Đèn kéo quân, hay còn gọi là đèn cù, là một loại đồ chơi bằng giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc (giản thể: 走马灯; phồn thể: 走馬燈; bính âm: Zǒumǎdēng; Hán-Việt: tẩu mã đăng), ngày xưa phổ biến trong nhiều dịp lễ tết, nay chỉ còn xuất hiện trong dịp Tết Trung Thu. Đèn có đặc điểm khi thắp nến thì những hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện ra trên mặt đèn giống như rối bóng và xoay vòng theo cùng một chiều liên tục không dừng lại.

Chiếc đèn kéo quân khổng lồ cao hơn 7m trên đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tý.

Nội dung sửa

Cây đèn kéo quân có mục đích ban đầu là để trẻ em nhớ về lịch sử cũng như giáo dục lòng yêu nước, nên hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận (nguồn gốc của tên gọi "kéo quân"). Về sau người ta mở rộng nhiều đề tài khác như thêm ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh nhảy múa, bác nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu,… và đến nay là các yếu tố hiện đại hoặc giải trí như Tôn Ngộ Không, mèo máy Đôrêmon, thủy thủ Mặt Trăng…

Cách chế tạo và nguyên lý hoạt động sửa

Loại đèn này làm theo quy cách ngoài vuông trong tròn.

  • Bốn mặt ngoài của đèn được dán giấy bóng kính như bốn màn ảnh.
  • Bên trong:
    • Chính giữa là một cái trục thẳng đứng làm bằng một thanh tre thẳng, vót tròn (chỉ nhỉnh hơn chiếc xe điếu), chốt bằng hai kim nhọn hai đầu. Trục dài ngắn tùy thuộc kích thước đèn cao thấp, có thể từ năm, sáu mươi phân, đến nhiều mét.
    • Xung quanh trục đèn, những vòng trụ giấy dán nội dung của chiếc đèn như hình người, thú, cảnh vật,... được sắp xếp, gá buộc thành nhiều tầng gọi là các tầng đèn. Để cho có nhiều hình phong phú, người ta lồng và cắt dán đến bốn, năm tầng.

Do trục trơn và các hình nhẹ nên khi đốt đèn, lửa sẽ làm nóng không khí bên trong khiến không khí giãn nở và tăng thể tích, khiến trọng lượng riêng của khí giảm. Khí nóng nhẹ bay lên va vào vòng trụ sẽ làm cho đèn quay. Luồng không khí bên ngoài nặng hơn luồng vào tiếp tục được đốt nóng, bay lên tạo thành dòng đối lưu trong không khí làm đèn tiếp tục quay.

Màu sắc sửa

Những đèn màu trắng sẽ như một tấm màn chiếu những hình ảnh bên trong. Ví dụ: trên trục quay gắn một con ngựa màu đỏ, thì trên mặt giấy trắng sẽ hiện hình một con ngựa đỏ; một bà quan mặc xiêm áo xanh, đỏ, tím, vàng cũng hiện lên xanh,đỏ,tím,vàng, từ mắt mũi, tóc tai, cúc áo, đồ vật kèm theo,... cũng thấy rõ.

Nếu đèn dán giấy màu, các hình sẽ nhạt màu hơn hoặc đen thẫm.

Một cây đèn kéo quân là một màn diễn rối bóng tự động, không cần người điều khiển.

Sự tích sửa

Có nhiều phiên bản về sự tích cây đèn kéo quân, văn bản sau chỉ là ví dụ:

Văn học nghệ thuật sửa

Trong dân ca Việt Nam sửa

Khen ai khéo xếp (ô í a) cái đèn cù
Voi giấy (ới a) ngựa giấy (ơ) tít mù nó (ới) lại vòng quanh,
(ơ) Bao giờ em bén (ới) duyên ạ anh,
Voi giấy (ới à) ngựa giấy (ơ) vòng quanh (ới a) cái tít mù tít mù, là
Khen ai khéo xếp (ô í a) cái đèn cù

Trong âm nhạc sửa

  • Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác bài hát "Đèn cù" dựa theo bài dân ca trên.
  • Nhạc sĩ Song Ngọc dựa trên nền tảng bài ca dao trên để viết bài hát "Yêu cái đèn cù".

Chú thích sửa

Liên kết ngoài sửa