Đại công quốc Posen (tiếng Đức: Großherzogtum Posen; tiếng Ba Lan: Wielkie Księstwo Poznańskie; tiếng Anh: Grand Duchy of Posen) là một phần của Vương quốc Phổ, được tạo ra từ các vùng lãnh thổ bị Phổ sáp nhập sau khi Phân chia Ba Lan và chính thức được thành lập sau Chiến tranh Napoleon năm 1815. Theo các thỏa thuận tại Đại hội Viên, Đại Công quốc Pose đã có một số quyền tự trị. Tuy nhiên, trên thực tế nó thuộc quyền của Phổ và các quyền công bố cho các thần dân Ba Lan không được thực hiện đầy đủ. Cái tên Posen sau đó được sử dụng không chính thức để biểu thị lãnh thổ, đặc biệt là của người Ba Lan, và ngày nay được các nhà sử học hiện đại sử dụng để chỉ các thực thể chính trị khác nhau cho đến năm 1918. Thủ đô của nó là Posen (tiếng Ba Lan: Poznań).

Đại công quốc Posen
Großherzogtum Posen (tiếng Đức)
Wielkie Księstwo Poznańskie (tiếng Ba Lan)
Quốc gia phụ thuộc của Phổ
Tập tin:Flag of the Công tước xứ Warszawa.svg
1815–1848
Cờ Huy hiệu
Cờ Huy hiệu
Vị trí của Posen
Vị trí của Posen
Đại công quốc Posen (màu đỏ) năm 1848.
Thủ đô Posen (Poznań)
52°24′B 16°55′Đ / 52,4°B 16,917°Đ / 52.400; 16.917
Chính phủ Quân chủ chuyên chế
Đại công quốc
 -  1815–1840 Frederick William III
 -  1840–1848 Frederick William IV
Thống đốc
 -  1815–1830 Antoni Radziwiłł
 -  1830–1841 Eduard von Flottwell
 -  1841–1848 Adolf von Arnim-Boitzenburg
Lập pháp Sejm
Lịch sử
 -  Đại hội Viên 9 tháng 6 1815
 -  Nổi dậy Đại Ba Lan 19 tháng 3 năm 1848
 -  Quyền tự chủ bị bãi bỏ 5 tháng 12 1848
Diện tích
 -  1848 28.951 km2 (11.178 sq mi)
Dân số
 -  1848 1,350,000 
Mật độ Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng /km2  (Lỗi biểu thức: Dấu phân cách “,” không rõ ràng /sq mi)

Đại công quốc chính thức được thay thế bởi Tỉnh Posen trong hiến pháp của Vương quốc Phổ ngày 05 tháng 12 năm 1848.

Bối cảnh

sửa

Ban đầu là một phần của Vương quốc Ba Lan, khu vực này phần lớn trùng khớp với Đại Ba Lan. Phần phía đông của lãnh thổ đã bị Vương quốc Phổ chiếm giữ trong thời kỳ phân chia Ba Lan; trong lần phân chia đầu tiên (1772), Phổ chỉ chiếm Quận Netze, phần dọc theo sông Noteć (tiếng Đức: Netze). Phổ đã bổ sung phần còn lại trong lần phân chia thứ hai vào năm 1793. Phổ đã mất quyền kiểm soát trong một thời gian ngắn trong Cuộc nổi dậy Kościuszko năm 1794.

Ban đầu nó được quản lý như tỉnh Nam Phổ. Người Ba Lan là đồng minh chính của Napoléon BonaparteTrung Âu, tham gia Cuộc nổi dậy Đại Ba Lan năm 1806 và cung cấp quân đội cho các chiến dịch của ông. Sau thất bại của Phổ trước Hoàng đế Napoléon I của Pháp, Công quốc Warsaw được thành lập theo Hiệp ước Tilsit năm 1807.

Giai đoạn 1815-1830

sửa

Theo quyết định của Đại hội Viên, sau khi Đế chế của Napoléon sụp đổ vào năm 1815, các phần lãnh thổ của Phổ bị chia cắt khỏi Ba Lan đã được chuyển giao cho Đế chế Nga. Từ phần còn lại, Đại công quốc Posen sẽ được thành lập, đó là một tỉnh tự trị trên danh nghĩa dưới sự cai trị của Vương tộc Hohenzollern với quyền "phát triển tự do dân tộc, văn hóa và ngôn ngữ Ba Lan", và nằm ngoài Bang Liên Đức. Ban đầu Đại công quốc bao gồm ChełmnoToruń. Tuy nhiên, Phổ đã bỏ qua lời hứa này, tại Đại hội Viên. Vào thời điểm đó, thành phố Poznań là trung tâm hành chính và là trụ sở của Stadtholder "Thân vương Antoni Henryk Radziwiłł xứ Poznań". Trên thực tế, quyền hành chính trong khu vực được Phổ trao cho tỉnh trưởng Joseph Zerboni di Sposetti, một người Phổ gốc Đức.[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Historia. Encyklopedia Szkolna. Warszawa 1993. Page 670

