Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Giác (nhà Kim)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Chú thích: replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
n Alphama Tool, General fixes
Dòng 4:
Giác đỗ tiến sĩ nhà Liêu, làm đến Liêu Hưng quân Tiết độ phó sứ. Cư dân giết Tiết độ sứ Tiêu Đế Lý, ông vỗ về những kẻ làm loạn, người trong châu đưa lên coi việc châu. [[Bắc Liêu]] Tuyên Tông [[Da Luật Thuần]] mất, Giác bèn tập hợp 5 vạn tráng đinh, 1000 thớt ngựa, luyện binh phòng bị. [[Tiêu Đức phi]] sai Thì Lập Ái đến làm Tri châu, ông chống lại <ref name="X2">Tống sử, sách đã dẫn</ref><ref name="X3">Liêu sử, sách đã dẫn</ref>.
 
Người Kim vào Yên Kinh, nắm được tình hình của Giác thông qua hàng thần [[Khang Công Bật]], Công Bật nói với [[Hoàn Nhan Tông Hàn]] ông chẳng có khả năng gì, nên không bị nghi ngờ, vào tháng giêng ÂL năm 1123 (năm Bảo Đại thứ 3 nhà Liêu, năm Thiên Phụ thứ 7 nhà Kim, năm Tuyên Hòa thứ 5 nhà Bắc Tống) <ref>Liêu sử, sách đã dẫn chép là năm Bảo Đại thứ 4 (1124), có lẽ là nhầm</ref>, được dùng làm Lâm Hải tiết độ sứ, nhiệm chức Tri Bình Châu <ref>Châu thành nay là huyện [[Lô Long]], thành phố [[Tần Hoàng Đảo]], Hà Bắc</ref>. Hàng tướng Liêu là bọn [[Tả Xí Cung]] quay về miền đông, Tông Hàn trước đó sai binh đi bắt Giác, Công Bật xin đi xem xét, gặp mặt, ông nói: "''Tám lộ Khiết Đan đều mất, chỉ còn mỗi Bình Châu, nào dám có chí khác!? Sở dĩ chưa cởi giáp, là để phòng bị [[Tiêu Cán]] (tức Hề vương Hồi Li Bảo) đấy!''" rồi đút lót hậu hĩ cho Công Bật. Công Bật thuật lại lời ấy, Tông Hàn tin là thật, đưa Bình Châu lên làm Nam Kinh, gia hàm cho Giác làm Đồng trung thư môn hạ bình chương sự. Xí Cung, Công Bật cùng Tào Dũng Nghĩa, Ngu Trọng Văn đều dời về đông <ref name="X1">Kim sử, sách đã dẫn</ref>.
 
==Nội phụ nhà Tống==
Dòng 11:
Tháng 6 ÂL, Giác làm bảng, khẳng định phản Kim phục Liêu, chiêu dụ người Yên trở về, trả lại tất cả tài sản đã bị Thường Thắng quân (một cánh quân Liêu đã hàng Tống) chiếm đoạt. Dân Yên đều vui mừng quay lại. Lý Thạch đổi tên là Lý An Bật, cùng Cao Đảng đi Yên Sơn gặp Tuyên phủ sứ [[Vương An Trung]] nhà Tống, xin quy phụ. An Trung đồng ý, tâu về triều, xin tự đảm trách; còn sai bọn An Bật đến kinh sư trình bày <ref name="X2"/><ref name="X3"/>. [[Tống Huy Tông]] sai [[Chiêm Độ]] ban chiếu cho An Trung, căn dặn phải phủ dụ hậu hĩ; miễn thuế Bình Châu 3 năm, chấp nhận nội phụ <ref name="X2"/>.
 
Giác đẩy lui 3000 kỵ binh <ref>Diệp Long Lễ, sách đã dẫn chép là 3000; Tống sử, sách đã dẫn chép là 3000; Liêu sử, sách đã dẫn chép là 2000</ref> của tướng Kim là [[Hoàn Nhan Đồ Mẫu]] <ref>Kim sử, sách đã dẫn chép ''5 vạn quân của Giác đóng đồn ở cõi ngoài thành (近郊, cận giao) Nhuận Châu, uy hiếp 4 châu Thiên, Lai, Nhuận, Thấp. Đồ Mẫu từ Cẩm Châu đi dẹp hắn, đã đánh bại quân Giác, muốn thừa thắng đánh Nam Kinh, gặp mưa không thể tiến, nên đóng đồn ở Hải Quật. Không lâu sau, lần nữa đánh bại quân Giác, lại giao chiến ở núi Thỏ Nhĩ (tai thỏ), Đồ Mẫu đại bại''</ref><ref>Tống sử, sách đã dẫn chép ''Người Kim nghe tin Giác phản, sai Đồ Mẫu quốc vương đem 3000 kỵ binh đi dẹp, Giác soái quân nghênh cự hắn ở Doanh Châu, Đồ Mẫu lấy cớ binh ít, không giao phong mà lui, viết mấy chữ lớn ở cửa: “kim"kim đông phức lai”lai" (mùa đông năm nay trở lại)''</ref><ref>Liêu sử, sách đã dẫn chép ''Tháng 7 mùa thu, người Kim đóng đồn Lai Châu, (Đồ) Mẫu nghe tin Bình Châu nội phụ nhà Tống, đưa 2000 kỵ binh hỏi tội, đầu tiên vào Doanh Châu. Thương đưa vạn tinh kỵ đánh bại chúng''</ref>, báo tiệp lên triều đình, nhà Tống đặt Bình Châu làm Thái Ninh quân, lấy ông làm Tiết độ sứ, bọn An Bật, Đảng, Chưởng thư ký Trương Quân, Tham mưu quân sự Trương Đôn Cố đều làm Huy Du các đãi chế, sai Tuyên phủ tư đem ra mấy vạn bạc, lụa khao quân. Giác mừng lắm, đón chiếu mệnh từ xa. [[Hoàn Nhan Tông Vọng]] (thay cho Đồ Mẫu) dò biết, cất quân ngầm đến phía nam Bình Châu, ông không trở về được, bỏ chạy đi Yến Sơn phủ <ref name="X2"/><ref name="X3"/><ref name="X1"/>.
 
==Cái chết==