Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, các cộng đồng sangha đã nhóm họp định kỳ để giải quyết các tranh chấp về giáo lý và kỷ luật cũng như sửa đổi và chỉnh sửa nội dung kinh điển. Những cuộc tụ họp này thường được gọi là "kết tập" (sa., pi.: saṅgīti). Những tường thuật về các cuộc kết tập này được ghi lại trong các kinh điển Phật giáo là đã bắt đầu ngay sau khi Đức Phật nhập diệt và tiếp tục cho đến thời kỳ hiện đại.

Những lần kết tập sớm nhất - dù có rất ít bằng chứng lịch sử ngoài kinh điển - được mọi truyền thống Phật giáo coi là sự kiện kinh điển. Tuy nhiên, tính lịch sử và chi tiết của các lần kết tập này vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi trong các nghiên cứu Phật giáo hiện đại.

Đại hội kết tập thứ nhất sửa

Theo truyền thống, Đại hội kết tập đầu tiên được cho là đã được tổ chức ngay sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, chủ trì bởi Mahākāśyapa, một trong những đại đệ tử của Ngài, tại một hang động gần Rājagṛha (Rajgir ngày nay) với sự bảo trợ của vua Ajatashatru. Mục tiêu của nó là bảo tồn những lời dạy của Đức Phật (Sutta) và các giới luật tăng đoàn (Vinaya). Các bài kinh được đọc bởi Ananda, và giới luật được đọc bởi Upali. Theo Charles Prebish, hầu hết tất cả các học giả đều đặt câu hỏi về tính lịch sử của lần kết tập đầu tiên này.[1][2]

Đáng chú ý là không có sự ghi nhận về Abhidharma vào thời điểm này. Học giả phương Tây cho rằng các bản văn Abhidharma ban đầu được tạo ra sau năm 300 TCN vì sự khác biệt về ngôn ngữ và nội dung so với các kinh văn cổ điển khác.[3]

Tất cả 6 truyền thống giới luật còn sót lại đều có ghi chép, toàn bộ hoặc một phần, về các đại hội kết tập thứ nhất và thứ hai.[4]

Đại hội kết tập thứ hai sửa

Các ghi chép lịch sử về cái gọi là "Đại hội kết tập thứ hai" chủ yếu bắt nguồn từ Luật tạng kinh điển của các bộ phái khác nhau. Dù có nhiều mầu thuẫn về các điểm chi tiết, chúng vẫn thống nhất rằng lần kết tập này có sự tham dự của 700 nhà sư tại Vaisali, và nguyên do từ việc các vị tỳ-khưu ở Vaisali đã nhận tiền cúng dường dẫn đến sự tranh chấp về giới luật. [5]

Theo các nguồn truyền thống, tranh chấp về giới luật tại lần kết tập thứ hai này đã dẫn đến sự chia rẽ đầu tiên trong Tăng đoàn. Tuy nhiên, nhiều học giả không cho rằng một cuộc chia rẽ đã xảy ra vào thời điểm này, mà thay vào đó, nó chỉ có thể xảy ra vào một thời điểm muộn hơn sau đó.[6]

Dù thế nào đi chăng nữa, sự chia rẽ đầu tiên trong tăng đoàn (thường liên quan đến lần kết tập thứ hai), được các học giả coi là rất có thể do một nhóm cải cách gọi là Sthavira gây ra, những người muốn bổ sung thêm nhiều giới luật hơn vào Luật tạng để ngăn chặn những gì mà họ cho rằng do việc giữ giới luật lỏng lẻo gây ra. Điều này có thể có hoặc không liên quan trực tiếp đến lần kết tập tại Vaisali. Vấn đề liên quan đến giới luật này cuối cùng đã dẫn đến sự chia rẽ khỏi đa số bảo thủ, được gọi là Mahāsāṃghika, những người đã bác bỏ việc bổ sung các giới luật này.[1] Quan điểm này được hỗ trợ bởi chính các văn bản Vinaya, vì các giới luật liên quan đến Sthavira nhiều hơn giới luật trong Luật tạng Mahāsāṃghika.[7] Mahāsāṃghika Prātimokṣa có 67 giới trong phần śaikṣa-dharma, trong khi phiên bản Theravāda có 75 giới. Luật tạng Đại chúng bộ cũng có bằng chứng cho điều này, vì chúng có ghi nhận về việc phái Mahāsāṃghika không đồng ý với những bổ sung của phái Sthavira vào Luật tạng (Mahāsāṃghikavinaya, T.1425, tr. 493a28-c22.).[8]

