Đảo Gonâve (tiếng Pháp: Île de la Gonâve, phát âm: [ɡɔ.nav]; thường gọi là La Gonâve) là một đảo của Haiti toạ lạc ở phía tây-tây bắc Port-au-Prince trong vịnh Gonâve. Đây là đảo lớn nhất trong các đảo vệ tinh của đảo lớn Hispaniola. La Gonâve là một arrondissement (Arrondissement de La Gonâve) của tỉnh Ouest và được chia làm các xã Anse-à-GaletsPointe-à-Raquette. Người bản địa Taíno gọi hòn đảo là Guanabo.[1]

La Gonâve
Ảnh chụp La Gonâve năm 1994 NASA STS-60
La Gonâve trên bản đồ Haiti
La Gonâve
La Gonâve
Đảo Gonâve (Haiti)
Địa lý
Vị tríVịnh Gonâve
Tọa độ18°50′B 73°05′T / 18,833°B 73,083°T / 18.833; -73.083
Diện tích689,62 km2 (266,264 mi2)
Độ cao tương đối lớn nhất778 m (2.552 ft)
Đỉnh cao nhấtMorne La Pierre
Hành chính
Haiti
TỉnhOuest
Thành phố lớn nhấtAnse-à-Galets (62599 dân)
Nhân khẩu học
Dân số87.077 (tính đến 2015)
Mật độ126 /km2 (326 /sq mi)

Địa lý sửa

 
Bản đồ đảo Gonâve năm 1818.

Được tạo nên chủ yếu bằng đá vôi, đảo Gonâve được vây quanh bởi san hô, dài 60 km (37 mi) và rộng 15 km (9,3 mi), với tổng diện tích 743 km2 (287 dặm vuông Anh). Hòn đảo khá cằn cỗi, địa hình lắm đồi với điểm cao nhất đạt 778 m (2.552 ft). Đảo nhận được từ 800 mm (31 in) tới 1.600 mm (63 in) mưa mỗi năm, lượng mưa tăng dần theo độ cao.[2]

Bản chất cằn cỗi của đất trên đảo từ lâu đã khiến canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và làm dân số trên đảo thấp hơn mức nó có thể đạt. Trong thời kỳ thuộc địa, đảo không có thực dân cư ngụ, khiến người Taíno bản địa đến đây lánh nạn sau những trận đánh với người Tây Ban Nha.[3] Những nô lệ trốn thoát trong thời kỳ thuộc địa Pháp cũng đôi khi tìm đến đây để trốn những người chủ của họ trên đảo lớn Hispaniola.[4] Sự chăn nuôikhai thác quá mức nguồn tài nguyên nước hiện đang ảnh hưởng đến cư dân trên đảo.

Hành chính sửa

Arrondissement La Gonâve được chia thành hai xã: Anse-à-GaletsPointe-à-Raquette. Hai xã này lại chia ra 11 section và hai thị trấn (villes). Hai thị trấn Anse-à-Galets và Pointe-à-Raquette có tên đặt theo tên xã. Anse-à-Galets là điểm dân cư lớn hơn cả với dân số năm 2015 là 62.599 người.[5]

Anse-à-Galets Pointe-à-Raquette
1st Palma 5th Gros Mangle
2nd Petite Source 6th La Source
3rd Grande Source 7th Grand Vide
4th Grand Lagon 8th Trou Louis
10th Picmy (Pickmy) 9th Pointe-à-Raquette
11th Petite Anse

Chú thích sửa

  1. ^ Description de Saint-Domingue, M.L.E. Moreau de Saint-Méry, vol. 2, p. 528, Philadelphia: 1798.
  2. ^ “National Aeronautics and Space Administration”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2017.
  3. ^ Description de Saint-Domingue, p. 528.
  4. ^ "Les Affiches Américaines", ngày 19 tháng 3 năm 1766, pg. 102 (accessed ngày 30 tháng 5 năm 2014)
  5. ^ “Mars 2015 Population Totale, Population de 18 ans et Plus Menages et Densites Estimes en 2015” (PDF). Institut Haïtien de Statistique et d’Informatique (IHSI). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.