Đảo Vĩnh Viễn (tiếng Anh: Nanshan Island; tiếng Filipino: Lawak; tiếng Trung: 马歡岛; bính âm: Mǎhuān dǎo, Hán-Việt: Mã Hoan đảo) là một đảo san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đảo này nằm về phía bắc của bãi Hải Sâm và cách đảo Bình Nguyên khoảng 9 km về phía nam-tây nam.

Thực thể địa lý tranh chấp
Đảo Vĩnh Viễn
Đảo Vĩnh Viễn
Địa lý
Vị trí của đảo Vĩnh Viễn
Vị trí của đảo Vĩnh Viễn
đảo Vĩnh Viễn
Vị tríBiển Đông
Tọa độ10°43′59″B 115°48′10″Đ / 10,73306°B 115,80278°Đ / 10.73306; 115.80278 (đảo Vĩnh Viễn)
Diện tích7.93 ha
Quản lý
Quốc gia quản lý Philippines
TỉnhPalawan
Đô thị Kalayaan
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đảo Vĩnh Viễn là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Philippines chính thức kiểm soát đảo này từ thời kì 1970-1971.[1]

Đặc điểm

sửa

Đảo Vĩnh Viễn là một đảo cát nhỏ dài 575 m và cao 2,4 m.[2][3]

Đảo được bao phủ bởi cỏ thô và một vài cây dừa.[3] Philippines đã lập một khu bảo tồn chim tại đây.[4]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nguyễn Thái Linh (17 tháng 11 năm 2011). “Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế (Kỳ cuối)”. Tạp chí Tia Sáng. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings. 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 26. ISBN 978-1897643181.
  3. ^ a b Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 10.
  4. ^ “PCP- LGU Kalayaan and AFP in Palawan” (bằng tiếng Anh). Protected Areas and Wildlife Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012.

Hình ảnh

sửa
 
Ảnh vệ tinh chụp đảo Vĩnh Viễn (dưới) và đảo Bình Nguyên (trên) (NASA). Hai đảo này cùng thuộc một rạn san hô vòng lớn hơn là rạn Bình Nguyên.