Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (ký hiệu toàn tuyến là CT.29)[1] là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến là nút giao thông Long Trường thuộc thành phố Thủ Đức, giao với đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (đang thi công), điểm đầu tuyến dẫn là nút giao thông An Phú cũng thuộc Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Đường cao tốc
Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây
Bảng kí hiệu đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đoạn qua cầu Long Thành
Map
Thông tin tuyến đường
LoạiĐường cao tốc
Chiều dài55,7 km
Tồn tại8 tháng 2 năm 2015
(9 năm và 8 tháng)
Một phần của
Ký hiệu đường (toàn tuyến)
Ký hiệu đường
trước đây
(2015 – 2021)
Một đoạn
của đường thuộc
(đoạn Long ThànhLộ 25)
Các điểm giao cắt chính
Đầu Đông tại nút giao Dầu Giây, Thống Nhất, Đồng Nai
  tại Lộ 25, Thống Nhất, Đồng Nai

tại Long An, Long Thành, Đồng Nai
tại nút giao Long Thành, Long Thành, Đồng Nai

tại Long Trường, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Đầu TâyĐại lộ Mai Chí Thọ tại nút giao An Phú, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốThành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai
Quận/Huyện
Hệ thống đường
Cao tốc
Phân đoạn

Quy hoạch

sửa

Theo quy hoạch từ năm 2015 đến 2021, toàn bộ đường cao tốc này từng là một phần của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông[2] trước khi tách ra thành một tuyến cao tốc độc lập (riêng đoạn Long ThànhLộ 25 vẫn còn thuộc hệ thống đường này).[1] Tuy nhiên trên thực tế, tuyến đường cao tốc này vẫn còn được ký hiệu là CT.01 trên một số biển chỉ dẫn của tuyến cao tốc này. Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH1 (đoạn Lộ 25Long Trường).

Lộ trình

sửa

Đường dẫn đường cao tốc bắt đầu tại điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Đường cao tốc chạy về hướng đông 6 km và cắt đường Vành đai II tại nút giao lớn hình loa kèn trumpet đôi. Tiếp đó 9 km, tuyến giao với đường vành đai 3 (đang thi công) và bắt đầu đoạn đường cao tốc. Qua khỏi cầu Long Thành, con đường tiếp tục chạy về hướng Đông Đông Nam và giao cắt với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (AH17) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Từ đây, đường cao tốc chạy song song với Đường tỉnh 769 qua vùng nông nghiệp rộng lớn của huyện Long Thành và giao cắt với đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Tuyến đường kết thúc ở Quốc lộ 1 (AH1 hiện tại) với một nút giao hình loa kèn trumpet, 3 km về hướng đông Ngã tư Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; trong tương lai sẽ nối tiếp với đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương tại nút giao này.

Xây dựng

sửa

Thi công

sửa

Dự án đường cao tốc được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km.[3] Chủ đầu tư là Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng mức đầu tư giai đoạn I: 997,67 triệu USD (tương đương 20.630 tỷ đồng).[4] Dự án được sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).[5]

Thông xe

sửa

Khoảng 20 km trong tổng số 55 km của đường cao tốc, đoạn từ đường vành đai 2 đến Quốc lộ 51 phần thuộc tỉnh Đồng Nai đã được thông xe vào ngày 2 tháng 1 năm 2014.[6] Ngày 29 tháng 8 năm 2014, thông xe nút giao thông Vành đai 2. Đoạn đường dài 4 km từ nút giao thông An Phú, đại lộ Mai Chí Thọ đến nút giao Vành đai 2 được thông xe ngày 10 tháng 1 năm 2015. Toàn bộ đường cao tốc thông xe vào ngày 8 tháng 2 năm 2015, khi đoạn Long ThànhDầu Giây dài 31 km hoàn tất thi công.[7]

Mở rộng

sửa

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã báo cáo Thủ tướng hai phương án đầu tư mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí MinhLong Thành dài 21 km thuộc dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí MinhLong ThànhDầu Giây.[8]

Phương án một

Đoạn từ nút giao vành đai 2 đến nút giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ được mở rộng lên 8 làn xe, nhưng giải phóng mặt bằng 10 làn xe (chờ khi đủ kinh phí sẽ hoàn thiện 10 làn). Hiện nay đoạn này đã được giải phóng mặt bằng 8 làn xe nên có thể thực hiện ngay.

Trên tuyến có hai cầu là cầu sông Tắc sẽ được mở rộng theo quy hoạch 10 làn xe, xây thêm cầu Long Thành 4 làn xe như cầu Long Thành hiện tại.

Phương án này sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông trên tuyến đến năm 2035, với lưu lượng khoảng 114.315 xe quy đổi mỗi ngày đêm và tận dụng mặt bằng hiện có để triển khai ngay.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - đơn vị quản lý tuyến, sẽ là chủ đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư. Tổng mức đầu tư dự án hơn 14.330 tỷ đồng, bao gồm 4.630 tỷ vốn chủ sở hữu của VEC, vốn vay thương mại 9.700 tỷ đồng. Dự án sẽ thực hiện từ nay đến tháng 6 năm 2028.

