Đường Tông Hải

y sĩ Trung Quốc thời nhà Thanh

Đường Tông Hải (tiếng Trung: 唐宗海; bính âm: Táng Zōnghǎi; 1851–1897 hoặc 1908), tên tự Dung Xuyên (tiếng Trung: 容川; bính âm: Róngchuān),[1] là một y sĩ và học giả y học Trung Quốc vào cuối triều đại nhà Thanh. Ông là một trong những y sĩ Trung Quốc đầu tiên viết về sự khác biệt giữ Đông yTây y, đồng thời là người sớm ủng hộ việc hợp nhất giữa hai nền y học.

Đường Tông Hải
唐宗海
Sinh1851
Bành Châu, Tứ Xuyên
Mất1897 hoặc 1908 (46–57 tuổi)
Tác phẩm nổi bậtZhongxi huitong yijing jingyi (1892)

Cuộc đời sửa

Đường Tông Hải sinh năm 1851 tại Bành Châu, Tứ Xuyên.[2] Cha của ông được cho là đã qua đời vì bạo bệnh vào năm 1873, đó cũng là nguyên nhân đưa ông đến với y học cổ truyền.[3] Đường đã tham gia vào các bài viết của các y sĩ Trung Quốc thời bấy giờ như Vương Thanh Nhậm (zh). Việc thường xuyên đi đến Thượng Hải, một thành phố cảng, cũng đã khiến ông sớm tiếp xúc với y học phương Tây.[3]

Sự nghiệp sửa

Đường Tông Hải đã trở thành tiến sĩ Nho học (jinshi) ở độ tuổi 38.[4] Thay vì làm quan như nhiều đồng nghiệp khác sau khi tham gia các kỳ thi do triều đình tổ chức thì ông lại tiếp tục theo đuổi sự nghiệp y học. Bắt đầu hành nghề ở Tứ Xuyên, một trong những tác phẩm của ông đã được viết tại đây vào năm 1884 liên quan đến chứng rối loạn máu.[4] Sau khi chuyển đến Giang Nam vào những năm 1880, Đường đã bắt đầu quan tâm đến Tây y,[4] và trở thành một trong những y sĩ đầu tiên của Trung Quốc viết về sự khác biệt giữa Đông yTây y.[5] Ông cũng là người sớm ủng hộ việc kết hợp giữa hai nền y học.[3][6][7]

Tác phẩm năm 1892 của Đường, Đông Tây hội thông y kinh tinh nghĩa (中西匯通醫經精義),[a] đã được mô tả là "một trong những tư liệu y học có ảnh hưởng nhất" vào thời kỳ của ông.[8] Trong đó, ông đã bảo vệ Đông y — cái ông cho là đã suy tàn kể từ thời nhà Tống — đồng thời khám phá ra mối quan hệ phức tạp giữa y học phương Tây hiện đại và y học cổ truyền Trung Quốc.[5]

Một thời gian sau khi xuất bản Đông Tây hội thông y kinh tinh nghĩa, ông đã viết nên Y dịch thông thuyết (醫易通說), hay Đánh giá tổng quát về y học và Kinh Dịch, trong đó ông lập luận rằng những tư liệu Trung Quốc cổ điển Kinh Dịch bao gồm những tư tưởng mà trước đó được cho là độc đáo của phương Tây.[9] Ông qua đời vào năm 1897[3] hoặc 1908.[10]

Chú thích sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Tạm dịch: Bản chất của y học cổ truyền Trung QuốcTây y.[4]

Tham khảo sửa

  1. ^ Ma 2020, tr. 1136.
  2. ^ Xiao & Liu 2015, tr. 92.
  3. ^ a b c d Wu 2013, tr. 201.
  4. ^ a b c d Lei 2012, tr. 320.
  5. ^ a b Karchmer 2022, tr. 69.
  6. ^ Chee 2021, tr. 28.
  7. ^ Cheung & Wong 2001, tr. 8.
  8. ^ Kiely, Lagerwey & Goossaert 2015, tr. 146.
  9. ^ Lei 2012, tr. 326.
  10. ^ Lei 2012, tr. 319.

Tài liệu sửa

  • Chee, Liz P. Y. (2021). Mao's Bestiary: Medicinal Animals and Modern China (bằng tiếng Anh). Duke University Press. ISBN 9781478021353.
  • Cheung, Lily; Wong, Cheng (2001). Mechanism of Acupuncture Therapy and Clinical Case Studies (bằng tiếng Anh). Taylor & Francis. ISBN 9780203301265.
  • Karchmer, Eric I. (2022). Prescriptions for Virtuosity: The Postcolonial Struggle of Chinese Medicine (bằng tiếng Anh). Fordham University Press. ISBN 9780823299843.
  • Kiely, Jan; Lagerwey, John; Goossaert, Vincent (2015). Modern Chinese Religion [Tín ngưỡng Trung Quốc hiện đại] (bằng tiếng Anh). 2. Brill. ISBN 9789004304642.
  • Lei, Sean Hsiang-lin (2012). “Qi-Transformation and the Steam Engine: The Incorporation of Western Anatomy and Re-Conceptualisation of the Body in Nineteenth-Century Chinese Medicine”. Asian Medicine. 7 (2): 319–357. doi:10.1163/15734218-12341256.
  • Ma, Boying (2020). A History Of Medicine In Chinese Culture [Lịch sử y học trong văn hóa Trung Quốc] (bằng tiếng Anh). World Scientific Publishing Company. ISBN 9789813238008.
  • Wu, Yi-li (2013). “The Qing Period”. Trong Barnes, Linda L.; Hinrichs, TJ (biên tập). Chinese Medicine and Healing: An Illustrated History [Y học Trung Quốc và điều trị: Lịch sử tường minh] (bằng tiếng Anh). Harvard University Press. tr. 161–208. ISBN 9780674047372.
  • Xiao, Yuehong; Liu, Hongbo (2015). 仲景医学发展史 [Lịch sử Y học của Trọng Cảnh] (bằng tiếng Trung). Beijing Book Company. ISBN 9787534979958.