Đại Vĩ Hài (trị vì 895906) là vị quốc vương thứ 14 của vương quốc Bột Hải. Lịch sử biết ít về giai đoạn trị vì của Đại Vĩ Hài, và một số danh sách quốc vương Bột Hải không bao gồm ông, mặc dù vậy tên ông đã xuất hiện trong Đường hội yếu (唐會要). Thụy hiệu và niên hiệu của ông hiện chưa rõ. Đến năm 1940, sự tồn tại của Đại Vĩ Hài mới được xác nhận, khi các sử gia Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận tên ông.

Đại Vĩ Hài
Hangul
대위해
Hanja
大瑋瑎
Romaja quốc ngữDae Wi-hae
McCune–ReischauerTae Wi-hae
Hán-ViệtĐại Vĩ Hài

Năm 895 vua Bột Hải Minh Tông mất, thế tử Đại Vĩ Hài lên kế vị ngôi vua Bột Hải.

Trong số thư tịch ít ỏi còn lại, vua Đại Vĩ Hài đã cử vương tử Đại Phong Duệ cùng đoàn sứ giả người Bột Hải sang nhà Đường (đời vua Đường Chiêu Tông) tiến cống cùng năm 895, ngẫu nhiên lại trùng hợp lúc sứ giả nước Tân La (đời vua Tân La Chân Thánh nữ vương) cũng đến Trường An nhà Đường, điều này phát sinh sự kiện tranh tịch giữa Bột HảiTân La. Học giả Tân La là Thôi Trí Viễn ghi rằng Đại Phong Duệ và đoàn sứ giả người Bột Hải ở Trường An nhà Đường đã tự xưng Bột Hải"Mạt Hạt", "Túc Mạt Tiểu Phiên", đồng thời nhận nước Tân La là thượng quốc. Bởi lẽ khi đó giới quý tộc gốc Cao Câu Ly trong triều đình Bột Hải đã bị người Mạt Hạt lấn át quyền hành và dân số người Mạt Hạt trong lãnh thổ vương quốc Bột Hải này cũng đã chiếm tỷ lệ cao hơn người gốc Cao Câu Ly. Một số sứ thần Bột Hải cũng đã mang họ Mạt Hạt.

Nước Tân La của vua Tân La Chân Thánh nữ vương khi đó đã chìm trong nội loạn, các cuộc khởi nghĩa diễn ra ở khắp nơi, trong đó mạnh nhất là thủ lĩnh Chân Huyên và tướng Cung Duệ dưới quyền thủ lĩnh Lương Cát (sang năm 897 Cung Duệ giết thủ lĩnh Lương Cát đoạt quyền lãnh đạo nghĩa quân).[1][2][3]

Năm 899 thủ lĩnh Cung Duệ ở phía bắc Tân La (đời vua Tân La Hiếu Cung Vương) đánh chiếm vài thành trì của vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Vĩ Hài) tại tỉnh Namhae ở phía đông thành Bình Nhưỡng.

Năm 900 Chân Huyên lập nước Hậu Bách Tế ở tây nam lãnh thổ Tân La (đời vua Tân La Hiếu Cung Vương).[4][5] Năm 901 Cung Duệ lập nước Hậu Cao Câu Ly ở phía bắc lãnh thổ Tân La (đời vua Tân La Hiếu Cung Vương),[4][6] sử gọi là thời Hậu Tam Quốc.[2][7] Đây là cơ hội ngàn vàng để vương quốc Bột Hải có thể xâm chiếm Hậu Cao Câu Ly, Hậu Bách TếTân La, thống nhất hết báo đảo Triều Tiên và Mãn Châu, Liêu Đông thành một mối. Tuy nhiên vua Đại Vĩ Hài của vương quốc Bột Hải đã bỏ qua cơ hội ngàn vàng này, chỉ ngồi yên xem ba nước Hậu Cao Câu Ly, Hậu Bách TếTân La đánh nhau.

Năm 904 vua Cung Duệ nước Hậu Cao Câu Ly đổi quốc hiệu từ Hậu Cao Câu Ly thành Ma Chấn (Majin) và dời đô về Cheorwon (Thiết Nguyên) vào năm 905.[4][6] Cùng năm 905 vua Cung Duệ nước Ma Chấn (Majin) đánh chiếm thành Bình Nhưỡng thuộc tỉnh Yodong của vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Vĩ Hài) và kêu gọi tiêu diệt nhà nước Tân La (đời vua Tân La Hiếu Cung Vương).[2][7]

Năm 906 vua Đại Vĩ Hài mất, Đại Nhân Soạn lên kế vị ngôi vua Bột Hải.

Xem thêmSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ (tiếng Hàn) Gung Ye Lưu trữ 2012-02-27 tại Wayback Machine at The Academy of Korean Studies
  2. ^ a b c (tiếng Hàn) Gung Ye Lưu trữ 2011-06-10 tại Wayback Machine at Encyclopedia of Korean Culture
  3. ^ Korea through the Ages Vol.1 pp 100-101
  4. ^ a b c “thời Hậu Tam Quốc”, Bách khoa Văn hóa Hàn Quốc (bằng tiếng Hàn), Nate, Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2011, truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2012.
  5. ^ “Gyeon Hwon”, Bách khoa toàn thư Doosan (bằng tiếng Hàn), Naver.
  6. ^ a b (tiếng Hàn) Taebong at Doosan Encyclopedia
  7. ^ a b (tiếng Hàn) Gung Ye at Doosan Encyclopedia

Liên kết ngoàiSửa đổi