Hầu như tất cả các học giả đều đồng ý rằng lần kết tập thứ hai này là một sự kiện lịch sử.[9] Tuy nhiên, không có sự thống nhất nào về niên đại của sự kiện này, hoặc xác nhận thời điểm diễn ra trước hay sau thời kỳ Ashoka (304–232 TCN).[10]

Đại hội kết tập thứ ba dưới triều đại Ashoka sửa

 
Asoka và Moggaliputta-Tissa tại Đại hội kết tập lần thứ ba, tại Nava Jetavana, Shravasti

Trái với các ghi nhận thống nhất về Đại hội kết tập thứ hai, có những ghi chép về một số "Đại hội kết tập thứ ba" khác nhau có thể xảy ra. Những ghi chép khác nhau này thường liên quan đến việc hình thành các bộ phái. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều thống nhất rằng nó đã được diễn ra tại Pataliputra, kinh đô của hoàng đế Ashoka bấy giờ. [8]

Tài liệu Theravāda sửa

 
Tái tạo hội trường 80 cột ở Pataliputra, nơi có thể đã diễn ra Đại hội kết tập thứ ba. Bảo tàng Patna.

Theo các tài liệu và biên niên sử Theravāda, Đại hội kết tập thứ ba được triệu tập bởi vua Mauryan Ashoka tại Pātaliputra (Patna ngày nay), dưới sự lãnh đạo của đại sư Moggaliputta Tissa.[11] Mục tiêu của nó là thanh lọc phong trào Phật giáo, đặc biệt là khỏi các phe phái cơ hội và dị giáo vốn chỉ tham gia vì sẽ thu hút được sự bảo trợ từ hoàng gia đối với tăng đoàn. Lần kết tập này, danh hiệu "Đạo sư Phân biệt giả" (Vibhajjavādin, Thầy của những nhà phân biệt) của Đức Phật, đã được các bậc trưởng lão, gồm cả đại sư Moggaliputta Tissa, xác nhận.[12]

Đại hội cũng bổ sung thêm Kathavatthu (Luận sự), một tác phẩm của Moggaliputta Tissa viết về các quan điểm bất đồng khác nhau về Phật giáo và phản ứng của Vibhajjavādin đối với chúng, vào Luận tạng. Cũng theo các ghi chép đó, kỳ kết tập thứ ba này dường như cũng đã dẫn đến sự chia rẽ thành các phái Sarvāstivāda bộ và Vibhajjavāda về vấn đề tồn tại của ba thời (quá khứ, hiện tại và vị lai).[12] Học thuyết "Nhất thiết hữu" (sa. sarvam asti), phần cốt lõi của phái Sarvastivada, được Katyayaniputra bảo vệ qua tác phẩm Janna Prasthana (Phát trí luận). [13]

Một thành tựu khác của kỳ kết tập này là việc hình thành những phái bộ truyền giáo đến nhiều quốc gia khác nhau để truyền bá Phật giáo, đến tận các vương quốc Hy Lạp hóa ở phía Tây (đặc biệt là Vương quốc Hy Lạp-Bactria láng giềng, và thậm chí có thể xa hơn nữa theo những dòng chữ còn sót lại trên các cột đá của Ashoka).

Tài liệu Sarvāstivāda sửa

Các tài liệu Sarvāstivāda mô tả sự kiện chia rẽ Tăng đoàn đầu tiên xảy ra dưới triều đại của Ashoka. Vasumitra cho rằng tranh chấp ở Pātaliputra về năm điểm về tính chất bất toàn của các vị A-la-hán là nguồn cơn gây ra sự chia rẽ đầu tiên. "Năm điểm" này mô tả một A-la-hán vẫn còn là một con người khi có các đặc điểm bất tịnh do xuất tinh (asucisukhavisaṭṭhi), vô minh (aññāṇa), nghi ngờ (kaṅkhā), đạt giác ngộ nhờ sự hướng dẫn của người khác (paravitāraṇa) và nói ra phiền não khi trong trạng thái định (vacibheda). [14]

Những điểm tương tự này được thảo luận và lên án trong Kathavatthu của Moggaliputta Tissa, nhưng không có đề cập đến Đại hội kết tập này trong các nguồn Theravadin. Mahavibhasa về sau đã phát triển câu chuyện thành sự chỉ trích chống lại Mahadeva, người được cho là sáng lập Mahasanghika. Cũng theo những tường thuật đó, nhà vua (người sẽ là Ashoka vào thời điểm này) cuối cùng đã ủng hộ Mahasanghika; và các Sarvastivadin của Kasmir, vốn tự cho mình là hậu duệ của các vị A-la-hán chân chính, đã thoát ly khỏi phong trao do Mahadeva và do Upagupta lãnh đạo, tự lập thành cộng đồng riêng ở KashmirGandhara.[15]

Hai "Đại hội kết tập thứ tư" sửa

Theravāda sửa

Vào thời kỳ Đại kết tập thứ tư, Phật giáo đã phân chia thành các bộ phái khác nhau ở các vùng khác nhau của Ấn Độ.

