Đàm Thanh Xuân (sinh ngày 11 tháng 1 năm 1985)[1] là một vận động viên Wushu người Việt và cũng là một võ sĩ. Cô từng là thành viên của đội wushu Việt Nam và đã giành được một số huy chương bao gồm Giải vô địch Wushu thế giớiĐại hội thể thao Đông Nam Á. Hiện nay, cô đang làm việc tại Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thể dục Thể thao.[2]

Đàm Thanh Xuân
Thông tin cá nhân
Sinh1 tháng 11, 1985 (38 tuổi)
Nga Xô viết, Liên Xô
Thể thao
Môn thể thaoWushu
Nội dungTrường quyền, Daoshu, Côn
ĐộiĐội tuyển Wushu Việt Nam (1994-2005)
Thành tích huy chương
Đại diện cho Việt Nam
Women's Taolu
Giải vô địch thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Hồng Kông 1999 Gunshu
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Yerevan 2001 2001
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Yerevan 2001 Daoshu
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Hà Nội 2005 Gunshu
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Yerevan 2001 Gunshu
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Ma Cao 2003 Gunshu
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Hà Nội 2005 Daoshu
Giải vô địch châu Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Yangon 2004 Gunshu
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Sài Gòn 2000 Gunshu
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Yangon 2004 Daoshu
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Sài Gòn 2000 All-around (CQ)
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Sài Gòn 2000 Changquan
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Sài Gòn 2000 Daoshu
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Yangon 2004 Changquan
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Manila 2005 Gunshu
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Manila 2005 Daoshu
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Manila 2005 Trường quyền

Tiểu sử sửa

Đàm Thanh Xuân sinh ngày 11 tháng 1 năm 1985 tại Nga, trong một gia đình có truyền thống thể thao. Cha mẹ cô đều là vận động viên điền kinh, từng du học Thạc sĩ ở Nga. Năm cô 9 tuổi thì được người hàng xóm Xuân Thi đồng thời là Huấn luyện viên trưởng của Đội tuyển Wushu Việt Nam phát hiện ra tài năng và ngỏ lời cho đi tập luyện. Năm 11 tuổi, Thanh Xuân giành được Huy chương Vàng tại Giải vô địch quốc gia Wushu.[3] Đến năm 1999, khi mới 14 tuổi, cô lần đầu tiên giành được chức vô địch Giải Wushu thế giới.[4][5]

Năm 2005, Đàm Thanh Xuân giã từ sự nghiệp thể thao chuyên nghiệp để đi du học ngành Quản lý thể thao ở Thượng Hải. Đến khoảng năm 2013, cô trở thành một thành viên của Cục Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thể dục Thể thao.[6]

Thành tích thể thao sửa

Năm Giải đấu Nơi diễn ra Nội dung Thành tích SL Nguồn
1999 Giải vô địch Wushu Đông Nam Á Myanmar không xác định Huy chương Vàng 3 [7]
Huy chương Bạc 1
Giải vô địch Wushu thế giới Hồng Kông Côn thuật Huy chương Vàng 1 [4]
2000 Giải vô địch Wushu châu Á Việt Nam không xác định Huy chương Bạc 1
Huy chương Đồng 3
2001 Giải vô địch Wushu thế giới Armenia Côn thuật Huy chương Bạc 1 [8]
Trường quyền Huy chương Vàng 1 [9]
Đao thuật Huy chương Vàng 1 [9]
2003 Giải vô địch Wushu thế giới Trung Quốc Côn thuật Huy chương Bạc 1
2003 SEA Games 22 Việt Nam Đao thuật Huy chương Bạc 1 [10][11]
2004 Giải Vô địch Wushu châu Á Myanmar Côn thuật Huy chương Vàng 1 [12]
2005 SEA Games 23 Philippines Côn thuật Huy chương Vàng 1 [13][14]
Trường quyền Huy chương Đồng 1
Đao thuật Huy chương Bạc 1
Giải vô địch Wushu thế giới Việt Nam Côn thuật Huy chương Vàng 1 [15][16]
Đao thuật Huy chương Bạc 1 [15]

Khen thưởng sửa

Gia đình sửa

Đàm Thanh Xuân kết hôn cùng với người bạn từ thuở nhỏ. Chồng cô cũng là một vận động viên Wushu và cùng theo học Thạc sĩ tại Đại học Thể dục Thể thao Thượng Hải.[4]

Tham khảo sửa

  1. ^ Nhiều tác giả (2011). Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, 1997-2009. Nhà xuất bản Thanh Niên. tr. 244. OCLC 810441161. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ “Những VĐV Wushu xuất sắc trong lịch sử Việt Nam”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. 8 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2017. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ Nguyễn Văn Dũng (2004). Báo chí với trẻ em. Nhà xuất bản Lao Động. tr. 188. OCLC 1003855821. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2021.
  4. ^ a b c d Thúy Hằng (28 tháng 3 năm 2013). “Sao thể thao ngày ấy - Kỳ 47: Cô gái vàng mê đi phượt”. Báo Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ Tô Hoài (2000). Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Tập 3. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 132. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ Nguyễn Thành Trì (6 tháng 11 năm 2011). “Top 6 "bóng hồng" làng Wushu Việt Nam”. Võ Thuật. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2017. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ P.V (21 tháng 3 năm 2016). “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu từ 1996 đến 2014”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ Thanh Hương (2001). Vietnam, the Land and the People (bằng tiếng Anh). Hà Nội: Thế Giới Publishers. tr. 162. OCLC 605369583. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ a b Yến Nhi (5 tháng 11 năm 2001). “Wushu VN lại đại thắng”. Người Lao Động. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ Minh Hải (11 tháng 12 năm 2003). “Thúy Hiền giành HC vàng đầu tiên tại SEA Games 22”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  11. ^ Nguyễn Văn Thái (2002). Báo Công an nhân dân: cơ quan của Bộ công an, 1996-2000. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 493. OCLC 681958438. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2021.
  12. ^ G.M. (29 tháng 11 năm 2004). “Việt Nam xếp thứ hai toàn đoàn”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  13. ^ “Việt Nam đã có 23 HCV”. Người Lao Động. 29 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  14. ^ “VFF - Đoàn Thể thao Việt Nam đứng thứ hai trong bảng tổng sắp với 16 HCV”. VFF. 28 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  15. ^ a b Phạm Yên (12 tháng 12 năm 2005). “Đàm Thanh Xuân giành HCV wushu thế giới”. Báo Điện tử Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  16. ^ “Chủ nhà bảo vệ thành công ngôi á quân”. Báo Nhân dân. 15 tháng 12 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  17. ^ “Gặp gỡ HCV wushu thế giới 2005 Đàm Thanh Xuân trong bản tin "360 độ thể thao" (22h00 hôm nay, 08/3 trên VTV6)”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 8 tháng 3 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2021. Truy cập 29 tháng 5 năm 2021.
  18. ^ Ngọc Khánh (4 tháng 12 năm 2008). “Đàm Thanh Xuân đã và sẽ luôn sát cánh cùng đội tuyển”. Trang điện tử Thể dục Thể thao Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2021.

Liên kết ngoài sửa