Công Đảng Úc (tiếng Anh: Australian Labor Party) còn gọi là Đảng Lao động Úc, là một đảng chính trị lớn của nước Úc. Cùng với Liên đảng Tự do/Quốc gia, đây là một trong hai chính đảng lớn nhất tại hai cấp liên bang và tiểu bang trên toàn nước Úc.

Công Đảng Úc
Đảng Lao động Úc
Lãnh tụAnthony Albanese
Phó lãnh đạoRichard Marles
Chủ tịch ĐảngWayne Swan
Thành lập1891
Trụ sở chínhCentenary House
19 National Circuit
BARTON ACT 2600
Ý thức hệDân chủ xã hội
Khuynh hướngTrung tả
Trang webwww.alp.org.au

Thành lập năm 1891 và lớn mạnh trong phong trào nghiệp đoàn và giới công nhân lao động thời thuộc địa, đường lối và chính sách của Công Đảng chịu ảnh hưởng từ các phong trào lao động; đồng thời, đại diện các nghiệp đoàn vẫn có chân trong cơ cấu chiến lược của đảng ở các cấp. Công Đảng tự nhận mình theo khuynh hướng chủ nghĩa xã hội dân chủ và đấu tranh ủng hộ cho các tầng lớp lao động chống lại áp bức, bóc lột. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đảng đang chịu nhiều áp lực từ quá trình đấu tranh chính trị nội bộ giữa hai nhóm tả và hữu khuynh trong đảng, và lời kêu gọi mở rộng để vượt ra khỏi vai trò và ảnh hưởng của các nghiệp đoàn.[1]

Công Đảng còn là đảng chính trị lâu đời nhất trong chính trường liên bang Úc, liên tục tranh cử cho các ghế của Quốc hội Úc từ cuộc bầu cử đầu tiên sau ngày thành lập Liên bang Úc năm 1901. Thất bại trong cuộc bầu cử năm 2013, đảng bị đẩy về thế đối lập trong Quốc hội và chính phủ liên bang. Dưới quyền lãnh đạo của Bill Shorten, Công Đảng đã gia tăng số phiếu đảng kể tại cuộc tổng tuyển cử năm 2016, và giành ít nhất 69 ghế trong Quốc hội.

Nhiều chính phủ các tiểu bang cũng do đảng này nắm giữ.

Tên gọi sửa

Tuy là một đảng chính trị Úc, tên chính thức của đảng này trong tiếng Anh viết chữ Labor bằng lối Mỹ thay vì lối Úc (Labour). Năm 1908 tên tiếng Anh của Đảng là Australian Labour Party. Đến năm 1912 đảng đổi tên thành Australian Labor Party theo đề nghị của King O'Malley một thành viên Đảng, lúc bấy giờ có ảnh hưởng từ phong trào lao động Mỹ[2].

Trong các tài liệu tiếng Việt tại Việt Nam, danh xưng Đảng được ghi là Công Đảng[3][4]. Trong khi đó, các tài liệu tiếng Việt ở nước ngoài lại dùng nhiều từ đảng Lao động.[5]

Cấu trúc tổ chức sửa

Ban Chấp hành Toàn quốc và Ban Thư ký sửa

Ban Chấp hành Toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng chỉ sau Hội nghị Toàn quốc Đảng Lao động. Cơ quan này có nhiệm vụ tổ chức Hội nghị đảng diễn ra 3 năm một lần, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Hội nghị; giải thích Điều lệ đảng, Cương lĩnh của đảng và các nghị quyết của Hội nghị toàn quốc; và điều chuyển nhân sự ở liên bang.

Đảng Lao động tổ chức Hội nghị đại biểu toàn quốc 3 năm một lần. Đại biểu tham dự hội nghị được chọn và đề cử từ cấp cơ sở đảng ở các tiểu bang, lãnh thổ và từ các nghiệp đoàn lớn nhỏ. Hội nghị là cơ quan duy nhất có quyền ban hành và sửa đổi Cương lĩnh chính trị, bầu ra Ban chấp hành Toàn quốc và Ban thư ký Toàn quốc. Thư ký Toàn quốc của đảng hiện nay là George Wright. Đại hội đảng gần đây nhất là Đại hội lần thứ 47, diễn ra từ ngày 24 đến 26 tháng 7 năm 2015.[6]

Thư ký Toàn quốc không chỉ là người đứng đầu, giữ vai trò điều hành Văn phòng trung ương mà còn là chỉ huy chính trong các chiến dịch tranh cử cấp liên bang và địa phương của đảng Lao động. Thư ký Toàn quốc là lãnh đạo Ban Thư ký, cơ quan đóng vai trò làm cơ quan thi hành của Ban Chấp hành toàn quốc đối với các công việc của trung ương đảng và các cơ sở trực thuộc.

Danh sách lãnh đạo Đảng sửa

Lãnh tụ sửa

Tên Chân dung Thời gian Thủ tướng
Anthony Albanese   2019 – nay
Bill Shorten   2013 – 2019
Kevin Rudd   2013 2013
Julia Gillard 2010 - 2013 2010 - 2013
Kevin Rudd   20062010 2007 - 2010
Kim Beazley   2005 – 2006
Mark Latham   2003 – 2005
Simon Crean   2001 – 2003
Kim Beazley   1996 – 2001
Paul Keating   1991 – 1996 1991 – 1996
Bob Hawke   1983 – 1991 1983 – 1991
Bill Hayden   1977 – 1983
Gough Whitlam   1967 – 1977 1972 – 1975
Arthur Calwell   1960 – 1967
H.V. Evatt   1951 – 1960
Ben Chifley   1945 – 1951 1945 – 1949
Frank Forde   1945 1945, tạm thời
John Curtin   1935 – 1945 1941 – 1945
James Scullin   1928 – 1935 1929 – 1932
Matthew Charlton   1922 – 1928
Frank Tudor   1916 – 1922
Billy Hughes[7]   1915 – 1916 1915–23
Andrew Fisher   1907 – 1915 1908 – 1909
1910 – 1913
1914 – 1915
Chris Watson   1901 – 1907 1904

Phó Lãnh tụ sửa

Tên Chân dung Thời gian làm việc Lãnh tụ
Richard Marles   30 tháng 5 năm 2019 – nay Anthony Albanese
Tanya Plibersek   14 tháng 10 năm 2013 – 30 tháng 5 năm 2019 Bill Shorten
Anthony Albanese   26 tháng 6 năm 2013 – 13 tháng 10 năm 2013 Kevin Rudd
Wayne Swan   24 tháng 6 năm 2010 – 26 tháng 6 năm 2013 Julia Gillard
Julia Gillard   4 tháng 12 năm 2006 – 24 tháng 6 năm 2010 Kevin Rudd
Jenny Macklin   22 tháng 11 năm 2001 – 4 tháng 12 năm 2006 Kim Beazley

Mark Latham

Simon Crean

Simon Crean   19 tháng 10 năm 1998 – 22 tháng 11 năm 2001 Kim Beazley
Gareth Evans   10 tháng 3 năm 1996 – 19 tháng 10 năm 1998
Kim Beazley   20 tháng 6 năm 1995 – 10 tháng 3 năm 1996 Paul Keating
Brian Howe   3 tháng 6 năm 1991 – 20 tháng 6 năm 1995
Paul Keating   4 tháng 4 năm 1990 – 3 tháng 6 năm 1991 Bob Hawke
Lionel Bowen   22 tháng 12 năm 1977 – 4 tháng 4 năm 1990 Bob Hawke

Bill Hayden

Tom Uren   22 tháng 12 năm 1975 – 22 tháng 12 năm 1977 Gough Whitlam
Frank Crean   2 tháng 7 – 22 tháng 12 năm 1975
Jim Cairns   12 tháng 6 năm 1974 – 2 tháng 7 năm 1975
Lance Barnard   9 tháng 2 năm 1967 – 12 tháng 6 năm 1974
Gough Whitlam   7 tháng 3 năm 1960 – 9 tháng 2 năm 1967 Arthur Calwell
Arthur Calwell   20 tháng 6 năm 1951 – 7 tháng 3 năm 1960 H. V. Evatt
H. V. Evatt   31 tháng 10 năm 1946 – 20 tháng 6 năm 1951 Ben Chifley
Frank Forde   16 tháng 2 năm 1932 – 28 tháng 9 năm 1946 Ben Chifley