Truyền thống Theravāda ghi nhận đã có một Đại hội kết tập thứ tư vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên tại Alu Vihara (Aloka Lena), Sri Lanka, dưới triều đại vua Vattagamani-Abaya. Đại hội được tổ chức sau một năm mùa màng ở Sri Lanka đặc biệt thất bát và nhiều Tì-kheo sau đó đã chết vì đói. Hệ kinh điển Pāli lúc bấy giờ được lưu truyền bằng phương pháp truyền khẩu được các dhammabhāṇaka duy trì qua nhiều lần chỉnh sửa, nên các nhà sư còn sống đã nhận ra mối nguy hiểm nếu không viết nó ra, để ngay cả khi một số nhà sư có nhiệm vụ nghiên cứu và ghi nhớ các phần kinh điển cho đời sau chết đi, lời dạy của Đức Phật sẽ không bị thất truyền.[16]

Sarvāstivāda sửa

 
Hoàng đế Kanishka I

Một Đại hội kết tập thứ tư khác được tổ chức theo truyền thống Sarvāstivāda, được cho là do hoàng đế Kushan Kanishka triệu tập vào năm 78 sau Công nguyên tại Kundalban, Kashmir. Cũng theo đó, Kanishka được cho là đã tập hợp năm trăm Tì-kheo ở Kashmir, do Vasumitra đứng đầu, để hệ thống hóa các văn bản Vi diệu pháp của Sarvastivadin, được dịch từ các ngôn ngữ bản địa Prakrit trước đó (chẳng hạn như Gandhari trong chữ Kharosthi) sang tiếng Phạn. Tương truyền, 30 vạn bài kệ và hơn 9 triệu lời giảng đã được biên soạn tại kỳ kết tập này, và phải mất 12 năm để hoàn thành. Mặc dù Sarvastivada không còn tồn tại như một trường phái độc lập, truyền thống của nó đã được thừa hưởng bởi truyền thống Đại thừa. Tuy nhiên, theo giáo sư Etienne Lamotte, đại hội kết tập của Kanishka chỉ là hư cấu.[17] David Snellgrove thì lại xem tường thuật của Theravada về kỳ kết tập thứ ba và tường thuật của Sarvastivada về kỳ kết tập thứ tư là "có khuynh hướng như nhau", minh họa cho tính xác thực không chắc chắn của phần lớn các lịch sử này.[18]

Đại hội kết tập Theravada ở Myanmar sửa

Đại hội kết tập Miến Điện thứ năm (1871) sửa

Vào năm 1871, các trưởng lão Theravada đã chủ trì kỳ kết tập đầu tiên ở thời hiện đại tại Mandalay, Myanmar, dưới triều đại của vua Mindon. Theo truyền thống của người Miến Điện, nó thường được gọi là "Đại hội kết tập thứ năm". Mục tiêu chính của đại hội này là tụng đọc tất cả những lời dạy của Đức Phật và xem xét chúng đến từng chi tiết nhỏ nhất để xem liệu có bất kỳ điều gì trong số chúng đã bị thay đổi, bóp méo hoặc bỏ đi hay không.

Đại hội được chủ trì bởi ba vị trưởng lão Mahathera Jagarabhivamsa, Narindabhidhaja, và Mahathera Sumangalasami, cùng với sự tham gia của khoảng 2.400 nhà sư. Việc trì tụng Pháp chung của họ kéo dài trong 5 tháng. Đại hội này đã phê chuẩn toàn bộ Tam tạng được khắc ghi cho hậu thế trên 729 phiến đá cẩm thạch bằng chữ Miến Điện trước khi trì tụng.[19] Công việc to lớn này được thực hiện bởi các nhà sư và nhiều thợ thủ công lành nghề, những người sau khi hoàn thành mỗi phiến đá đã đặt chúng trong những bi đình 'pitaka' thu nhỏ tuyệt đẹp trên một địa điểm đặc biệt trong khuôn viên Chùa Kuthodaw của vua Mindon ở chân đồi Mandalay, nơi nó và cái gọi là 'cuốn sách lớn nhất thế giới', vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Mắc dù vậy, đại hội kết tập này thường không được công nhận bên ngoài Miến Điện.[20]

