Đào cưu đồ (tiếng Trung: 桃鳩圖, nghĩa là "tranh vẽ chim cưu trên cành đào"), hay còn được biết đến trong tiếng Nhật dưới tên gọi Momohatozu (桃鳩図/ ももはとず momo wa tozu?) là một bức tranh lụa thiết sắc của Tống Huy Tông. Tranh hiện đang được cất giữ trong bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Tokyo tại Nhật Bản và là một trong số 162 tác phẩm thuộc mảng hội họa được liệt kê vào danh sách Quốc bảo của Nhật Bản.[1][2] Đào cưu đồ có kích thước 28.5 cm x 26.1 cm và được đánh giá là một kiệt tác của nghệ thuật Trung Hoa đương đại.

Đào cưu đồ
Tiếng Trung: 桃鳩圖, Tiếng Nhật: 桃鳩図
Tác giảTống Huy Tông
Thời giank. 1107
Chất liệuTranh lụa thiết sắc
Địa điểmBảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản[1]

Mô tả sửa

Trong tác phẩm, chi tiết hoa đào cùng cành lá được thể hiện một cách tinh xảo.[3] Hình ảnh con chim bồ câu tự nhiên và sinh động. Tác giả đã sử dụng sơn sống "vẽ rồng điểm mắt".[a] Tuy sử dụng những đường nét thanh mảnh, nhưng nhìn tổng thể, sắc thái của tác phẩm mang đến cho người nhìn trải nghiệm thị giác mạnh mẽ, đường nét của các chi tiết vẫn rất rõ ràng nếu nhìn kỹ hơn.[1]

Bên phải bức tranh là dòng chữ "Đại Quán Đinh Hợi ngự bút thiên" (大觀丁亥御筆天), trong đó "Đại Quán" là niên hiệu của Huy Tông, "Đinh Hợi ngự bút thiên" chỉ tác phẩm được vua tạo ra trong năm Đinh Hợi, tức năm 1107.[5] Huy Tông lúc bấy giờ 26 tuổi và Đào cưu đồ là tác phẩm sớm nhất được biết đến của ông.[3]

Lịch sử sửa

Triệu Cát tức Tống Huy Tông (1082—1135) là con trai thứ 11 của Tống Thần Tông. Năm Nguyên Phù thứ 3 (1100), Tống Triết Tông qua đời mà không có con nối dõi, hoàng đệ Triệu Cát được chọn làm người kế nhiệm. Huy Tông nổi tiếng là một con người đam mê văn hóa nghệ thuật, là một nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ và nhạc công xuất sắc.

Tác phẩm được chỉ định là Tài sản Văn hóa quan trọng của Nhật Bản (tên gọi của Quốc bảo Nhật Bản lúc bấy giờ) vào ngày 25 tháng 5 năm 1937[6] và được chỉ định là Bảo vật quốc gia dựa trên Luật bảo vệ tài sản văn hóa Nhật Bản (文化財保護法 bunkazai hogohō?) ngày 9 tháng 6 năm 1951.[2][7]

Ghi chú sửa

  1. ^ Họa long điểm tình (畫龍點睛), nghĩa là "vẽ rồng điểm mắt", là một thành ngữ chữ Hán mang ý nghĩa là vẽ thân trước rồi mới vẽ hai mắt. Câu thành ngữ này thường dùng để ví trong hội họa, văn chương hoặc lời nói chỉ cần chấm phá thêm ở một đôi chỗ quan trọng sẽ làm cho nó càng thêm sinh động và có thần. Tương truyền vào đời nhà Lương thời Nam-Bắc triều có danh họa Trương Tăng Diêu vẽ bốn con rồng trên bức tường chùa Kim Lăng An Lạc, nhưng lại không vẽ mắt, bảo rằng "vẽ mắt rồng sẽ bay mất". Nhiều người cho rằng lời ông nói là hoang đường, vô căn cứ, nên đã thỉnh mời ông vẽ thêm mắt. Tuy nhiên, chỉ một lát sau sét đánh đổ tường, hai con rồng được vẽ thêm mắt cưỡi mây bay lên trời, chỉ còn hai con không vẽ mắt vẫn ở trên tường.[4]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Phan Giai Giai; Lỗ Tịnh (ngày 1 tháng 9 năm 2018). “日本东京国立博物馆藏宋徽宗赵佶《桃鸠图》鉴赏--书画--人民网” [Giám thưởng "Đào cưu đồ" của Tống Huy Tông Triệu Cát được cất giữ tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản]. Nhân Dân nhật báo (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ a b “絹本著色桃鳩図”. Cơ quan Văn hóa, Chính phủ Nhật Bản. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ a b Lưu Kiến Hiên (ngày 20 tháng 7 năm 2020). “他是宋朝第八位皇帝,因书画艺术上的非凡才华而名留青史闻” [Hoàng đế thứ tám triều nhà Tống, vì tài hoa thư hoạ nghệ thuật phi phàm mà tên lưu sử sách]. 腾讯新 (bằng tiếng Trung). Tencent. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ “他,正是那个"画龙点睛"之人-南朝画家张僧繇的那些故事”. 知乎专栏 (bằng tiếng Trung). ngày 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ 石头娃 (2010). 中国书画鉴定实例 [Ví dụ thực tế về giám định thư họa Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). 陕西人民美术出版社 (Nhà xuất bản Mỹ thuật Nhân dân Thiểm Tây). tr. 262. ISBN 978-7-5368-1715-9. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020. 其特点是,赵信的签题都在画幅本身上,并有“丁亥御杞”或“丁亥御笔”并押“六”字样。“丁亥”为大观元年(1107),可能《宣和睿览集》装成于是年。
  6. ^ Bộ Giáo dục Nhật Bản, Thông báo số 250, Chiêu Hòa năm thứ 12
  7. ^ Ủy ban Bảo tồn Di sản Văn hóa Nhật Bản, Thông báo số 2, ngày 12 tháng 1, Chiêu Hòa năm thứ 27