Đại công quốc Phần Lan

(Đổi hướng từ Đại Công quốc Phần Lan)

Đại Công quốc Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomen suuriruhtinaskunta, tiếng Thụy Điển: Storfurstendömet Finland, tiếng Latinh: Magnus Ducatus Finlandiæ, tiếng Nga: Великое княжество Финляндское, Velikoye knyazhestvo Finlyandskoye) là quốc gia tiền thân của nhà nước Phần Lan hiện đại. Nó tồn tại từ năm 1809 đến năm 1917 như một phần tự trị của Đế quốc Nga và nằm dưới sự cai trị của Sa hoàng với tư cách của một Đại vương công.

Đại Công quốc Phần Lan
1809–1917

Quốc caMaamme (tiếng Phần Lan)
Vårt land (tiếng Thụy Điển)
"Quê hương ta"
Đại Công quốc Phần Lan năm 1914.
Đại Công quốc Phần Lan năm 1914.
Tổng quan
Vị thếQuốc gia tự trị của Đế quốc Nga
Thủ đôTurku
(1809–1812)
Helsinki
(1812–1917)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Thụy Điển, Tiếng Phần Lan, Tiếng Nga
Tôn giáo chính
Chính thống giáo Phần Lan,
Tin Lành Luther
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Đại công tước/Vua Phần Lan 
• 1809–1825
Aleksandr I
• 1825–1855
Nikolai I
• 1855–1881
Aleksandr II
• 1881–1894
Aleksandr III
• 1894–1917
Nikolai II
Tổng đốc 
• 1809
Georg Sprengtporten (đầu tiên)
• 1917
Nikolai Nekrasov (cuối cùng)
Phó Chủ tịch 
• 1822–1826
Carl Erik Mannerheim (đầu tiên)
• 1917
Anders Wirenius (cuối cùng)
Lập phápQuốc hội
Lịch sử
Lịch sử 
29 tháng 3 1809
17 tháng 9 năm 1809
6 tháng 12 1917
Địa lý
Diện tích 
• 1910
360.000 km2
(138.997 mi2)
Dân số 
• 1910
2.943.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệRiksdaler Thụy Điển
(1809–1840)
Rúp Nga
(1840–1865)
Markka Phần Lan
(1865–1917)
Mã ISO 3166FI
Tiền thân
Kế tục
Thời đại Gustav
Phần Lan
Hiện nay là một phần của Phần Lan
 Nga

Lịch sử sửa

Vùng tây nam Phần Lan mở rộng đã góp phần tạo thành một đại công quốc trên danh nghĩa vào năm 1581, khi vua Johan III của Thụy Điển, hồi còn là một vị hoàng tử đã giữ danh hiệu Công tước Phần Lan (1556-1561/63), mở rộng danh sách những chức danh phụ của các vua Thụy Điển lên một cách đáng kể. Tước hiệu Đại vương công Phần Lan chẳng mang lại bất kỳ quyền tự chủ nào dành cho người Phần Lan bởi vì Phần Lan đang là một phần hợp nhất của Vương quốc Thụy Điển với đại diện đầy đủ của quốc hội đối với các vùng của nó. Trong hai thế kỷ tiếp theo, tước hiệu này được sử dụng bởi một số người kế nhiệm ngôi vua của Johan, nhưng không phải là tất cả. Thông thường, nó chỉ là một danh hiệu phụ của nhà vua và được sử dụng vào những dịp trang trọng. Tuy nhiên, vào năm 1802 biểu hiện một dấu hiệu cho thấy quyết tâm giữ lại Phần Lan bên trong Thụy Điển khi phải đối mặt với áp lực gia tăng của phía Nga, Vua Gustav IV Adolf đã trao lại danh hiệu này cho người con trai mới sinh của mình là Hoàng tử Carl Gustaf nhưng ba năm sau đó vị hoàng tử này cũng lâm trọng bệnh qua đời.