Nguồn

sửa
  • Robert Alvis, Religion and the Rise of Nationalism: A Profile of an East-Central European City, Syracuse 2005
  • Gazeta Wielkiego Księstwa Poznańskiego
  • Konstanty Kościnski, Przewodnik pod Poznaniu i Wielkim Księstwie Poznańskiem, Poznań 1909
  • T. Dohnalowa, Z dziejów postępu technicznego w Wielkopolsce w pierwszej połowie XIX wieku, in: S.Kubiak, L.Trzeciakowski (ed.), Rola Wielkopolski w dziejach narodu polskiego
  • F. Genzen, Z.Grot, F.Paprocki, Zabór pruski w Powstaniu Styczniowym. Materiały i dokumenty, Wrocław-Warszawa-Kraków 1968
  • B. Grześ, Jerzy Kozłowski, A. Kramarski, Niemcy w Poznańskiem wobec polityki germanizacyjnej 1815–1920, Poznań 1976
  • Witold Jakóbczyk, Przetrwać nad Wartą 1815–1914. Dzieje narodu i państwa polskiego, vol. III-55, Krajowa Agencja Wydawnicza, Warszawa 1989
  • Witold Jakóbczyk (ed.), Studia nad dziejami Wielkopolski w XIX w., vol.I-III, Poznań 1951–1967
  • Witold Jakóbczyk (ed.), Wielkopolanie XIX w., Poznań 1969
  • Witold Jakóbczyk (ed.), Wielkopolska. Wybór źródeł, t. I 1815–1850, Wrocław 1952
  • Witold Jakóbczyk (ed.), Wielkopolska. Wybór źródeł, t. II 1851–1914, Wrocław 1954
  • T. Klanowski, Germanizacja gimnazjów w Wielkim Księstwie Poznańskim i opór młodzieży polskiej w latach 1870–1814, Poznań 1962
  • Czesław Łuczak, Życie społeczno-gospodarcze w Poznaniu 1815–1918, Poznań 1965
  • K. Malinowski (ed.), X wieków Poznania, Poznań-Warszawa 1956
  • Witold Molik, Kształtowanie się inteligencji wielkopolskiej w Wielkim Księstwie Poznańskim 1840–1870, Warszawa-Poznań 1979
  • F. Paprocki, Wielkie Księstwo Poznańskie w okresie rządów Flottwella (1830–1842), Poznań 1970
  • L. Plater, Opisanie historyczno-statystyczne Wielkiego Księstwa Poznańskiego, wyd. J. N. Bobrowicz, Leipzig 1846
  • B. Pleśniarski, Poglądy Wielkopolan na sprawy wychowawcze i oświatowe w świetle prasy Księstwa Poznańskiego 1814–1847,
  • A. Skałkowski, Bazar Poznański. Zarys stuletnich dziejów (1838–1938), Poznań 1938
  • L. Słowiński, Nie damy pogrześć mowy. Wizerunki pedagogów poznańskich XIX wieku, Poznań 1982
  • J. Stoiński, Szkolnictwo średnie w Wielkim Księstwie Poznańskim w I połowie XIX wieku (1815–1850), Poznań 1972
  • J. Topolski (ed.), Wielkopolska przez wieki, Poznań 1973
  • S. Truchim, Geneza szkół realnych w Wielkim Księstwie Poznańskim, Warszawa 1936
  • S. Truchim, Historia szkolnictwa i oświaty polskiej w Wielkim Księstwie Poznańskim 1815–1915, Łódź 1967
  • Lech Trzeciakowski, Kulturkampf w zaborze pruskim, Poznań 1970
  • Lech Trzeciakowski, Pod pruskim zaborem 1850–1914, Warszawa 1973
  • Lech Trzeciakowski, Walka o polskość miast Poznańskiego na przełomie XIX i XX wieku, Poznań 1964
  • Lech Trzeciakowski, W dziewiętnastowiecznym Poznaniu, Poznań 1987
  • Wielkopolski Słownik Biograficzny, 2nd edition, Warszawa-Poznań 1983

Liên kết ngoài

sửa