức vụ này rất khó hiểu vì ngay cả Wikipedia tiếng Hàn dù đã có khá nhiều lần Troll và sock quậy tưng bừng nhưng họ vẫn chưa nghĩ đến việc tạo một checkuser. Biết vì sao không? một cộng đồng rất nhỏ nhưng đã tạo cảm giác kém an ninh, thì chắc chắc không ai yên tâm mà làm việc nổi một sysop ở đâu đó.
  5. Tôi xin hỏi các sysop bên trên khi phát biểu ủng hộ, có ai nghĩ tới tác dụng rất mạnh của chức năng checkuser này không nhỉ?
  6. Và chức này có cần thiết không trong khi chúng ta đã có trang tương ứng với những người làm việc này có thâm niên nếu muốn sử dụng chỉ cần một chút tiếng Anh, lính sẽ làm những việc còn lại.
  7. Đấy chỉ là ý kiến cá nhân, như đã nói ở trên, tất cả phụ thuộc vào các bạn, tôi không có đóng góp ở đây nhiều, thì ý kiến này cũng chỉ là ý kiến cá nhân nhỏ nhỏ chút chút. FlaVia 14:52, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Flavia đã lo quá xa, theo tôi biết:
  1. Một CheckUser phải khai báo danh tính thật với Quỹ Wikimedia, do đó trách nhiệm của họ là nặng nề
  2. Bất cứ một request để xem IP hay check IP của thành viên đều bị ghi vào Nhật trình, cũng giống như Nhật trình xóa, hay Nhật trình cấm, muốn biết người này có lạm dụng hay không là điều dễ dàng.
Cộng đồng Wiki tiếng Việt nhỏ, và những thành viên (đặc biệt là sysop) một khi đã dính chân vào đây thì không còn thời gian để tìm hiểu ngôn ngữ khác. Cái chúng ta cần hiện nay là thông tin, và tôi đang đi hỏi thăm về điều đó. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 17:31, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Để tôi giải thích một chút cho Tân hiểu, IP tĩnh khi check thông thường check một lần ta có thể buộc tội được thành viên khác đã sử dụng sock hay không vì IP đó tĩnh chỉ có thành viên đó sử dụng và sock của anh ta/cô ta nếu có.
IP động ta check một đối tượng: đầu tiên ta sẽ thấy rất nhiều tài khoản trên cùng một IP. Nhưng không thể kết luận được vì IP động. Bắt buộc ta phải check từng tài khoản trên cái IP đó rồi so bảng các tài khoản lại với nhau, so cách sửa đổi các tài khoản bị nghi ngờ, so các thông tin từ máy gửi đi rồi rút ra kết luận với đa số chỉ tới likely (chắc là đúng) hay possible (có thể) là hết. Nó rất nặng và không phải ai cũng làm được, cứ mỗi IP mà bị check nó sẽ reveal 1 loạt rất nhiều tài khoản đã từng sử dụng nó và thời gian đã sử dụng không chỉ của người bị check mà của bất cứ ai đã từng dùng nó. Giờ Tân hiểu vì sao tôi bảo nó sẽ tạo cái bất an khi khi sửa chữa Wikipedia rồi chứ? Khi đó chắc phải sửa happy editing thành sad editing.
Bất cứ ai nắm tool ở realife nhất định sẽ gặp rất nhiều áp lực đòi hợp tác (tôi không đi sâu vào cái này nhưng các bạn cần phải hiểu tôi đang nói tới gì), khi đó anh ta/cô ta có thể không lạm dụng nhưng sẽ sử dụng tool triệt để ngay khi có thể, thực thể Wikipedia khác các nơi khác ở tính chất của nó, nếu biết bạn có thể bị lộ chân tôi có thể nói rằng sẽ ít ai dám viết gì mạnh dạn. Cho nên tôi vẫn đề nghị nếu có thể xin sử dụng meta thay thế trong việc này. Lợi ích của việc có tool không quá nhiều hơn cái bầu không khí mới nó mang lại. FlaVia 19:18, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với Flavia, tôi cũng đang định hỏi xem có thể nhờ meta check hộ được không, nếu được thì khỏe hơn. Check để tìm sock thì tôi không thấy cần, tôi chỉ quan tâm đếm một cách nào đó để chặn được các phá hoại hàng loạt. Rất mừng khi có Flavia biết nhiều về Wikipedia. Thú thực tôi rất lười khoản tìm hiểu. Tmct (thảo luận) 19:38, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Việc này hoàn toàn có thể nhờ meta được bởi vì nó đã trở thành phá hoại dài lâu rồi. Nếu cần nhớ nhờ buông câu cuối: "nếu có thể xin giúp chúng tôi khóa tất cả các proxy mà A, B đã dùng". Tôi thấy steward Drini vẫn đi lại để khóa zombie và proxy thường xuyên ở Wikipedia tiếng Việt đấy, sao không nhờ anh ta cho tiện hơn? FlaVia 13:00, ngày 15 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Thư từ Blnguyen