Phương án hai

Đoạn cao tốc từ nút giao vành đai 2 đến nút giao vành đai 3 dài 4 km sẽ được đầu tư theo 8 làn xe, đoạn còn lại đến nút giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dài 17 km quy mô 10 làn xe. Trên tuyến vẫn xây dựng cầu Long Thành mới và giải phóng mặt bằng toàn tuyến 10 làn xe.

Với phương án này, tổng mức đầu tư dự án hơn 15.620 tỷ đồng, gồm 9.000 tỷ vốn ngân sách nhà nước, vốn VEC huy động 6.620 tỷ, chiếm 42%.

Bộ Giao thông Vận tải sẽ là cơ quan chủ quản, VEC là chủ đầu tư theo Luật Đầu tư công, thực hiện từ nay đến tháng 6 năm 2028.

Do khó khăn về nguồn vốn ngân sách cũng như chi phí đầu tư, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng xem xét phương án 1 bởi dự án đã được giải phóng mặt bằng 8 làn xe, có thể triển khai xây dựng ngay.

Để đảm bảo giao thông khi sân bay quốc tế Long Thành khai thác vào năm 2026, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhận thấy cần rút ngắn giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật từ 18 xuống 10 tháng để hoàn thành phần đường và các cầu cạn vào tháng 1 năm 2027, hoàn thành dự án vào tháng 12 năm 2027.

Về khả năng cân đối vốn chủ sở hữu và vốn vay thương mại, cơ quan quản lý cho biết VEC đang thực hiện quy trình tăng vốn điều lệ, dự kiến trong năm 2024 vốn điều lệ sẽ tăng từ 1.115 lên khoảng 25.000 tỷ đồng, đảm bảo điều kiện huy động vốn vay thương mại cho dự án.

Thiết kế

sửa

Đường cao tốc dài tổng cộng 55,7 km và được chia thành hai thành phần:

Chi tiết tuyến đường

sửa
 
Bảng thông tin tốc độ cao tốc (đoạn Vành đai II – Long Thành – Dầu Giây, tuyến đường vẫn còn ký hiệu là CT.01 trên thực tế)

Làn xe

sửa

Chiều dài

sửa
  • Toàn tuyến: 55,7 km

Tốc độ giới hạn

sửa

Lộ trình chi tiết

sửa
Số Tên Khoảng cách
từ đầu tuyến
Kết nối Ghi chú Vị trí
Kết nối trực tiếp với đường Lương Định Của
1 IC An Phú 0.0 Đại lộ Mai Chí Thọ Đầu tuyến đường cao tốc
Đang thi công mở rộng quy mô nút giao
Thành phố Hồ Chí Minh Thủ Đức
2 IC Đỗ Xuân Hợp 2.6 Đường Đỗ Xuân Hợp Lối ra đường Đỗ Xuân Hợp
Lối vào hướng đi An Phú
3 JCT Khang Điền 3.6 Lối ra hướng đi An Phú
4 IC Vành đai 2 5.9 Đường Võ Chí Công
5 IC Long Trường 8.7   Đường vành đai 3 (Thành phố Hồ Chí Minh) Đang thi công
TG Trạm Thu phí Long Phước 10.8
6 IC Long Phước Đường Long Phước Được đề xuất
BR Cầu Long Thành Vượt sông Đồng Nai Ranh giới Thành phố Hồ Chí MinhĐồng Nai
SA Trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật Tam An 14.0 Hướng đi Dầu Giây Đồng Nai Long Thành
7 IC Đường tỉnh 319 19.9 Đường tỉnh 319 Nhơn Trạch
8 IC Quốc lộ 51 23.5   Quốc lộ 51 Long Thành
9
(3)
IC Long Thành 25.4
(1766.5)
    Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu Kết nối với   Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành
Đang thi công
10
(2)
IC Vành đai 4 39.2
(1762.7)
  Đường vành đai 4 (Thành phố Hồ Chí Minh) Chưa thi công Cẩm Mỹ
SA Trạm dừng nghỉ 41.2 (1760.7)
11
(1)
IC Lộ 25
(Cẩm Mỹ)
43.5
(1758.4)
  Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây Thống Nhất
TG Trạm Thu phí Dầu Giây 54.6
BR Cầu vượt đường sắt Vượt Đường sắt Bắc Nam
12 IC Dầu Giây 55.7   Quốc lộ 1
Kết nối trực tiếp với   Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (Chưa thi công)
1.000 mi = 1.609 km; 1.000 km = 0.621 mi

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Quyết định 1454/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 2030”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ “Dự thảo QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ - Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (2015)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ “Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây”. Công ty cổ phần Tư vấn đường cao tốc Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2013.
  4. ^ “Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được đánh giá là công trình có chất lượng vượt trội”.
  5. ^ “Environmental Monitoring Report - VIE: Ho Chi Minh–Long Thanh–Dau Giay Expressway Project” (PDF). ADB. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2013.
  6. ^ Hoàng Thạch Vân. “Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây qua ảnh”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.
  7. ^ Hoàng Trường. “Ngày 8/2 thông xe toàn cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây”. VnExpress. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ Anh Duy (17 tháng 4 năm 2023). “Hai phương án mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành”. VnExpress. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa