Đèo Bảo Lộc

đèo núi nằm trên Quốc lộ 20, thuộc địa phận Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Đèo Bảo Lộcđèo núi dài khoảng 10 km trên Quốc lộ 20, thuộc địa bàn huyện Đạ Huoai và thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.[1] Đèo còn có tên gọi là Đèo B'Lao (tên gọi cũ) theo tiếng của người K'ho hay là một tên gọi nghe có vẻ thần bí hơn là Đèo Ba Cô theo câu chuyện tai nạn thảm khốc đã làm tử nạn ba cô gái vào năm 1975. Đây là đèo thứ trên Quốc lộ 20 theo hướng từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt.

Đèo Bảo Lộc
Đèo B'lao
Đèo Bảo Lộc nhìn từ đỉnh đèo thuộc xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc.
Độ cao980 m (3.215 ft)
Chiều dài10 km[1]
Đường tắt bởiQuốc lộ 20
Vị trí
DãyLu Bu
Vị trí của đèo Bảo Lộc trên bản đồ Việt Nam
Vị trí của đèo Bảo Lộc
Vị trí của đèo Bảo Lộc
Vị trí của đèo Bảo Lộc (Việt Nam)

Địa lý sửa

Trên tuyến quốc lộ 20, theo lý trình của tuyến đường thì địa phận đèo Bảo Lộc được tính từ Km 98 (thuộc rừng Nam Huoai, thị trấn Đạ M'ri, Đạ Huoai, độ cao 435m) và kết thúc tại Km 108 (thuộc thôn 3, xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc, độ cao 980m), cách ngã ba B'Lao đi về khu kinh tế mới B'Laosire 3 km. Ở hai bên đầu đèo đều có bảng giới hạn tốc độ dành cho xe khách; tốc độ tối đa được lưu thông trên đèo là 40 km/h. Hiện nay ở trên đèo đã được tăng cường lắp thêm gương cầu lồi để đảm bảo an toàn cho người đi đường.

Đèo cách ranh giới Lâm Đồng - Đồng Nai 23 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 170 km về hướng Đông Bắc. Ngoài ra, từ chân đèo đi đến trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 25 km, cách thành phố Đà Lạt 135 km về hướng Tây Nam, đều theo Quốc lộ 20.

Đèo được xây dựng và mở đường năm 1973, với chiều dài 10 km, tổng cộng có khoảng 108 khúc cua ngoàn ngoèo nguy hiểm trên toàn tuyến.[1]

Đây là nơi chuyển tiếp giữa vùng trung du của Đông Nam Bộ với Cao nguyên Di Linh của vùng Tây Nguyên.

Những lưu ý khi đi qua đèo sửa

Kiểm tra xe thật kỹ trước khi đi lên đèo, bao gồm: thắng xe (đặc biệt là phanh đĩa), đèn, còi, vỏ xe, xăng,...

Chạy xe cẩn thận và hạn chế dùng phanh, nếu đổ dốc thì nên thắng bằng hộp số (đối với xe số) để ghì xe lại và hạn chế việc phanh quá nhiều (đặc biệt phanh đĩa) để tránh việc cháy thắng. Trên ngọn đèo này đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm đều là do việc này mà ra.

Tình trạng giao thông ở đèo sửa

 
Sạt lở tại đèo vào năm 2023

Một bên là đồi núi và vách đá dựng đứng còn một nơi là vực thẳm, đường lại hẹp chỉ có 2 làn xe nên mọi năm ở đây đều xảy ra rất nhiều vụ tai nạn liên tiếp, đa số đều là rơi xuống vực thẳm, nguyên nhân chủ yếu là tài xế lái xe ẩu gây va chạm với nhau và gây ra tai nạn, ngoài ra còn có các vụ tai nạn khác là do xe lưu thông đụng chạm va quẹt nhau gây tai nạn, nguyên nhân là vì trên đèo Bảo Lộc có một khúc cua cong cực kỳ nguy hiểm, mà đa phần xe lưu thông trên đèo là xe khách 50 chỗ, xe tải và xe máy nên rất dễ va quẹt nhau. Số còn lại các vụ tai nạn gây ra thương tích chết người là do mất phanh hoặc là do một số phượt thủ vô ý thức chạy xe phóng nhanh vượt ẩu, coi thường tính mạng bản thân và người khác khi gặp xe phía trước không làm chủ được tốc độ nên tông vào xe phía trước và gây ra tai nạn. Còn có một trường hợp nữa là vì đường hẹp mà lưu lượng xe máy lưu thông trên đèo nhiều, mà xe tải hoặc xe khách lấn đường (do đường chỉ có 2 làn xe), bên cạnh xe máy còn cố luồn lách qua nên bị xe tải hoặc xe khách ép và kết quả là gây ra tai nạn.