Xin hãy xem qua những gì CU có thể làm được trong trường hợp của chúng ta tại đây

B chưa check Việt Nam nhiều nên có lẽ không biết, ở VN IP động chạy như sau:118.68.216.40; 118.71.145.121; 118.71.150.119 ... (có nghĩa là bạn cần phải khóa toàn bộ dãi 118.68.xxx.xxx, 118.71.xxx.xxx; có ai tưởng tượng nổi hậu quả cho những người vô tội). Troll có vẻ không ở VN mà dùng proxy, mà toàn bộ proxy đã bị cấm hết cheer FlaVia 05:19, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Các công cụ này có giúp cho thành viên Tmct, Trần Vĩnh Tân lợi dụng để theo dõi các thành viên dị ứng với cộng sản. Cần có tiêu bản thông báo đến các thành viên mới đăng nhập để họ biết các rủi ro mà họ có thể gánh chịu khi tham gia đóng góp cho wiki như:

[8] đến Bí thư tỉnh ủy và thân quyến mà cũng bị maphia doạ giết thì khi tên, tuổi, địa chỉ thành viên wiki tiếng Việt bị lộ trên mạng internet chuyên gì sẽ xảy ra? Lẹt.Truong Thi Ly (thảo luận) 09:39, ngày 21 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi cảnh cáo Trương Thị Ly đừng đoán mò và đừng biến Wikipedia thành một diễn đàn nêu ra niềm tin chính trị. CheckUser luôn luôn chịu sự quản lý chặt chẽ từ WikiMedia, KHÔNG phải ai muốn check gì cũng được, họ phải khai ra danh tính thật và có thể chịu sự trừng phạt của quỹ nếu vi phạm quy luật dành cho CheckUser. Mag (thảo luận) 10:04, ngày 21 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thông báo khi viết bài mới

Có thể thêm đoạn như thế này không

  • Nếu bạn có cảm giác bài viết của mình hay, nhớ đề cử cho trang bạn có biết. Nó có thể sẽ được lên trang chính một tuần... (hay tương tự vậy)

Tôi thấy trang này ở tiếng Việt có vẻ hoang vu như chùa Bà Đanh. FlaVia 13:00, ngày 15 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có ai trả lời giùm vụ này với. FlaVia 05:20, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
OK, tôi sẽ thêm vào nếu không ai phản đối. NHD (thảo luận) 05:36, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hmm...tôi không thể tìm thấy thông điệp nào để đưa vào mà chỉ hiện ra khi tạo bài mới. Có ai có thông tin xin chỉ giúp. NHD (thảo luận) 03:33, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đây nè Dụng. Tân (trả lời) 04:18, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Trang đó hiện ra khi bài viết chưa tồn tại, chưa nhất thiết là khi tạo bài mới. NHD (thảo luận) 21:24, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Vậy không rõ ý anh ra sao, vì nhấn vào một liên kết đỏ, sẽ có một trang hiện ra, ở phía trên thông báo bài này chưa tồn tại, ở phía là một ô soạn thảo để viết bài mới, hai cái đó xuất hiện đồng thời mà. Tân (trả lời) 23:43, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Thông điệp đó cũng hiện ra khi người đọc không có ý định viết bài mới [9]. Tôi muốn tìm một thông điệp chỉ hiện ra khi người đọc đang tạo một bài mới. NHD (thảo luận) 16:28, ngày 15 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Oops, never mind. Hai thông điệp có nội dung tương tự cho nên tôi lầm. NHD (thảo luận) 16:29, ngày 15 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Diễn đàn