John Curtin

Ted Theodore   5 tháng 2 năm 1929 – 19 tháng 12 năm 1931 James Scullin
Arthur Blakeley   26 tháng 4 năm 1928 – 5 tháng 2 năm 1929
James Scullin   17 tháng 3 năm 1927 – 29 tháng 3 năm 1928 Matthew Charlton
Albert Gardiner   14 tháng 11 năm 1916 – 30 tháng 6 năm 1926 Matthew Charlton

Frank Tudor

George Pearce   27 tháng 10 năm 1915 – 14 tháng 11 năm 1916 Billy Hughes
Billy Hughes   18 tháng 9 năm 1914 – 27 tháng 10 năm 1915 Andrew Fisher
Gregor McGregor   20 tháng 5 năm 1901 – 30 tháng 7 năm 1914
Andrew Fisher

Chris Watson

Lãnh tụ Thượng viện sửa

Tên Chân dung Nhiệm kỳ làm việc Lãnh tụ
Penny Wong   26 tháng 6 năm 2013 – nay Anthony Albanese

Bill Shorten

Kevin Rudd

Stephen Conroy   4 tháng 2 – 26 tháng 6 năm 2013 Julia Gillard
Chris Evans   22 tháng 10 năm 2004 – 4 tháng 2 năm 2013 Julia Gillard

Kevin Rudd

Kim Beazley

Mark Latham

John Faulkner   19 tháng 3 năm 1996 – 22 tháng 10 năm 2004 Mark Latham

Simon Crean

Kim Beazley

Gareth Evans   24 tháng 3 năm 1993 – 6 tháng 2 năm 1996 Paul Keating
John Button 7 tháng 11 năm 1980 – 24 tháng 3 năm 1993 Paul Keating

Bob Hawke

Bill Hayden

Ken Wriedt   10 tháng 2 năm 1975 – 25 tháng 9 năm 1980 Bill Hayden

Gough Whitlam

Lionel Murphy   8 tháng 2 năm 1967 – 9 tháng 2 năm 1975 Gough Whitlam
Don Willesee   17 tháng 8 năm 1966 – 8 tháng 2 năm 1967 Arthur Calwell
Nick McKenna   11 tháng 6 năm 1951 – 17 tháng 8 năm 1966 Arthur Calwell

H. V. Evatt

Ben Chifley

Bill Ashley   17 tháng 6 năm 1946 – 11 tháng 6 năm 1951 Ben Chifley
Richard Keane   20 tháng 9 năm 1943 – 26 tháng 4 năm 1946 Ben Chifley

John Curtin

Joe Collings   30 tháng 6 năm 1935 – 20 tháng 9 năm 1943 John Curtin

James Scullin

John Barnes   3 tháng 3 năm 1931 – 30 tháng 6 năm 1935 James Scullin
John Daly   25 tháng 6 năm 1929 – 3 tháng 3 năm 1931 James Scullin
Ted Needham   9 tháng 7 năm 1926 – 25 tháng 6 năm 1929 James Scullin

Matthew Charlton

Albert Gardiner   14 tháng 11 năm 1916 – 30 tháng 6 năm 1926 Matthew Charlton

Frank Tudor

George Pearce   17 tháng 9 năm 1914 – 14 tháng 11 năm 1916 Billy Hughes

Andrew Fisher

Gregor McGregor   20 tháng 5 năm 1901 – 30 tháng 7 năm 1914 Andrew Fisher

Chris Watson

Chú thích sửa

  1. ^ “Bầu cử 2016: Hồ sơ đảng Lao động”. SBS.
  2. ^ “Australian Labor Party Website”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2007.
  3. ^ Bầu lãnh đạo Công đảng Úc: Thủ tướng thất bại
  4. ^ Thủ tướng Úc kêu gọi bầu lãnh đạo Công đảng
  5. ^ Đối lập thắng lớn ở Úc
  6. ^ “47th National Conference”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ Bị trục xuất khỏi đảng năm 1916, sau đó lập đảng Lao động Quốc gia Úc

Tham khảo sửa