Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Tịnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Bổ sung thông tin
n Alphama Tool, General fixes
Dòng 5:
Thiền sư Minh Tịnh là người ở thôn An Thạnh (ngày nay là thị trấn [[Lái Thiêu]], thị xã [[Thuận An, Bình Dương|Thuận An]]), tỉnh [[Bình Dương]].
 
Ông là bậc am tường Đông và Tây học, và nguyên là công chức của ngành [[y tế]]. Về sau, vì lòng ham thích [[Phật giáo]] từ khi tuổi hãy còn trẻ, nên ông xin xuất gia với Hòa thượng Ấn Thành-Từ Thiện ở chùa Thiên Tôn và được ban pháp danh là '''Chơn Phổ-Nhẫn Tế''', thuộc dòng thiền [[Lâm Tế tông|Lâm Tế]] đời thứ 40. Sở dĩ sư có thêm pháp danh '''Minh Tịnh''' là do cầu pháp học đạo với tổ Huệ Đăng và thụ giới với Hòa thượng Ngộ Định-Từ Phong <ref>Theo ''Sơ thảo Phật giáo Bình Dương''. Dẫn lại theo bài viết “Chùa"Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam”Nam" đăng trên báo ''Giáo Ngộ online'' [http://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=734212].</ref>.
 
Năm [[1928]], Sư dựng một am nhỏ thờ [[Phật]] trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây cổ thụ, để có chỗ tu tập và phổ độ chúng sanh, và đặt tên là '''Bửu Hương Tự''' <ref>Theo bài viết “Hành"Hành trình Tây du Phật quốc của vị Tiểu Đường Tăng Việt Nam”Nam" đăng trên website '''Người đưa tin''', cập nhật ngày 14 tháng 7 năm 2013 [http://www.nguoiduatin.vn/hanh-trinh-tay-du-phat-quoc-khong-tuong-cua-vi-tieu-duong-tang-viet-namchua-tay-tang-qua-ngot-sau-ngay-tro-ve-a88556.html]. Tuy nhiên, theo lời kể của thầy Trì Chánh (72 tuổi vào năm 2012), người đã có nhiều năm tu hành tại đây, thì chùa được xây dựng từ những năm [[1930]]. Lúc đầu chùa có quy mô nhỏ mang tên Bửu Hương Tự do một người địa phương tạo lập. Sau này vì nghe tiếng thiền sư Minh Tịnh nên người địa phương đã mời Sư về trụ trì chùa. Theo “Độc"Độc đáo tượng Bồ Đề Đạt Ma thành hình từ tóc của hàng ngàn Phật tử”tử", nguồn đã dẫn.</ref>. Năm [[1937]], sau khi Sư vân du đất Phật trở về, mới cho đổi tên chùa thành '''Tây Tạng Tự'''.
 
Thiền sư Minh Tịnh viên tịch nào chưa rõ.
 
==Tác phẩm==
Trong [[chùa Tây Tạng]] hiện còn cuốn nhật ký lưu giữ hình ảnh và sự kiện hành trình về đất Phật một cách chi tiết, đầy đủ từng ngày từ Việt Nam qua [[Ấn Độ]] - [[Nêpan]] - [[Tây Tạng]] và ngược lại của thiền sư Minh Tịnh. Cuốn nhật ký này, có thể xem như là tập “Tây"Tây Trúc - Tây Tạng ký”ký" ghi rõ thời gian, các địa danh và Phật sự suốt cuộc hành trình từ khi ngài xuất hành từ [[Thủ Dầu Một]] (Bình Dương), rời [[bến Nhà Rồng]] ([[Sài Gòn]]) vào ngày [[17 tháng 4]] năm [[1935]] cho đến khi trở về nước vào ngày [[30 tháng 6]] năm [[1937]] (kéo dài 2 năm 2 tháng 13 ngày). Cuốn nhật ký ghi bằng thủ bút của thiền sư với nét chữ nghiêng, đẹp, rõ ràng bằng chữ [[quốc ngữ]], có xen lẫn ghi chú bằng [[tiếng Pháp]], Anh, Tây Tạng, Phạn. Nhật ký có độ dày trên 300 trang khổ lớn, hiện còn lưu giữ cẩn thận tại chùa Tây Tạng. Và có thể nói Sư là một “tiểu"tiểu [[Trần Huyền Trang|Huyền Trang]] của Việt Nam”Nam" <ref>Theo ''tập san Chùa Cổ Bình Dương''. Dẫn lại theo bài viết “Chùa"Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam”Nam" đăng trên báo ''Giáo Ngộ online'', đã dẫn.</ref>.
 
==Xem thêm==