Diễn đàn theo định nghĩa [10] là d. 1 Nơi đứng cao để diễn thuyết, phát biểu trước đông người. Diễn đàn của cuộc mittinh. Lên diễn đàn phát biểu. 2 Nơi để cho nhiều người có thể phát biểu ý kiến một cách công khai và rộng rãi. Lấy tờ báo làm diễn đàn.

Theo tôi hiểu, ngày xưa ở Hy Lạp cổ đại người ta cho phép công dân tự do được đến một số nơi công cộng để tự do hùng biện trước đám đông các vấn đề mà diễn giả cho rằng xã hội cần quan tâm. Việc hùng biện này có thể được người nghe hoan hô hoặc phản đối. Việc phản đối diễn giả là việc bình thường, họ có thể ăn cà chua hoặc trứng thối song việc cho lập diễn đàn, đăng đàn tự do thuyết giảng là một bước tiến của nền văn minh, của tự do và dân chủ của loài người.

Một số chế độ hà khắc, không được lòng dân, luôn phải cảnh giác như chế độ Nhà Tần thì chỉ cần 5, 3 người ngồi bàn chuyện đời là bị vu cho bàn việc kín, việc chống vua và bị xử. Một số chế độ hà khắc khác nhưng còn tôn trọng quyền tự do ngôn luận như chế độ thực dân Pháp khi có người như Nguyễn An Ninh đăng đàn nói về sự áp bức và bóc lột của thực dân với xứ Đông Dương thì hèn nhát trả thù bằng bỏ tù mà không thông qua thảo luận. Các chế độ đó rất ghét diễn đàn. Vì diễn đàn mang tính tự do, không lường được nội dung sẽ được trực tiếp chuyển tải đến người nghe.

Diễn đàn là biểu hiện của văn minh nhưng nó có thể bị lạm dụng, dễ bị lạm dụng. Ở wiki cứ thảo luận nào bị cho là thảo luận kiểu diễn đàn là bị xóa. Thực sự các ý kiến từ các diễn đàn bất kỳ có đáng ghét đến độ không nên nhắc đến nó trong wiki. Trong khi các tờ báo, cuốn sách được xuất bản cũng phát biểu ý kiến, quan điểm của một cá nhân, tập thể, tổ chức thì về thực chất cũng là diễn đàn. Có khác là nội dung của nó có sự thẩm định ban biên tập, của nhà xuất bản, chịu sự đánh giá của người đọc (nếu bị cho là người đọc sẽ chê, không quan tâm thì chỉ in số lượng ít, từ các nhà xuất bản nhỏ), sự kiểm duyệt của cơ quan công quyền, tổ chức chuyên ngành. Và ngay các trang thảo luận bài của wiki cũng là các diễn đàn mà thôi, chỉ có khác là nội dung thảo luận không được tự do mà phải nhằm nâng cao chất lượng bài viết trên cơ sở các quy định của wiki vì nó chứa ý kiến của thành viên wiki về nhiều vấn đề liên quan đến bài mà không được duyệt trước.

Talawas là một diễn đàn như nó tự nhận, nhưng diễn giả có chọn lọc, bài viết có chọn lọc vì thế nó là nguồn có thể dẫn chứng? Một phát biểu, một cuộc đăng đàn có chất lượng từ những diễn giả có uy tín từ những diễn đàn có uy tín thì có khi còn sâu sắc hơn bài của các phóng viên nghiệp dư trên các báo hàng đầu của Việt Nam hiện nay? Một bài trên diễn đàn đâu có khác một bài tham dự hội thảo khoa học về mặt giá trị, cái khác chỉ là bài hội thảo được mời từ các diễn giả có chọn lọc, có duyệt trước nội dung mà thôi.