Đa số hằng năm đèo luôn trong tình trạng quá tải gây ra kẹt xe cục bộ vì chỉ có 2 làn xe và lượng xe nhu cầu đi Đà Lạt rất cao, đa số du khách muốn đi Đà Lạt phải đi qua đèo này nên đèo luôn trong tình trạng ồn ứ kẹt xe, nhất là vào dịp Tết và các ngày nghỉ lễ.

Con đèo từ khi xây dựng cho đến nay đã trải qua nhiều lần tu sửa để người dân đi lại trên ngọn đèo này trở nên an toàn hơn.

Năm 2018, tỉnh Lâm Đồng đã đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho toàn tuyến đèo. Trong đó, đoạn qua huyện Đạ Huoai dài 6,9 km được lắp đặt 232 bộ đèn LED 127W-220V với tổng mức đầu tư 13,2 tỷ đồng, đoạn qua thành phố Bảo Lộc dài 3,2 km được lắp đặt 108 bộ đèn LED 127W-220V với tổng mức đầu tư 6,4 tỷ đồng[2].

Tháng 8 năm 2019, sau nhiều ngày mưa lớn ở các tỉnh Tây Nguyên, đèo Bảo Lộc đã xuất hiện hàng chục điểm sạt lở khiến cho giao thông hai phía đèo tê liệt nhiều giờ[1].

Tháng 7 năm 2023, một vụ sạt lở đoạn Km 103+300, Quốc lộ 20 đã vùi lấp và làm 3 cảnh sát giao thông[3] và 1 dân thường tử vong.[4]

Câu chuyện ba cô gái chết ở đèo Bảo Lộc và truyền thuyết huyền thoại sửa

Du khách đến Đà Lạt nhiều lần đều biết đến con đèo này vì nó có rất nhiều bí ẩn. Một trong số đó là chuyện 3 cô gái trẻ chết bí ẩn ở đèo Bảo Lộc, dường như những người địa phương ở đây và những anh tài xế hay chạy ngang qua đây đều thuộc lòng câu chuyện 3 cô gái trẻ đáng thương chết ở đèo Bảo Lộc.

Theo người dân địa phương ở đây kể thì ngày xưa ở đây có 3 cô gái có tên lần lượt là Loan, Hòa, Thảo đều là người Bảo Lộc đang là sinh viên của một trường đại học tại Sài Gòn. Vào kỳ nghỉ hè, ba cô từ Sài Gòn trở về Bảo Lộc trên chiếc xe khách, do tài xế lái xe quá nhanh qua một khúc cua trên đèo nên chiếc xe đã bị lật và tử nạn toàn bộ hành khách trên xe. Không lâu sau đó có một đoàn xe du lịch lên thành phố Đà Lạt cũng chạy tới khúc cua này cũng bị lật xe và lao xuống vực. Trong đoàn có bốn người sống sót gồm một chàng thanh niên và ba cô gái. Dù rất yếu sau vụ tai nạn nhưng cả bốn người đều cố động viên lẫn nhau để cùng leo lên tới mặt đường. Do chàng trai bị nặng hơn nên thường xuyên được ba cô gái dìu dắt, kéo lên. Khi lên tới mặt đường, do đuối sức, chàng trai đã ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, chàng trai thấy mình nằm trong bệnh viện nhưng không thấy ba cô gái kia đâu. Chàng trai hỏi mọi người thì biết rằng người ta chỉ thấy có mỗi mình chàng nằm bên đường mà không hề thấy có thêm ai cả, và toàn bộ số người còn lại trong đoàn xe đã tử nạn, trong đó không có cô gái nào như chàng trai miêu tả. Điều huyền bí ở đây là các cô gái mà chàng trai miêu tả rất giống với ba cô gái bị tử nạn lúc trước. Người ta cho rằng vì chết quá trẻ và còn trinh trắng nên oan hồn của ba cô gái lúc trước cứ vất vưởng nơi chân đèo và khi gặp trường hợp tai nạn tương tự nên đã hiển linh giúp đỡ chàng trai trẻ trở thành người duy nhất thoát chết. Sau thời gian đó người dân nơi đây đã lập một ngôi miếu nhỏ để cầu siêu cho linh hồn của những người chết oan vì tai nạn xe cộ và nhất là oan hồn của ba cô gái trẻ, và cầu an cho những khách bộ hành có việc khi đi ngang qua đoạn đường đèo này. Từ đó tai nạn xe cộ tại khúc cua giảm hẳn, và sau này người ta không còn thấy ba cô hiện ra nữa. Tuy nhiên, theo thông tin chính thức của người trông miếu Ba Cô thì ngôi miếu này do là ông Đặng Hà và bà Nguyễn Thị Biện lập dưới thời Pháp thuộc, sau khi hai ông bà từ Bình Định lên đây tìm miền đất mới và trốn lính, khi tới con đèo này thấy có nhiều vụ tai nạn thương tâm do địa hình khắc nghiệt nên ông Hà đã dựng miếu để thờ cúng. Lúc đầu miếu Ba Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ nhưng sau đó người dân đã đóng góp nên mới xây ngôi miếu khang trang như bây giờ. Tuy nhiên, ba cô là người Sài Gòn chứ không phải người Bảo Lộc. Trước đây mộ ba cô được chôn sát ven đường nhưng nay đã được người thân bốc đưa về Sài Gòn.[5]

