Đông Quan, Đông Hưng

xã thuộc Đông Hưng

Đông Quan là một thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Đông Quan
Xã Đông Quan
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhThái Bình
HuyệnĐông Hưng
Thành lập1/3/2020[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°29′56″B 106°25′10″Đ / 20,4989°B 106,4195°Đ / 20.4989; 106.4195
Đông Quan trên bản đồ Việt Nam
Đông Quan
Đông Quan
Vị trí xã Đông Quan trên bản đồ Việt Nam
Diện tích10,61 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng8.524 người
Mật độ803 người/km²
Khác
Mã hành chính12793[2]

Địa lý

sửa

Xã Đông Quan nằm ở phía đông nam huyện Đông Hưng, có vị trí địa lý:

Xã Đông Quan có diện tích 10,61 km², dân số là 8.524 người, mật độ dân số đạt 803 người/km².[1]

Quốc lộ 39B chạy qua địa bàn xã theo hướng đông bắc - tây nam.

Lịch sử

sửa

Địa bàn xã Đông Quan hiện nay trước đây vốn là ba xã: Đông Huy, Đông Lĩnh, Đông Phong thuộc huyện Đông Hưng.

Trước năm 1969, các xã Đông Phong, Đông Huy và Đông Lĩnh thuộc huyện Đông Quan cũ. Huyện lỵ huyện Đông Quan khi đó đặt tại xã Đông Phong.

Trước khi sáp nhập, xã Đông Phong có diện tích 2,58 km², dân số là 2.357 người, mật độ dân số đạt 914 người/km², gồm phố Châu Giang và 2 thôn: Cổ Hội, Thượng Phú. Xã Đông Lĩnh có diện tích 4,61 km², dân số là 3.652 người, mật độ dân số đạt 792 người/km². Xã Đông Huy có diện tích 3,42 km², dân số là 2.515 người, mật độ dân số đạt 735 người/km², gồm 4 thôn: Phong Châu, Minh Châu, Nam Châu, Roanh Châu.

Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2020)[1]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của ba xã Đông Phong, Đông Lĩnh và Đông Huy thành xã Đông Quan.

Di tích

sửa

Một số di tích lịch sử và di tích kiến trúc - nghệ thuật trên địa bàn xã:

  • Đình Cổ Hội: được công nhận là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp tỉnh vào năm 2003; đình thờ Đô Đại Côn Lợi Thành thần đại vương và Ngoạ Chàng Đang Thông thần thành hoàng.
  • Đình Thượng Phú: được công nhận là kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Thái Bình năm 2003
  • Nhà tưởng niệm Nguyễn Văn Năng: được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh Thái Bình năm 2012; là nơi tưởng niệm Nguyễn Văn Năng - Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Thái Bình, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I.[3]
  • Một số di tích trên địa bàn xã thờ bà đào nương Phạm Thị Trân - bà tổ của nghệ thuật hát chèoViệt Nam.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Bình”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thái Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2017.

Tham khảo

sửa