Đại hội kết tập Miến Điện thứ sáu (1954) sửa

 
Đại hội kết tập thứ sáu

Đại hội kết tập thứ sáu được triệu tập tại Kaba Aye ở Yangon (trước đây là Rangoon) vào năm 1954, 83 năm sau lần kết tập thứ năm được tổ chức tại Mandalay. Nó được tài trợ bởi chính phủ Miến Điện do Thủ tướng lúc bấy giờ, Ngài U Nu đứng đầu. Ông cho phép xây dựng Maha Passana Guha, "hang động vĩ đại", một hang động nhân tạo rất giống động Sattapanni của Ấn Độ, nơi tổ chức Đại hội kết tập đầu tiên. Sau khi hoàn thành, Đại hội đã họp vào ngày 17 tháng 5 năm 1954.

Như trong trường hợp của các kỳ kết tập trước đó, mục tiêu đầu tiên của đại hội là khẳng định và bảo tồn Dhamma và Vinaya chân chính. Tuy nhiên, đây là kỳ kết tập có sự tham gia của các tăng sĩ từ 8 quốc gia. Hơn 2.500 tăng sĩ Theravada uyên bác đến từ Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Sri Lanka, Ấn ĐộNepal. Đức cũng được ghi nhận là quốc tịch của hai nhà sư phương Tây duy nhất tham dự: Thượng tọa Nyanatiloka Mahathera và Thượng tọa Nyanaponika Thera. Cả hai đều được mời từ Sri Lanka. Hòa thượng Mahasi Sayadaw được giao nhiệm vụ là chất vấn về Giáo pháp. Hòa thượng Bhadanta Vicittasarabhivamsa được giao nhiệm vụ giải đáp, đã trả lời tất cả những câu hỏi đó một cách uyên bác và thỏa đáng. Vào thời điểm đại hội này nhóm họp, tất cả các quốc gia tham gia đều đã dịch Tam tạng Pali thành chữ viết bản địa của họ, ngoại trừ Ấn Độ.

Việc trì tụng Kinh điển Phật giáo theo truyền thống mất hai năm và Tam tạng kinh điển cùng các tài liệu liên quan trong tất cả các bản viết đã được kiểm tra cẩn thận và những điểm khác biệt của chúng được ghi lại cũng như những chỉnh sửa cần thiết được thực hiện và tất cả các phiên bản sau đó được đối chiếu. Người ta thấy rằng không có nhiều khác biệt trong nội dung của bất kỳ văn bản nào. Cuối cùng, sau khi đại hội đã chính thức chấp thuận chúng, tất cả các sách Tam tạng kinh điển và các bài bình luận của chúng đã được chuẩn bị để in trên máy in hiện đại và xuất bản bằng chữ Miến Điện. Thành tích đáng chú ý này có được là nhờ những nỗ lực tận tâm của 2.500 tăng sĩ và đông đảo cư sĩ. Công việc đã kết thúc vào buổi tối ngày Vesak, ngày 24 tháng 5 năm 1956, đúng hai thiên niên kỷ rưỡi sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, theo niên đại truyền thống của Theravada.

Đại hội Theravada theo truyền thống Thái Lan sửa

Truyền thống Theravada của Thái Lan có một cách đếm khác về lịch sử của các kỳ kết tập và đặt tên cho nhiều cuộc kết tập khác bên cạnh những lần được liệt kê ở trên. Một nguồn lịch sử phổ biến của Thái Lan về các kỳ kết tập đầu tiên là Saṅgītiyavaṁsa (khoảng năm 1789) của nhà sư Somdet Wannarat, trụ trì của Wat Pho.[21]

Ba kỳ kết tập đầu tiên là các đại hội truyền thống ở Ấn Độ (1. Rājagaha, 2. Vesali, 3. Patàliputta).

Kỳ kết tập thứ tư được truyền thống Phật giáo Thái Lan xem là đã diễn ra dưới triều đại của vua Devānampiyatissa (247–207 TCN), khi Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu đến Sri Lanka. Nó được cho là đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Tôn giả Ariṭṭha, đệ tử đầu tiên của Trưởng lão Mahinda.[22] Điều này thường không được coi là một kỳ kết tập trong các truyền thống khác, nhưng tài liệu Samantapāsādikā có đề cập đến.

Kỳ kết tập thứ năm được ghi nhận do vua Vattagāmanī Abhaya tổ chức, khi Kinh điển Pali lần đầu tiên được viết ra ở Sri Lanka vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên tại Āluvihāra dưới sự chủ trì của Mahātthera Rakkhita.[23][22]

Kỳ kết tập thứ sáu, theo Saṅgītiyavaṁsa, bao gồm các hoạt động dịch thuật Pāli, các bài luận tiếng Sinhala, một dự án được dẫn dắt bởi Ācariya Buddhaghosa và có sự tham gia của nhiều tỳ khưu thuộc truyền thống Mahavihara của Sri Lanka.

Kỳ kiết tập thứ bảy được cho là đã diễn ra vào thời vua Tích Lan Parākkamabāhu I và do Trưởng lão Kassapa chủ trì vào năm 1176.[24] Trong kỳ kết tập này, Atthavaṇ­ṇ­a­nā đã được viết ra, giải thích bản dịch Pāli của Buddhaghosa về những luận giải gốc bằng tiếng Sinhala. Parākkamabāhu cũng hợp nhất Tăng đoàn Sri Lanka thành một cộng đồng Theravada duy nhất.

Đại hội kết tập tổ chức tại Thái Lan sửa

Từ thời điểm này trở đi, truyền thống Thái Lan tập trung vào các đại hội kết tập được tổ chức ở Thái Lan, dưới sự bảo trợ bởi chế độ quân chủ Thái Lan.

Kỳ kết tập đầu tiên trong số này được tổ chức tại Mahābodhārāma ở Chiang Mai vào năm 1477 CN,[25] với sự tham dự của một số nhà sư. Trưởng lão Dhammadinnā của Tālavana Mahāvihāra (Wat Pā Tān) chủ trì đại hội, được bảo trợ bởi vua Lan Na, Tilokaraj (r. 1441–1487). Trong kỳ kết tập này, cách viết của Kinh điển Pali Thái Lan đã được sửa chữa và nó được chuyển thành chữ viết Lan Na.

Kỳ kết tập Thái Lan thứ hai được tổ chức tại Bangkok từ ngày 13 tháng 11 năm 1788 đến ngày 10 tháng 4 năm 1789, dưới sự bảo trợ của vua Rāma I và anh trai của ông. Nó có sự tham dự của 250 nhà sư và học giả. Một ấn bản mới của Kinh điển Pali đã được xuất bản, Tipitaka Chabab Tongyai.[26]

Kỳ kết tập Thái Lan thứ ba được tổ chức vào năm 1878 dưới triều đại của vua Chulalongkorn (Rama V). Trong kỳ kết tập này, chữ viết Thái Lan được sử dụng để tạo ra các bản sao của kinh điển Pali (thay vì chữ Khmer đã được sửa đổi) và lần đầu tiên kinh điển này được xuất bản dưới dạng sách in hiện đại.[27]

Kỳ kết tập Thái Lan tiếp theo được tổ chức tại Bangkok dưới triều đại của Rama VII (1925–1935). Đại hội này đã chứng kiến một ấn bản mới của Kinh điển Pali được xuất bản bằng chữ Thái được phân phối khắp cả nước.[28]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Harvey, Peter (2013). An Introduction to Buddhism: Teachings, History, and Practices (2nd ed.). Cambridge, UK: Cambridge University Press. pp. 88–90.
  2. ^ Berkwitz, Stephen C. South Asian Buddhism: A Survey, Routledge, 2012, p. 43.
  3. ^ Damien Keown (2004). A Dictionary of Buddhism. Oxford University Press. tr. 2. ISBN 978-0-19-157917-2.
  4. ^ Frauwallner, Erich (1956). The Earliest Vinaya and the Beginnings of Buddhist Literature (bằng tiếng Anh). Rome: Istituto Italiano per il Medio ed Estremo Oriente. tr. 42–45. ISBN 8857526798.
  5. ^ Charles Willemen, Bart Dessein, Collett Cox (1998) Sarvāstivāda Buddhist Scholasticism, pp. 40, 43. BRILL, Handbuch Der Orientalistik.
  6. ^ Harvey, Peter (2013) p. 89.
  7. ^ Skilton, Andrew. A Concise History of Buddhism. 2004. p. 48
  8. ^ a b Charles Willemen, Bart Dessein, Collett Cox (1998) Sarvāstivāda Buddhist Scholasticism, p. 45. BRILL, Handbuch Der Orientalistik.
  9. ^ "Buddhist council." Encyclopædia Britannica. Ultimate Reference Suite. Chicago: Encyclopædia Britannica, 2008.
  10. ^ Sujato, Bhante (2012), Sects & Sectarianism: The Origins of Buddhist Schools, Santipada, ISBN 978-1921842085
  11. ^ Berkwitz, Stephen C. South Asian Buddhism: A Survey, Routledge, 2012, p. 44.
  12. ^ a b Berkwitz, Stephen C. South Asian Buddhism: A Survey, Routledge, 2012, p. 45.
  13. ^ Charles Willemen, Bart Dessein, Collett Cox (1998) Sarvāstivāda Buddhist Scholasticism, p. 56. BRILL, Handbuch Der Orientalistik.
  14. ^ Charles Willemen, Bart Dessein, Collett Cox (1998) Sarvāstivāda Buddhist Scholasticism, pp. 45-46. BRILL, Handbuch Der Orientalistik.
  15. ^ Charles Willemen, Bart Dessein, Collett Cox (1998) Sarvāstivāda Buddhist Scholasticism, p. 46. BRILL, Handbuch Der Orientalistik.
  16. ^ Buswell, Robert; Lopez, Donald S. (2013). The Princeton Dictionary of Buddhism, p. 200. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-15786-3.
  17. ^ Teaching of Vimalakirti, Pali Text Society, p. xciii
  18. ^ Indo-Tibetan Buddhism. Snellgrove, David. Shambhala. Boston:2003. p. 46
  19. ^ Bollée in Pratidanam (Kuiper Festschrift), pub Mouton, the Hague/Paris, 1968
  20. ^ Mendelson, Sangha and State in Burma, Cornell University Press, Ithaca, New York, 1975, pp. 276ff
  21. ^ Santi Pakdeekham (Translator) (2020). History of Pali Scriptures: Sangitiyavamsa by Somdet Phra Phonnarat. Fragile Palm Leaves Foundation.
  22. ^ a b Phra Brahmagunabhorn (P. A. Payutto) (2000). Thai Buddhism in the Buddhist World, A Survey of the Buddhist SituationAgainst a Historical Background, p. 38.
  23. ^ Ellawala, H. (1969). Social History of Early Ceylon. Department of Cultural Affairs.
  24. ^ Phra Brahmagunabhorn (P. A. Payutto) (2000). Thai Buddhism in the Buddhist World, A Survey of the Buddhist SituationAgainst a Historical Background, p. 26
  25. ^ Patit Paban Mishra (2010). The History of Thailand, p. 42. Greenwood History of Modern Nations Series.
  26. ^ Jermsawatdi, Promsak (1979). Thai Art with Indian Influences, p. 37. Abhinav Publications
  27. ^ Phra Brahmagunabhorn (P. A. Payutto) (2000). Thai Buddhism in the Buddhist World, A Survey of the Buddhist SituationAgainst a Historical Background, p. 28.
  28. ^ Jermsawatdi, Promsak (1979). Thai Art with Indian Influences, p. 40. Abhinav Publications

Thư mục sửa

  • Cousins, L. S. (2001). On the Vibhajjavadins. Buddhist Studies Review, 18 (2), 131–182.
  • Dutt, N. (1998). Buddhist Sects in India. New Delhi: Motilal Banarsidass.
  • Frauwallner, E. (1956). The Earliest Vinaya and the Beginnings of Buddhist Literature.
  • Lamotte, E. (1976). History of Indian Buddhism. Paris: Peeters Press.
  • La Vallée Poussin, Louis de (1905). Les conciles bouddhiques, Louvain, J.B. Istas
  • La Vallée Poussin, Louis de (1976). The Buddhist Councils, Calcutt : K.P. Bagchi
  • Law, B. C. (1940, reprinted 1999). The Debates Commentary. Oxford: Pali Text Society.
  • Mukherjee, Biswadeb (1994). The Riddle of the First Buddhist Council – A Retrospection in Chung-Hwa Buddhist Journal, No.7, pp. 452–473, 1994
  • Prebish, J. N. (1977). Mahasamghika Origins. History of Religions, pp. 237–272.
  • Prebish, Charles S. (1974). "A Review of Scholarship on the Buddhist Councils"; Journal of Asian Studies 33 (2), 239–254