Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh - DHV là một đại học tư thục tại Việt Nam, được thành lập vào năm 1995 bởi cố Giáo sư Tiến sĩ Ngô Gia Hy, hiện do Ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ đầu tư.[1] và PGS.TS.NGND Đỗ Văn Xê là Hiệu trưởng.

Trường Đại Học Hùng Vương Thành Phố Hồ Chí Minh
Hung Vuong University Ho Chi Minh City
Tập tin:DHV logo.png
logo DHV
Địa chỉ
736 Nguyễn Trãi P.11, Q.5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
,
Thành Phố Hồ Chí Minh
,
Việt Nam
Thông tin
LoạiĐại học đa ngành hệ tư thục
Thành lậpngày 14 tháng 8 năm 1995
Mã trườngDHV
Websitedhv.edu.vn
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngTS. Trần Việt Anh

Lịch sử

sửa

Ngày 14 tháng 1 năm 1993, một nhóm trí thức do cố GS. ThS y khoa Ngô Gia Hy đứng đầu đã dự định thành lập một trường đại học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Tháng 11 năm 1993, hội đồng sáng lập Trường Đại học Dân lập Hùng Vương được công nhận theo quyết định số 2395/QĐ-TCCB ngày 3 tháng 11 năm 1993 của Bộ GD&ĐT. Hội đồng gồm 9 thành viên: Cố GS. ThS Ngô Gia Hy làm chủ tịch, Cố PGS. BS Trương Công Cán là phó chủ tịch và các ông Trần Quốc Huy, Nguyễn Nhã, Nguyễn Chung Tú, Diệp Vĩ Nam (đại diện ông Trần Tuấn Tài), Hà Bính Thân, Phan Tấn Chức, Vũ Đức Thắng làm thành viên.

Ngày 26 tháng 10 năm 1994 GS. ThS y khoa Ngô Gia Hy gởi tờ trình Bộ Giáo dục – Đào tạo. Tiếp sau đó, tờ trình số 2568/TCCB, ngày 31 tháng 7 năm 1995, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị thành lập Đại học Dân lập Hùng Vương tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 14 tháng 5 năm 1995 trường được thành lập theo quyết định số 470/TTg, ngày 14 tháng 5 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ.

Trường Đại học dân lập Hùng Vương được đổi tên thành Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh và hoạt động theo mô hình trường Đại học Tư thục theo công văn số 4167/BGDĐT-PC ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay Trường ĐH Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo hơn 20.000 sinh viên đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chính quy.

Cam kết của Nhà đầu tư

sửa

Ngay từ khi đến với Trường, các nhà đầu tư - đứng đầu là Ông Đặng Thành Tâm đã cam kết gắn bó lâu dài với Trường, tiếp tục đầu tư và xây dựng Trường trở thành một ngôi trường danh giá, phát huy tinh thần dân tộc và khát vọng của tuổi trẻ, vững bước đưa Nhà trường đi lên xứng đáng với ngôi trường mang tên Quốc Tổ Vua Hùng.

Trải qua các giai đoạn phát triển, các nhà đầu tư luôn kề vai sát cánh cùng tập thể lao động Nhà trường vượt qua mọi thử thách.

Ngành nghề đào tạo

sửa

Năm 2017, Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh được phép tuyển sinh 6 ngành (Kế toán, Quản lý bệnh viện, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Tài chính - ngân hàng)[3]. Năm 2018, Trường tuyển sinh và tổ chức đào tạo trình độ đại học với các ngành đào tạo như sau:

  1. Ngành Công nghệ Thông tin (gồm các chuyên ngành: Công nghệ phần mềm; Truyền thông và Mạng máy tính; Kỹ thuật máy tính; Truyền thông đa phương tiện, Tin học);
  2. Ngành Quản trị Kinh doanh (gồm các chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Quốc tế; Marketing; Quản trị);
  3. Ngành Kế toán (gồm các chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp; Kế toán công; Kiểm toán);
  4. Ngành Tài chính Ngân hàng (gồm các chuyên ngành: Tài chính; Ngân hàng; Tài chính Công);
  5. Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành;
  6. Ngành Ngôn ngữ Anh;
  7. Ngành Ngôn ngữ Nhật;
  8. Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
  9. Ngành Quản lý Bệnh viện;
  10. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng (Từ năm 2009, trường Đại học Hùng Vương Tp. HCM bắt đầu tuyển sinh đào tạo ngành học này).

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
  2. ^ “Lịch sử hình thành”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ “Trường Đại học Hùng Vương TPHCM được tuyển sinh trở lại”.

Tham khảo

sửa