Xenocyprididae là một họ cá Đông Á thuộc bộ Cá chép (Cypriniformes), gần đây được một số tác giả đề xuất tách ra khỏi họ Cyprinidae nghĩa rộng.

Xenocyprididae
Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Liên bộ (superordo)Ostariophysi
Bộ (ordo)Cypriniformes
Phân bộ (subordo)Cyprinoidei
Họ (familia)Xenocyprididae
(Günther, 1868)
Các chi
(Nhiều, xem văn bản)

Ba loài thuộc họ Xenocyprididae là cá trắm cỏ, cá mè hoacá mè trắng Hoa Nam hiện nay cũng được tìm thấy ở châu ÂuBắc Mỹ, nhưng là do con người thả.

Từ nguyên sửa

Đặc trưng sửa

Phần lớn các loài trong họ Xenocyprididae là cá có kích thước từ nhỏ tới trung bình, nhưng một vài loài có thể rất to lớn, dài tới 2 m và nặng tới 70 kg, như cá măng đậm (Elopichthys bambusa) và cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus). Mối quan hệ gần gũi của tất cả các chi và loài thuộc Oxygastrinae với Xenocypridinae, cũng như khác biệt của chúng với Danioninae là dựa theo các nghiên cứu sinh học phân tử, nhưng vẫn chưa được củng cố bằng các đặc trưng hình thái.

Môi trường sống, thức ăn sửa

Các loài Xenocyprididae sinh sống trong các con sông từ nhỏ tới trung bình, thường sống gần mặt nước và chủ yếu ăn các loại động vật không xương sống. Tuy nhiên, về tổng thể thì họ này thể hiện một phạm vi rộng các thích nghi với phổ dinh dưỡng sẵn có và các chuyên biệt hóa liên quan. Chẳng hạn, cá thiểu (Chanodichthys erythropterus), cá măng đậm (Elopichthys bambusa) và cá rựa (Macrochirichthys macrochirus) là các loài cá ăn thịt theo kiểu săn mồi, cá mè hoa (Hypophthalmichthys nobilis) ăn động vật phù du, trong khi cá mè trắng Hoa Nam (Hypophthalmichthys molitrix) ăn thực vật phù du, cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) ăn các loại thực vật thủy sinh lớn hơn. Cá trắm đen chủ yếu ăn các loại động vật thân mềm (ốc).

Phân loại sửa

Danh pháp Xenocypridinae được nhà động vật học người Đức Albert Günther đặt ra như là một phân họ của họ Cá chép (Cyprinidae).[1] Trong một thời gian dài phân họ này là tương đối ít loài, với chỉ khoảng trên 10 loài trong 5 chi (Distoechodon, Hypophthalmichthys, Plagiognathops, PseudobramaXenocypris). Trong một số nghiên cứu phát sinh chủng loài khác nhau người ta đã xác định rằng một số chi trước đây xếp trong phân họ Danioninae chỉ có quan hệ họ hàng rất xa với các chi có quan hệ họ hàng gần với chi điển hình Danio, và vì thế thường được gọi chung là tổ hợp các chi "ex-Danioninae",[2][3] cùng với các phân họ Cultrinae, Hypophthalmichthyinae, Opsariichthyinae, Squaliobarbinae và Xenocypridinae tạo thành một nhánh đơn ngành của các loài cá dạng cá chép ở Đông Á. Một số nhà ngư học đề xuất tên gọi Oxygastrinae cho nhóm này, dựa vào danh pháp Oxygastri Bleeker, 1860,[4][5] những người khác thì sử dụng tên gọi Opsariichthyinae.[6]

Tuy nhiên, các nhà ngư học Thụy Sĩ là Maurice Kottelat và Richard van der Laan cùng đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng Hypophthalmichthyinae Günther, 1868 và Xenozypridinae Günther, 1868 là các tên gọi cổ nhất có sẵn cho đơn vị phân loại này và vì thế phải được ưu tiên hơn các tên gọi Opsariichthyinae và Oxygastrinae.[1][7] Tuy nhiên tên gọi Xenocypridinae được chấp nhận rộng rãi hơn, nên danh pháp Xenocyprididae được chấp nhận là tên gọi cho họ mới thành lập này.