Trong cuộc chiến tranh Phần Lan giữa Thụy Điển và Nga, Hội nghị bốn Đẳng cấp của xứ Phần Lan bị chiếm đóng đã nhóm họp tại Nghị viện Porvoo vào ngày 29 tháng 3 năm 1809 cam kết bày tỏ lòng trung thành với Aleksandr I của Nga để đổi lấy sự đảm bảo về luật pháp và quyền tự do cũng như tôn giáo sẽ được giữ nguyên vẹn. Sau thất bại của Thụy Điển trong cuộc chiến và việc ký kết Hiệp ước Fredrikshamn vào ngày 17 tháng 9 năm 1809, Phần Lan đã trở thành một Đại công quốc tự trị thực sự bên trong đế quốc chuyên quyền của người Nga mặc dù sự cân bằng bình thường về quyền lực giữa quốc vương và nghị viện căn cứ vào thuế má đã không diễn ra kể từ khi Hoàng đế có thể dựa trên phần còn lại từ đế quốc rộng lớn của mình. Tước hiệu "Đại công tước Phần Lan" đã được bổ sung vào danh sách dài các chức danh của hoàng đế Nga. Sau khi trở về Phần Lan vào năm 1812, Gustaf Mauritz Armfelt sinh trưởng ở Phần Lan trở thành ủy viên hội đồng cho Hoàng đế Nga. Armfelt được coi là công cụ trong việc đảm bảo Đại công quốc như một thực thể có quyền tự chủ tương đối lớn bên trong lãnh thổ Nga, và để khôi phục lại cái gọi là Cổ Phần Lan đã bị mất vào tay Nga theo Hiệp ước Nystad năm 1721.

Chính trị sửa

Tình trạng hiến pháp của Phần Lan đã không được hệ thống hóa trong bộ luật của nước Nga trước khi ra đời bản Tuyên ngôn tháng 2 năm 1899, do đó đây là giai đoạn mà người Phần Lan và người Nga đã phát triển ý tưởng khá khác nhau về tình trạng của Phần Lan. Quyền tự chủ của Phần Lan lần đầu tiên được khuyến khích bởi người Nga một phần là do các cấu trúc chính phủ tương đối phát triển ở Phần Lan (so với Nga lấy hoàng đế làm trung tâm vào đầu thế kỷ 19) và một phần là nhờ chính sách có chủ ý về thiện chí tranh thủ nhân tâm của người Phần Lan. Các quy chế tự trị đã dẫn người Phần Lan phát triển các ý tưởng của mình về chủ nghĩa dân tộc và chế độ quân chủ lập hiến, mà họ có thể thi hành lớn đến độ trong thực tế với sự đồng ý của Nga hoàng. Tuy nhiên khi mỗi vị hoàng đế Nga tại thời điểm đăng quang của mình đều đồng ý duy trì tình trạng đặc biệt của luật lệ địa phương ở Phần Lan, không có bằng chứng nào cho thấy họ thấu hiểu vị trí của mình trong một nền quân chủ lập hiến, bất chấp sự phổ biến ngày càng tăng của kiểu giải thích này ở Phần Lan trong các giai đoạn sau của thế kỷ 19. Khi các tổ chức chính phủ dần phát triển ở Nga, và sự thống nhất của đế chế đã trở thành một trong những nguyên lý hàng đầu của nền chính trị Nga, các cuộc đụng độ giữa các tổ chức chính phủ Nga và Phần Lan gia tăng thường xuyên và dẫn đến nỗ lực Nga hóa người bản địa nhưng không thành công.

Phần Lan vẫn được hưởng một mức độ tự trị cao, cho đến khi giành được độc lập vào năm 1917. Năm 1917, sau cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga, chính phủ Phần Lan hoạt động hướng tới việc đảm bảo và có lẽ thậm chí còn tăng tính tự chủ của Phần Lan trong các vấn đề quốc nội. Ngày 6 tháng 12 năm 1917, ngay sau cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga, Phần Lan tuyên bố độc lập. Sau cuộc nội chiến Phần Lan, dẫn đến một phần lớn phe bảo hoàng chiếm tạm thời trong quốc hội, Vương công Frederick Charles xứ Hesse được bầu làm vị vua mới thay vì là đại công tước, đánh dấu trạng thái mới của đất nước, nhưng ông không bao giờ trị vì do nền cộng hòa được tuyên bố thành lập sau thất bại của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Hoàng đế Nga cai trị với tư cách Đại vương công Phần Lan và do Tổng đốc Phần Lan đại diện ở Phần Lan. Thượng viện Phần Lan là cơ quan quản lý cao nhất của Đại công quốc và bao gồm người bản địa Phần Lan. Tại St. Petersburg các vấn đề Phần Lan do Bộ trưởng–Quốc vụ khanh đại diện cho xứ này. Từ năm 1863 trở đi, Nghị viện Phần Lan được phép triệu tập thường xuyên. Năm 1906, nghị viện với tính cha truyền con nối không phải đại diện dân cử đã được giải thể và Quốc hội Phần Lan hiện đại được thành lập nhưng đến năm 1910 lại bị bãi bỏ. Năm 1919, Lenin và nhà nước Công nông của Nga đã buộc phải trao quyền độc lập cho Phần Lan. Thể chế cộng hòa độc lập được thành lập và tồn tại cho tới ngày nay. Phần Lan là một trong những khu vực đầu tiên trên thế giới thực hiện phổ thông đầu phiếu và hội đủ điều kiện, bao gồm cả phụ nữ và người không có đất đai.

