Đãng khấu chí (Chữ Hán: 蕩寇志), còn được gọi là Kết Thủy tử toàn truyện hay Kết Thủy hử truyện, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được Du Vạn Xuân viết vào khoảng thời gian từ năm 1826 đến năm 1847 (niên hiệu Đạo Quang). Đãng khấu chí được sáng tác như một bộ "tục thư" dài 70 hồi, viết tiếp nối phiên bản Thủy hử được Kim Thánh Thán cắt bỏ 30 hồi cuối và thay thế bằng "giấc mộng kinh hoàng" của Lư Tuấn Nghĩa.[1]

Đãng khấu chí
蕩寇志
Thông tin sách
Tác giảDu Vạn Xuân
Quốc giaTrung Quốc
Ngôn ngữTiếng Trung
Thể loạiTiểu thuyết
Ngày phát hành1847
Bản tiếng Việt
Người dịchÔng Văn Tùng
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Đà Nẵng
Ngày phát hành1999

Bối cảnh sửa

Du Vạn Xuân (兪萬春) sinh ra vào cuối thời nhà Thanh, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi (mà sau này tiêu biểu nhất là phong trào Thái Bình Thiên Quốc). Xã hội Trung Quốc bị xáo trộn, các loại sơn tặc, cường đạo mọc lên khắp nơi. Du Vạn Xuân từ nhỏ theo bố tòng quân, đánh dẹp dân biến, do đó hình thành nên quan điểm "ký thị trung nghĩa, tất bất tố cường đạo; ký thị cường đạo, tất bất toán trung nghĩa" (đã là trung nghĩa, ắt không làm cường đạo; đã là cường đạo, ắt không mưu trung nghĩa).

Từ quan điểm trên, Du Vạn Xuân cho rằng truyện Thủy hử của Thi Nại AmLa Quán Trung truyền lưu trong dân gian là ca ngợi cường đạo tạo phản, hình tượng Tống Giang là "tâm là giặc cướp, miệng nói trung nghĩa; giết người đốt lửa kêu trung nghĩa, đập nhà phá quán cũng kêu trung nghĩa, giết quan chống lại, công thành chiếm ấp cũng kêu trung nghĩa".[2]

Thời đó, Thủy hử với hình tượng 108 anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc đã phổ biến trong dân gian, nên Du Vạn Xuân quyết định viết "tục thư" xây dựng lại hình tượng của nghĩa quân Tống Giang trở thành "phản phái" (nhân vật phản diện). Du Vạn Xuân dựa theo chính sử ghi chép việc nghĩa quân Tống Giang bị Trương Thúc Dạ tiêu diệt, dành 22 năm viết nên Đãng khấu chí nói về việc Lương Sơn Bạc bị triều đình đánh dẹp, xây dựng nên hình tượng Lôi Tướng, Tán Tiên tiêu diệt Thiên Cương, Địa Sát.

Nội dung sửa

Cường đạo Lương Sơn Bạc do Tống Công Minh đứng đầu sau khi phân chia ngôi thứ, chia quân thu phục cường đạo xung quanh, công chiếm các thành trì lân cận, thanh thế rất lớn. Tại Biện Kinh, Giáo đầu 80 vạn Cấm quân là Trần Hy Chân cùng con gái là Trần Lệ Khanh bị Cao Cầu cùng Cao Nha Nội hãm hại, phải rời khỏi kinh thành. Cha con Trần Hy Chân thống vì thù riêng (em trai Trần Hy Chân từng tỷ thí với Lâm Xung rồi ốm chết), chỉ trích Lương Sơn là lũ "đả gia kiếp xá, sát nhân như ma", cự tuyệt nhập bọn, lưu lạc đến Phong Vân trang.

Tại Phong Vân Trang, Trần Hy Chân gặp gỡ cha con Vân UyVân Thiên Bưu. Vân Thiên Bưu làm quan cho triều đình, đánh bại quân Lương Sơn cướp bóc, đả bại Hô Diên Chước. Sau đó do Lương Sơn cấu kết với bè lũ gian thần Thái Kinh, Đồng Quán nên Vân Uy buộc phải lui quân. Trần Hy Chân thấy triều đình bị gian thần cũng giặc cướp khống chế, bèn cướp trại Viên Tý làm căn cứ, phát triển lớn mạnh. Trại Viên Tý nhận được chiêu an, theo Vân Thiên Bưu chiêu binh mãi mã, thu thập các tướng tài bị gian thần hãm hại.

Tống Huy Tông được trung thần giúp đỡ, hành quyết Thái Kinh, trấn áp Cao Cầu, cử đại tướng Trương Thúc Dạ đi bình định Phương Lạp, sau đó thảo phạt Lương Sơn. Được sự giúp đỡ của bố con Trần Hy Chân, Vân Thiên Bưu, cha con Lưu Nghiễm, Vương Tiến, Văn Đạt,... hợp lại xưng "Lôi Bộ 36 tướng", Trương Thúc Dạ tiêu diệt được Lương Sơn, bắt Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Ngô Dụng, Công Tôn Thắng,... về kinh xử trảm, trừ kiếp nạn "Thiên Cương", "Địa Sát".

Nhân vật sửa

Lôi Tổ Tọa Hạ:

Lôi Bộ tam thập lục tướng:

Nhất thập bát vị Tán tiên:

Ảnh hưởng sửa

Sau khi Du Vạn Xuân chết hai năm (1851), miền nam Trung Quốc nổ ra phong trào Thái Bình Thiên Quốc. Năm 1860, Trung vương Lý Tú Thành chiếm Tô Châu, ra lệnh đem thiêu hủy Đãng khấu chí. Đến năm 1871, sau khi Thái Bình Thiên Quốc bị đàn áp thì sách mới được in lại.[3]

Lỗ Tấn thời trẻ từng đọc Đãng khấu chí và có so sánh Đãng khấu chí với Thủy hử: dựng lên ý đối lập, khiến cho thủ lĩnh Lương Sơn không chết thì bị tru.[4][5]

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khi mới thành lập, đem Đãng khấu chí thành cấm thư, với lý do miệt thị khởi nghĩa nông dân, lập trường phản động. Gần đây lệnh cấm đã được dỡ bỏ.[6]

Tại Việt Nam sửa

Tại Việt Nam, Đãng khấu chí được Á Nam Trần Tuấn Khải dịch và Nhà in Thanh Niên xuất bản lần đầu năm 1925 ở Hà Nội.[7] Tiếp theo có bản dịch của Nguyễn Khắc Hanh, nhà in Chân Phương ấn hành năm 1935.[8]

Đến năm 1957, Tín Đức Thư Xã phát hành bản dịch của Võ Minh Trí, in cùng với 70 hồi Thủy hử (bản Kim Thánh Thán). Bản in gồm 8 quyển (120 tập) với tiêu đề chung là Thủy hử (Sự tích Tống Giang), trong đó nội dung của Đãng khấu chí nằm từ quyển 4 (Tập 50) đến quyển 8 (Tập 120).[9] Năm 1999, Nhà xuất bản Đã Nẵng cho xuất bản Đãng khấu chí với bản dịch của Ông Văn Tùng, chia làm 4 tập.[10][11][12]

Một số nhà nghiên cứu cho rằng vở tuồng Đãng khấu của Đào Tấn lấy ý tưởng từ Đãng khấu chí của Du Vạn Xuân.[13] Đãng khấu được viết cùng thời gian với Bình địchTam bảo thái giám thủ bửu. Huỳnh Văn Mỹ cho rằng ba vở kịch này: "thể hiện mong muốn của nhà vua là dẹp được quân Pháp (Bình địch), trừ xong đám giặc khách cùng các cuộc dấy loạn của nông dân (Đảng khấu) và mở được mối giao hảo với bên ngoài để có thế lực đối địch với người Pháp mà vẫn giữ được khí chất của riêng nước mình (Thủ bửu)".[14] Ý kiến khác cho rằng Đào Tấn "nhất định không thể dễ dàng cầm bút viết tuồng thóa mạ phong trào khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp, chống bọn quan tham lại nhũng lúc bấy giờ" và cho rằng "viết Đãng khấu, Đào Tấn đã phản ánh đúng hiện thực lịch sử thời đại ông, qua đó ông muốn bày tỏ thái độ ủng hộ triều đình Huế trong việc cố gắng đánh dẹp giặc cướp giữ yên dân và giữ yên bờ cõi".[13]

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Mã Đề Tật, Thủy hử thư lục, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 1986.
  2. ^ “Kết Thủy hử toàn truyện: Lời nói đầu”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ “《荡寇志》校点说明”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Trung Quốc tiểu thuyết sử lược: Nguyên Minh truyện lai chi giảng sử (Hạ)”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
  5. ^ “《水浒传》"农民起义"说与《荡寇志》的学术命运”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  6. ^ Amazon: Đãng khấu chí (Thượng, Hạ)[liên kết hỏng]
  7. ^ Hốt Lai đạo nhân Trọng Hoa (1925), Đãng Khấu Chí, Trần Tuấn Khải biên dịch, Hà Nội: Thanh Niên thư viện
  8. ^ Du Trùng Hoa (1935), Đãng Khấu Chí, Nguyễn Khắc Hanh biên dịch, Nhà in Chân Phương
  9. ^ Võ Minh Trí (dịch), Thủy hử (Sự tích Tống Giang) - Cuốn 4, Tín Đức Thư Xã, Sài Gòn, 1957.
  10. ^ [1]
  11. ^ “Thư Viện Trường Đại học Hà Nội”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  12. ^ Du Vạn Xuân, Đãng khấu chí, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng, 1999. Ông Văn Tùng dịch.
  13. ^ a b “Thử bàn về lai lịch hai vở tuồng Tam Bảo thái giám thủ Bửu và Đãng khấu của Đào Tấn”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  14. ^ ​Ông quan viết tuồng