Họ này nếu được công nhận sẽ bao gồm trên 40 chi với khoảng 150 loài, bao gồm các loài ex-Danioninae và các loài từ các phân họ Cultrinae, Hypophthalmichthyinae, Opsariichthyinae, Squaliobarbinae. Các thành viên Đông Á của phân họ Alburninae (nay là Leuciscinae) cũng được đặt trong Xenocyprididae.[8] Giống như nhiều phân họ khác của họ Cá chép, Xenocyprididae ngày càng được nhiều tác giả coi là họ khác biệt.[8][9][10]

Các chi sửa

Phát sinh chủng loài sửa

Biểu đồ phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Cypriniformes:[10][11]

 Cypriniformes 
 Gyrinocheiloidei 

 Gyrinocheilidae

 Catostomoidei 

 Catostomidae

 Cobitoidei 

 Botiidae

 Vaillantellidae

 Cobitidae sensu stricto

 Balitoridae

 Ellopostomatidae

 Nemacheilidae

 Cyprinoidei 

 Paedocyprididae

 Cyprinidae sensu stricto

 Danionidae

 Sundadanionidae

 Xenocyprididae

 Acheilognathidae

 Gobionidae

 Tanichthyidae

 Leuciscidae

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Richard van der Laan, William N. Eschmeyer & Ronald Fricke: Family-group names of Recent fishes. Zootaxa 3882(2): 001–230 doi:10.11646/zootaxa.3882.1.1
  2. ^ Kevin L. Tang et al., 2010. Systematics of the subfamily Danioninae (Teleostei: Cypriniformes: Cyprinidae). Mol. Phylogenet. Evol. 57(1): 189-214 doi:10.1016/j.ympev.2010.05.021
  3. ^ ex-danioninae trên FishBase.
  4. ^ Kevin L. Tang, Daniel N. Lumbantobing & Richard L. Mayden, 2013. The Phylogenetic Placement of Oxygaster van Hasselt, 1823 (Teleostei: Cypriniformes: Cyprinidae) and the Taxonomic Status of the Family-Group Name Oxygastrinae Bleeker, 1860. Copeia 1: 13–22, doi:10.1643/CG-10-121
  5. ^ a b Kevin L. Tang, Mary K. Agnew, M. Vincent Hirt, Daniel N. Lumbantobing, Morgan E. Raley, Tetsuya Sado, View-Hune Teoh, Lei Yang, Henry L. Bart, Phillip M. Harris, Shunping He, Masaki Miya, Kenji Saitoh, Andrew M. Simons, Robert M. Wood & Richard L. Mayden, 2013. Limits and phylogenetic relationships of East Asian fishes in the subfamily Oxygastrinae (Teleostei: Cypriniformes: Cyprinidae). Zootaxa 3681(2): 101–135, doi:10.11646/zootaxa.3681.2.1
  6. ^ Joseph S. Nelson, Terry C. Grande, Mark V. H. Wilson: Fishes of the World. Wiley, Hoboken, New Jersey, 2016, ISBN 978-1118342336
  7. ^ Maurice Kottelat (2013). The fishes of the Inland W aters of Southeast Asia: A catalogue and core bibliography of the fishes known to occur in freshwaters, mangroves and estuaries. Raffles. B. Zool. 27: 1-663.
  8. ^ a b Shih-Pin Huang, Feng-Yu Wang und Tzi-Yuan Wang (2017): Molecular Phylogeny of the Opsariichthys Group (Teleostei: Cypriniformes) Based On Complete Mitochondrial Genomes. Lưu trữ 2018-08-20 tại Wayback Machine Zoological Studies 56: 40 (2017) doi:10.6620/ZS.2017.56-40
  9. ^ Eschmeyer W. N. & Fong J. D.: Catalog of Fishes Species by Family/Subfamily tra cứu ngày 29/9/2018
  10. ^ a b Stout C. C., Tan M., Lemmon A. R., Moriarty Lemmon E. & Armbruster J. W. (2016): Resolving Cypriniformes relationships using an anchored enrichment approach. BMC Evolutionary Biology, November 2016. doi:10.1186/s12862-016-0819-5
  11. ^ Betancur-R et al., 2017. Phylogenetic classification of bony fishes. BMC Evolutionary Biology 17:162 doi:10.1186/s12862-017-0958-3