Thế thì có nên dị ứng với từ "diễn đàn" như hiện nay hay không.Bánh Ướt (thảo luận) 08:15, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"Diễn đàn là nguồn tự xuất bản và không được dùng làm nguồn, trừ một số ngoại lệ". Nội dung được tóm tắt như vậy đã được viết tại quy định en: Wikipedia:Verifiability#Self-published sources (online and paper) và đã được dịch lại tại Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Các nguồn tự xuất bản (trên giấy và trên mạng). Đây là một trong các quy định có liên quan đến chất lượng bài viết của Wikipedia nói chung, do đó không thể tự thay đổi tại một phiên bản Wikipedia nào. Nếu Bánh Ướt muốn sửa đổi quy định này, xin mời đề xuất tại cấp cao hơn, hoặc tại Wikipedia bản tiếng Anh (nơi những thành viên quan trọng nhất của Wikipedia tham gia thảo luận).
Thảo luận tại Wikipedia tiếng Việt không làm thay đổi được một quy định chung của tất cả các phiên bản Wikipedia.
Tmct (thảo luận) 08:37, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ngôn ngữ mỗi nước có một sự sai biệt nhỏ. Tiếng Anh dịch ra tiếng Việt là phải xem xét kỹ. Tờ báo là một diễn đàn, 600 tờ báo là 600 diễn đàn. Nhà báo, tờ báo là do tổ chức, cơ quan, tự lập ra để làm diễn đàn, họ được trả lương để làm việc đó. Wiki không cho trích dẫn thì ...
"Báo chí đã thực sự giữ vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người tuyên truyền, hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời là diễn đàn của nhân dân,... hình thành dư luận xã hội lành mạnh góp phần cổ vũ sức mạnh toàn dân thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng"LLàm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn rộng rãi
"... báo chí nói chung phải luôn giữ vững định hướng chính trị, thể hiện đúng đắn quan điểm của Đảng, là công cụ sắc bén đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những nhận thức mơ hồ và lệch lạc về chính trị, kiên quyết phản bác luận điệu của các thế lực thù địch, ... "Báo chí phải thực sự là diễn đàn của nhân dân"
"... sức sống của tờ báo là tạo ra những diễn đàn. Trước tiên là diễn đàn của các đại biểu Quốc hội..." do đó nếu không biếu báo thì chưa chắc các đại biểu bỏ tiền ra mua[11]̣
"... Báo chí là Doanh Nghiệp? Không phải. Về nguyên lý, thiết tưởng cũng nên nhắc lại những điều đã quá rõ ràng mà không ai có thể phủ nhận. Báo chí VN là công cụ tư tưởng của Đảng, có nhiệm vụ chính trị vô cùng to lớn là tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân... với mục tiêu là xây dựng đất nước VN phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng."Báo chí là doanh nghiệp (!?)
Tóm lại người Anh không hiểu "diễn đàn" như người Việt. Báo chí của người Việt dù tự xuất bản hay do Đảng, Nhà nước, Quân đội xuất bản đều là các diễn đàn. Nhưng đều là các diễn đàn có chọn lọc, có định hướng khác cách hiểu "diễn đàn theo kiểu wiki của người Anh".Bánh Ướt (thảo luận) 03:10, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Vấn đề không phải người Anh không hiểu diễn đàn như người Việt, mà là Wikipedia không chấp nhận mọi kiểu thảo luận mang tính diễn đàn ở ngay trong Wikipedia. Báo chí là một diễn đàn, đúng, nhưng họ tự chịu trách nhiệm với bài báo của mình, với phóng viên của mình, còn Wikipedia hay các Forum (dùng tiếng Anh để phân biệt) trên mạng không ai chịu trách nhiệm với lời nói của mình cả. Do đó, để Wikipedia thành một nơi để phát biểu quan điểm cá nhân sẽ biến nơi đây thành nơi thuyết phục niềm tin cho nhau chứ không phải để có được những bài viết của một bách khoa toàn thư. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:28, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tmct hoàn toàn đúng, trong các bài Lê Mạnh Thát, Nguyễn Văn Lý đã dùng nhiều nguồn thông tin có tính chất diễn đàn. Có khi thông tin đó không đáng tin cậy, có khi thông tin đó phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng và mang đậm tính diễn đàn. Khi chưa sửa quy định của wiki tiếng Anh thì nên chấp nhận. Nếu Bánh Ướt và Trần Vĩnh Tân muốn sửa đổi quy định này, xin mời đề xuất tại cấp cao hơn, hoặc tại Wikipedia bản tiếng Anh (nơi những thành viên quan trọng nhất của Wikipedia tham gia thảo luận).Thảo luận tại Wikipedia tiếng Việt không làm thay đổi được một quy định chung của tất cả các phiên bản Wikipedia.Yamaham (thảo luận) 05:43, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Để phòng trường hợp có người chưa hiểu, hiểu nhầm, hoặc muốn chơi chữ, trích Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố#Nguồn uy tín:

"các nguồn đáng tin cậy nhất là các tạp chí nghiên cứu mà bài viết được phản biện bởi các chuyên gia trong ngành (peer-review) và sách được xuất bản bởi các nhà xuất bản đại học (university press); sách giáo khoa đại học; tạp chí, tập san, sách do các nhà xuất bản có uy tín; và các tờ báo dòng chính (mainstream newspaper)".

Những tờ báo lớn ở Việt Nam như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tuổi Trẻ, Thanh Niên.... không thuộc loại nguồn tự xuất bản mà thuộc loại "báo dòng chính". Làm ơn đọc kĩ quy định Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được để tránh kéo dài thảo luận này một cách vô ích. Tmct (thảo luận) 06:41, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Những tờ báo lớn ở Việt Nam cũng có khi bị gỡ bỏ không kiểm chứng được. Nó đều thuộc dòng chính thống do Đảng và Nhà nước cho phép xuất bản và định hướng thông tin, tất cả nó đều là diễn đàn. Báo chí gồm có 2 mặt đưa tin và diễn đàn là khẳng định của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Không ai không biết báo Việt Nam là diễn đàn, việc áp dụng quy định của wiki là bắt buộc. Nhắc lại đây không phải là nơi có thể bàn luận để lách luật hoặc để thay đổi luật.Yamaham (thảo luận) 08:03, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tmct nên xem lại. Có phải Tmct muốn là "báo dòng chính" của đảng phải được dùng làm nguồn, còn tất cả các báo đối lập khác đều là diễn đàn, là báo lá cải..., hoặc không phải dòng chính thì không được dùng làm nguồn?. Báo ở Việt Nam đều là báo có chỉ đạo của đảng, có định hướng, thì có tin được không khi các thông tin đối lập bị xóa do không được dùng làm nguồn theo ý muốn của Tmct??. 207.44.206.66 (thảo luận) 08:42, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tmct là bảo quản viên nên sẽ không nhận như thế đâu. Lập luận của Tmct là:
    • "Thông tin trên báo Việt Nam là kiểm chứng được" ---> "nó thoả điều kiện đưa vào wiki."
Lập luận của tôi là:
    • "Các thông tin trên các diễn đàn bị hạn chế đưa vào wiki".
    • "Các báo chí Việt Nam là các diễn đàn".
    • ---> "Các thông tin trên báo chí Việt Nam bị hạn chế đưa vào wiki".
Lý do: khi wiki chứa các thông tin kiểu diễn đàn của Đảng thì nó cũng sẽ thành diễn đàn của Đảng và nó thành công cụ sắc bén để tuyên truyền của Đảng mà như thế thì nó sẽ bị nhiều người phản ứng cho rằng nó thân cộng.
Không có quy định nào của wiki nói rằng một diễn đàn của một đảng chính trị, có tổ chức biên tập, có bộ máy chuyên nghiệp đưọc ăn lương từ ngân sách, có các thành viên có thẻ nhà báo thì được ưu tiên nương tay đưa thông tin vào wiki. Như thế tính kiểm chứng mới là điều kiện cần, phải viết bài độc lập, không bị phụ thuộc chính trị, không là công cụ tuyên truyền thì mới là điều kiện đủ. Yamaham (thảo luận) 09:49, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên chứng tỏ Yamaham chưa hiểu quy định Wikipedia. Tôi nhắc lại: Xin đọc Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được, Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố#Nguồn uy tín. Tôi xếp loại các nguồn dẫn chứng uy tín hay không uy tín theo các tiêu chí ghi trong các quy định đó. Nếu Yamaham không đồng ý với nội dung các quy định, xin đi thảo luận ở đúng chỗ (meta, wikipedia tiếng Anh...). Tôi sẽ không tiếp tục tham gia cuộc tranh luận này. Tmct (thảo luận) 10:23, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Liệt kê các thảo luận trước đây ở wiki có thể có ích hoặc có liên quan đến mục thảo luận "Diễn đàn" này:

  1. Thảo luận : Nhận Xét Hoàng Minh Chính
  2. Thảo luận:Lê Chí Quang

Truong Thi Ly (thảo luận) 03:47, ngày 21 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

chuẩn & tiêu chuẩn

Mình đề nghị nhập 2 thể loại: Chuẩn Internet & Tiêu chuẩn Internet. Cumeo (thảo luận) 19:27, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đồng ý. Tmct (thảo luận) 23:17, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Che sửa đổi phá hoại

Có thành viên nào muốn che các sửa đổi phá hoại gần đây khỏi lịch sử trang cá nhân thì xin đề nghị một bảo quản viên hoặc nhắn tin tại trang WP:TNCBQV. Bảo quản viên có thể xóa trang và khôi phục có chọn lọc - chỉ lấy lại các bản không bị phá hoại. Tmct (thảo luận) 19:40, ngày 21 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lập danh sách đen cho nguồn tham khảo

Đọc một số bài viết của Wiki, tôi thấy nhiều nguồn không uy tín được dùng khá phổ biến. Có thể do những lý do lịch sử, chính trị... nên nguồn tham khảo ngược với "chính thống trong nước" hiện nay không nhiều. Điều này khiến không ít bài viết sử dụng nguồn từ các diễn đàn, trang cá nhân. Vì vậy thay vì tranh cãi ở từng bài, tôi đề nghị lập một blacklist để các trang đó không thể làm nguồn cho Wiki. Xin đề cử đầu tiên:

  • ttvnol: Một trang diễn đàn mà không ít lần tôi thấy xuất hiện trong chú thích hoặc liên kết ngoài.
  • blog của Yahoo: đề nghị khóa toàn bộ, không thể đưa vào Wiki. Trường hợp đặc biệt (rất ít) thì thành viên có thể nhờ bảo quản viên giúp.

Nhiều nguồn khác phức tạp hơn, chờ mọi người thảo luận kỹ. Cám ơn và mong các bạn cho ý kiến!--195.83.178.10 (thảo luận) 23:37, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không thể lập 1 cái blacklist được vì số diễn đàn, blog là vô số. Cứ khi nào bạn thấy các chú giải nào lấy từ diễn đàn hoặc blog thì xóa luôn hoặc thay bằng {{cần chú thích}} với lý do "nguồn không uy tín". Nếu có ai phản đối thì bạn dẫn các quy định Wikipedia:Thông tin kiểm chứng đượcWikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố ra.
Vì đã có các quy định trên nên không cần tranh cãi tại từng bài. Ta cứ chiểu theo quy định mà làm thôi. Thỉnh thoảng tôi liệt kê các nguồn không có uy tín ra trang thảo luận là để người nào quan tâm có thể biết mà thay nguồn, chứ không phải để tranh cãi.
Tmct (thảo luận) 20:12, ngày 25 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nên có blacklist, phát hiện ra trang mới nào đưa ngay vào blacklist, cũng giống như Tmct đang khóa openproxy vậy, phát hiện ra là khóa. Không rõ ràng rất dễ bị lạm dụng, số người có kinh nghiệm và thâm niên ra đi khỏi wiki (có thể vì người ta nghi ngờ wiki đang bị thao túng do một nhóm người) tăng dần trong thời gian gần đây chắc mọi người đều để ý thấy. Chúng ta cầm minh bạch và luật thì phải triển khai cho càng rõ ràng càng dễ làm việc. 72.205.195.9 (thảo luận) 01:34, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Và số websit, đặc biệt là websit của người Việt gia tăng trong một ngày không nhiều bằng số openproxy được tạo mới trong một ngày.72.205.195.9 (thảo luận) 01:39, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Diễn đàn, blog... theo quy định đều không được chấp nhận. Những trường hợp ngoại lệ phải được xét cụ thể (ví dụ talawas, blog của Cty Nhã Nam...) Vấn đề tập trung ở các báo điện tử. Nếu lập blacklist sẽ sinh ra ít nhất hai tình huống phiền phức:

  1. Tranh luận về những địa chỉ bị đưa vào blacklist. Ví dụ, cũng là báo điện tử, anh lấy cơ sở nào để so sánh uy tín, chẳng hạn danchimviet.org với vietnamnet.vn ? Chắc chắn sẽ tốn hết thì giờ mà không có hồi kết.
  2. Bất cứ nguồn dẫn nào không nằm trong danh sách đó sẽ xem như được chấp nhận. Nếu một thành viên đưa ra nguồn dẫn chưa có trong blacklist, anh bảo nó không uy tín, rồi đưa vào blacklist thì còn gây bức xúc hơn nữa.

Avia (thảo luận) 04:08, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tên bài viết

Tôi vừa tạo {{Tên bài}}. Tiêu bản này giúp chúng ta có thể sửa tên bài tùy ý. Ví dụ bài Bay trên tổ chim cúc cu (phim) có thể chỉ hiển thị "Bay trên tổ chim cúc cu". Nhưng vì tên bài đi kèm từ khóa tìm kiếm nên tôi sửa thành dạng "Bay trên tổ chim cúc cu (phim)". Mọi người xem thử! Điều này vẫn đảm bảo tên bài chính xác, nhấn mạnh tên đúng của chủ đề và có thẩm mỹ hơn. Nếu mọi người đồng ý, chúng ta áp dụng cho tất cả các bài.--Paris (thảo luận) 11:10, ngày 27 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xin nói thêm một chút là cách trình bày này tương tự trang IMBd.--Paris (thảo luận) 11:14, ngày 27 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đồng ý, trông hay tuyệt. Nhưng mà sử hết tất cả các bài trước đây chắc phải dùng bot  :( Mag (thảo luận) 15:23, ngày 27 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Không đồng ý, cái tên bài ngoài ý nghĩa thẩm mỹ còn có ý nghĩa quan trọng hơn là định hướng cho người dùng về chủ đề mình đang xem, việc đổi tựa đề sẽ khiến người đọc nhầm tưởng rằng chủ đề mình đang xem là duy nhất, ví dụ người đọc đọc Hồi ức của một Geisha (phim) sẽ tưởng trên đời này chỉ có phim này mà không biết rằng nó từ truyện mà ra, cũng như sẽ dễ lầm tưởng khi wiki hóa các bài liên quan đến bộ phim này. Một câu hỏi khác, tiêu bản {{Tên bài}} khác gì với magic word {{DISPLAYTITLE:}} với chức năng chính là sửa tên sai theo dạng viết hoa đầu bài (ví dụ iPod chứ không phải IPod)? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 17:38, ngày 27 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy ý kiến của Paris ổn đấy chứ. Nếu như bảo quản viên TVT nói thì ta đã có các trang đổi hướng rồi. Tran Quoc123 (thảo luận) 01:00, ngày 11 tháng 7 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Rước đuốc Olympic

Có thành viên nào đang ở Thành phố Hồ Chí Minh định chụp hình cảnh rước đuốc Olympic không? Nếu có hình thì có thể bổ sung vào bài en:2008 Summer Olympics torch relay. NHD (thảo luận) 01:15, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu có cơ hội thì chụp luôn hình tự do của ca sĩ Mỹ Tâm. NHD (thảo luận) 04:25, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Mỹ Tâm deny rồi, giờ chắc đang ở Hàn Quốc, torchbearer là Hồ Quỳnh Hương. Mag (thảo luận)


Divorce in VN

Hi,
If you know it, please tell me the divorce rate in Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. I am making a list for the divorce rates in all countries.
Thanks a lot!!

Carla Bruni (thảo luận)

 
 BTW, can you help me with a couple of country
 names:
 
 Like : United Arabic Emirate (no article in Tiếng Việt ) ???
 