Địa lý sửa

Đại công quốc Phần Lan nằm gần trong cùng biên giới đã tồn tại trước Hòa ước Moskva năm 1940. Sự khác biệt chính là Petsamo được nhượng lại cho Phần Lan theo Hiệp ước Tartu vào năm 1920.

Biến động dân số sửa

1810: 863.000 [1]
1830: 1.372.000
1850: 1.637.000
1870: 1.769.000
1890: 2.380.000
1910: 2.943.000
1920: 3.148.000

Tỉnh thành sửa

 
Bản đồ các tỉnh của Phần Lan vào năm 1900.

Sự phân chia hành chính của Đại công quốc dựa theo mô hình của đế quốc Nga với các tỉnh (tiếng Nga: губерния, tiếng Thụy Điển: län, tiếng Phần Lan: lääni) do một thống đốc đứng đầu. Tuy nhiên chính phủ Nga có điều chỉnh một vài thay đổi và vì ngôn ngữ của các nhà quản lý vẫn còn mang thuật ngữ cũ của tiếng Thụy Điển trong suốt thời kỳ Thụy Điển thống trị tiếp tục được sử dụng tại địa phương. Tỉnh Viipuri ban đầu không phải là một phần của Đại công quốc, nhưng vào năm 1812 nó đã được Nga hoàng Aleksandr I chuyển giao riêng từ Nga sang cho Phần Lan. Sau năm 1831 có tám tỉnh trong Đại công quốc đến khi kết thúc và tiếp tục trong thời kỳ Phần Lan độc lập:

Quốc kỳ và quốc huy sửa

Quốc huy này ban đầu được thiết kế dành cho chiếc quan tài của Gustav Vasa I khoảng năm 1580, miêu tả một con sư tử huy hiệu vàng trên một cái khiên màu đỏ đang cầm một thanh kiếm lớn giơ lên trong tay phải của nó và chân đạp một thanh kiếm lưỡi cong. Trong những năm 1860 đã có tin đồn về một lá cờ Phần Lan bắt đầu trong phong trào Fennoman. Năm 1863 rất nhiều đề xuất được trình bày về một lá quốc kỳ. Hai đề xuất chính là cờ dựa trên màu đỏ/vàng và màu xanh/trắng. Các đề xuất quốc kỳ không bao giờ có cơ hội được trình bày trước nội các, vì vậy một trong số chúng chưa bao giờ trở thành một lá cờ chính thức của xứ này. Tuy nhiên mọi người sử dụng các thiết kế khác nhau với những màu sắc cho lá cờ mà chính họ lựa chọn. Kể từ năm 1821, các tàu buôn được phép treo cờ Nga (ngang ba màu trắng-xanh-đỏ) mà không cần có giấy phép đặc biệt.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ B.R. Mitchell, European Historical Statistics, 1750-1970 (Columbia U.P., 1978) p. 4

Tham khảo sửa

  • Alenius, Kari. "Russification in Estonia and Finland Before 1917," Faravid, 2004, Vol. 28, pp 181–194
  • Huxley, Steven. Constitutionalist insurgency in Finland: Finnish "passive resistance" against Russification as a case of nonmilitary struggle in the European resistance tradition (1990)
  • Jussila, Osmo, et al. From Grand Duchy to a Modern State: A Political History of Finland Since 1809 (Hurst & Co. 1999).
  • Kan, Aleksander. "Storfurstendömet Finland 1809-1917 -- dess autonomi enligt den nutida finska historieskrivningen" (bằng tiếng Thụy Điển) ["Autonomous Finland 1809-1917 in contemporary Finnish historiography"] Historisk Tidskrift, 2008, Issue 1, pp 3–27
  • Polvinen, Tuomo. Imperial Borderland: Bobrikov and the Attempted Russification of Finland, 1898–1904 (1995)
  • Thaden, Edward C. Russification in the Baltic Provinces and Finland (1981).

Liên kết ngoài sửa

  • Đại Công quốc Phần Lan tại Danh sách quốc kỳ
  • Văn bản Tuyên ngôn Đế chế năm 1811 bằng tiếng Đức và Phần Lan
  •   “Đại Công quốc Phần Lan” . Encyclopedia Americana. 1920.