Yashima (thiết giáp hạm Nhật)

Yashima (tiếng Nhật: 八島) là một thiết giáp hạm thế hệ tiền-dreadnought của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp thiết giáp hạm Fuji vào cuối thế kỷ 19, và là một trong số sáu thiết giáp hạm (Fuji, Yashima, Hatsuse, Shikishima, AsahiMikasa) đã hình thành nên hàng thiết giáp hạm chính của Nhật Bản trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật những năm 1904-1905. Yashima có cuộc đời hoạt động khá ngắn ngủi; tên Yashima của nó có nguồn gốc là một tên thơ ca cổ để chỉ Nhật Bản.

Thiết giáp hạm Nhật Bản Yashima vào năm 1897
Lịch sử
Nhật Bản
Tên gọi Yashima
Đặt hàng 1894
Xưởng đóng tàu Armstrong Whitworth
Đặt lườn 28 tháng 12 năm 1894
Hạ thủy 28 tháng 2 năm 1896
Nhập biên chế 9 tháng 9 năm 1897
Xóa đăng bạ 15 tháng 6 năm 1905
Số phận Bị đánh chìm bởi thủy lôi ngày 15 tháng 5 năm 1904 ngoài khơi Lữ Thuận Khẩu, tọa độ 38°34′B 121°40′Đ / 38,567°B 121,667°Đ / 38.567; 121.667
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp thiết giáp hạm Fuji
Trọng tải choán nước 12.320 tấn
Chiều dài 113,39 mét (372,01 ft)
Sườn ngang 22,46 mét (73,69 ft)
Mớn nước 8 mét (26,25 ft)
Động cơ đẩy
  • 2 × động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đặt dọc
  • 11 × nồi hơi
  • 2 × trục
  • công suất 13.500 shp (10.070 kW)
Tốc độ 18,25 hải lý trên giờ (34 km/h)
Tầm xa 7.000 hải lý (13.000 km) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h)
Tầm hoạt động 1.117 tấn than
Thủy thủ đoàn tối đa 741
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 457 mm (18 inch)
  • sàn tàu: 63 mm (2,5 inch)
  • tháp pháo và ụ pháo: 152 mm (6 inch)
  • tháp chỉ huy: 356 mm (14 inch)

Thiết kế và chế tạo sửa

Yashima cùng con tàu chị em Fuji là hai thiết giáp hạm đầu tiên được chế tạo cho Nhật Bản. Vì cho đến lúc đó người Nhật vẫn chưa có khả năng đóng tàu chiến thép hiện đại cho chính mình, Yashima được đặt hàng tại xưởng đóng tàu Elswick của hãng Armstrong Whitworth, Anh Quốc vào năm 1894. Yashima về đến Yokosuka vào ngày 30 tháng 11 năm 1897, quá trễ để có thể tham gia cuộc Chiến tranh Thanh-Nhật, và được xếp lớp như một thiết giáp hạm hạng nhất.

Lịch sử hoạt động sửa

 
Yashima chìm trong một bãi mìn Nga, 15 tháng 5 năm 1904

Khi hạm đội Nhật Bản được tái tổ chức vào ngày 28 tháng 12 năm 1903, Yashima được phân về Hải đội 1, Phân hạm đội 1 của Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản dưới quyền Chuẩn Đô đốc Nashiba Tokioki. Sau khi Chiến tranh Nga-Nhật nổ ra, người Nhật đã vây hãm Hải đội Viễn Đông Nga trong Lữ Thuận Khẩu (Port Arthur). Vào ngày 14 tháng 5 năm 1904, Đô đốc Nashiba ra khơi cùng với các thiết giáp hạm Hatsuse (soái hạm), ShikishimaYashima, tàu tuần dương Kasagi và tàu phối thuộc Tatsuta để thay phiên cho lực lượng phong tỏa Nhật Bản. Sáng ngày 15 tháng 5, lực lượng Nhật Bản đi đến Encounter Rock và tiếp tục hành trình hướng Tây Bắc cho đến cách 15 dặm ngoài khơi cảng Lữ Thuận. Tại đây Nashiba chuyển sang tuần tra theo hướng Đông sang Bắc cắt ngang lối ra vào cảng. Hướng đi này đã đưa hạm đội vào ngay một bãi mìn do tàu rải mìn Nga Amur thả trước đó.

Cả HatsuseYashima mỗi chiếc đã trúng hai quả thủy lôi, và đều bị mất trong tại một trong những thảm họa hải quân lớn nhất của Nhật Bản trong cuộc chiến này. Vài giờ sau khi trúng mìn, Yashima chìm trong khi đang cố được kéo về Triều Tiên để sửa chữa. Việc nó bị mất được Nhật Bản giữ kín trong suốt thời gian chiến tranh do không muốn làm nản lòng công luận do việc tổn thất thiết giáp hạm không thể bù đắp cùng gần 200 thủy thủ đi theo con tàu.

Mô hình sửa

Mô hình rất chi tiết của Yashima, được nhà sản xuất làm ra để mô tả con tàu được đề nghị trước khách hàng, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nó được trưng bày tại Royal Hospital School HolbrookSuffolk, Anh Quốc.

Tham khảo sửa

  • Andidora, Ronald (2000). Iron Admirals: Naval Leadership in the Twentieth Century. Westport, Conn.: Greenwood Press. ISBN 0313312664.
  • Brown, D. K. (1999). Warrior to Dreadnought, Warship Development 1860–1906. Annapolis, Md.: Naval Institute Press. ISBN 1840675292.
  • Evans, David (1979). Kaigun: Strategy, Tactics, and Technology in the Imperial Japanese Navy, 1887–1941. Annapolis, Md.: Naval Institute Press. ISBN 0870211927.
  • Howarth, Stephen (1983). The Fighting Ships of the Rising Sun: The Drama of the Imperial Japanese Navy, 1895–1945. New York: Atheneum. ISBN 0689114028.
  • Jane, Fred T. (1904). The Imperial Japanese Navy. London, Calcutta: Thacker, Spink & Co. OCLC 1261639.
  • Jentsura, Hansgeorg (1976). Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869–1945. Annapolis, Md.: Naval Institute Press. ISBN 087021893X.
  • Schencking, J. Charles (2005). Making Waves: Politics, Propaganda, and the Emergence of the Imperial Japanese Navy, 1868–1922. Stanford, Calif.: Stanford University Press. ISBN 0804749779.

Liên kết ngoài sửa