Here: Thảo luận:Danh sách các quốc gia theo tỷ lệ ly hôn!--Paris (thảo luận) 23:41, ngày 4 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Số bài viết

Một tháng nay dường như đã tăng lên dữ dội???, sắp đến mức 50,000 rồi. --Saigon punkid (thảo luận) 04:02, ngày 14 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

2 bài này hình như nói về cùng 1 vấn đề. --Cumeo89 (thảo luận) 15:49, ngày 15 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đâu có giống, 1 bài về các loại Văn miếu ở các quốc gia phương Đông, một bài về Văn Miếu-Quốc Tử Giám tại Hà Nội mà. Tân (trả lời) 16:01, ngày 15 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Uh phải rùi ^_^ --Cumeo89 (thảo luận) 16:31, ngày 15 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Betawiki update :)

Quảng cáo kinh thật, hi hi. Nói thêm:
  • Betawiki là dự án riêng rẽ (không thuộc Wikimedia) chuyên dùng để dịch và địa phương hóa các thông báo hệ thống của phần mềm MediaWiki.
  • Những bản dịch này sẽ được đưa vào phần "nhân" của từng ngôn ngữ (mặc định), sau đó tùy mỗi dự án mà sửa lại cho phù hợp (như tại trang này).
  • Đối với tiếng Việt, hiện đã dịch xong 100% thông báo chuẩn của dự án Wikimedia, khoảng 90% các thông báo tại gói mở rộng mà Wikimedia đang dùng, còn lại hàng ngàn câu thông báo của phần mềm MediaWiki chưa được dịch.
  • Hiện chỉ mới có 2 thành viên tiếng Việt là tôiMinh Nguyen.
Mời tham gia xem sao. Tân (trả lời) 11:11, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]


Thể loại

Thể loại mang tên Thành lập thì rất thông dụng và nhiều người sử dụng tên này. Nhưng còn thể loại tên trái ngược thì mọi người sử dụng rất nhiều tên. Ví dụ: Bãi bỏ, Diệt vong, Giải thể, Kết thúc, hay Chấm dứt. Chúng ta nên thống nhất với một tên. THeo ý tôi thì tên Bãi bỏ nghe hợp nhất, còn mọi người? NapoleonQuang (thảo luận) 23:43, ngày 18 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hiện giờ chúng ta có thể loại trái ngược này cho tổ chức, quốc gia, ban nhạc,..., tôi đề nghị dùng Giải tán. Tân (trả lời) 00:15, ngày 19 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi cho rằng tổ chức, ban nhạc dùng giải tán thì OK nhưng "quốc gia" thì phải xem lại. Nếu không phải là "diệt vong", ắt phải là "kết thúc" hay "chấm dứt" cho khái quát. Nếu muốn dùng chung cho tất cả các loại tổ chức, quốc gia, ban nhạc,... thì nên dùng "bắt đầu (/khởi đầu) - kết thúc" là khái quát hơn cả. Nói thực lòng, bảo 1 quốc gia "giải thể" hay "giải tán" tôi thấy... không trôi, vì nó chỉ đúng với Liên Xô hay Nam Tư cũ mà thôi.--Trungda (thảo luận) 08:32, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Khi bắt đầu thì dùng "Thành lập", hay "Khởi đầu". Khi chấm dứt thì dùng "Chấm dứt", hay "Kết thúc". Mekong Bluesman (thảo luận) 14:41, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ lại rồi, nên dùng tên Kết thúc hay Chấm dứt là hợp nhất. NapoleonQuang (thảo luận) 04:44, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cố nhân của Wiki

Có một vài người cũ đang quay trở lại Wiki với nick khác, mong các thành viên thường trực hạn chế tránh bị lôi kéo vào những tranh cãi tiếp theo có chủ ý với những bài viết, sửa đổi của họ (nếu có?), các bạn cần dành thời gian nhiều hơn cho việc cải tiến Wiki ở nhiều & rất nhiều chủ đề khác (tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn tốc độ lạm phát là...okkkk.e:) Tễu 16:43, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

  1. ^ Chú thích
  2. ^ Đại Học A nói vậy