Từ đó trở đi con đèo này còn có tên gọi là Đèo Ba Cô để nhắc nhở người đi qua đèo cần cẩn thận để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc như ba cô gái xấu số.

Tuy nhiên thực tế có nhiều tài xế đã bịa lại câu chuyện này để thêm phần đáng sợ và thêm phần hút khách nên thực tế không ai biết được thực hư câu chuyện ra sao.

Khoảng cách một số đoạn đường đến chân đèo Bảo Lộc sửa

Thành phố Hồ Chí Minh - chân đèo Bảo Lộc: 170 km (đo qua Google Maps) (thông qua Quốc lộ 1quốc lộ 20), đoạn qua Quốc lộ 1 dài 72 km, đi từ trung tâm thành phố đến ngã tư Dầu Giây rồi quẹo trái vào quốc lộ 20. Đoạn qua quốc lộ 20 dài 98 km, đi từ ngã tư Dầu Giây đến chân đèo Bảo Lộc.

Ngã tư Dầu Giây (Km 0) - chân đèo (Km 98): 98 km, (thông qua quốc lộ 20).

Chân đèo (Km 98) - trung tâm thành phố Bảo Lộc (Km 123): 25 km, (thông qua quốc lộ 20).

Chân đèo (Km 98) - thành phố Đà Lạt (Km 233): 135 km, (thông qua quốc lộ 20).

Ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng (Km 75) - chân đèo (Km 98): 23 km

Thông tin thêm sửa

  • Đèo có 3 trạm dừng, một trạm là miếu Ba Cô, băng qua cầu Bảo Lộc, đây cũng là ranh giới giữa huyện Đạ Huoai và thành phố Bảo Lộc.
  • Trạm thứ 2 nằm gần đỉnh đèo, là tượng Đức Mẹ Maria. Được xây dựng để các du khách có dịp lên Đà Lạt du lịch và người dân khu vực cầu nguyện vượt đèo được an toàn.
  • Trạm thứ 3 cũng nằm gần đỉnh đèo, là tượng đài kỷ niệm chiến thắng Bảo Lộc B'lao, nơi đây du khách đang trên đường đi phượt có thể dừng lại nghỉ chân và xem lịch sử của con đèo B'lao huyền thoại và chiến thắng Bảo Lộc.

Xem thêm sửa

Một số cung đường đèo khác cũng nằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d “Đèo Bảo Lộc sạt lở hàng chục điểm, đường lên Đà Lạt tê liệt”. VnExpress.
  2. ^ “Gần 20 tỷ đồng xây dựng hệ thống chiếu sáng trên đèo Bảo Lộc”.
  3. ^ KHÁNH PHÚC - ĐÔNG ANH (31 tháng 7 năm 2023). “Sáng nay, tiếp tục tìm kiếm nạn nhân còn lại trong vụ sạt lở đất trên đèo Bảo Lộc”. báo Lâm Đồng. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2023. Vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 30/7, trên đèo Bảo Lộc thuộc địa phận thị trấn Đạ M'ri (huyện Đạ Huoai) giáp ranh với xã Đại Lào (TP Bảo Lộc)
  4. ^ Kim Anh (ngày 31 tháng 7 năm 2023). “Tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở đất kinh hoàng ở đèo Bảo Lộc”. Tiền Phong.
  5. ^ Sự thật về ba oan hồn thiếu nữ ở đèo Bảo Lộc

Liên kết ngoài sửa