Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đạo Viên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Một ít lai lịch: Alphama Tool, General fixes
Dòng 11:
Sau khi tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã thống nhất với nhau rằng: ''Có nhiều khả năng '''Đạo Viên''' và '''Viên Chứng''' chỉ là một người'' <ref>Theo GS. Nguyễn Lang (249), TT. Thích Minh Tuệ (tr. 277) và GS. Nguyễn Tài Thư (tr. 225).</ref>.
 
Điều khác biệt nữa là sách ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' <ref>[[Ngô Sĩ Liên]], ''Ðại Việt sử ký toàn thư'' (Quyển 2, bản dịch, tr. 13).</ref> đã gọi Đạo Viên (hay Viên Chứng) là "Phù Vân, bạn cũ của vua (Trần Thái Tông)". Nhưng theo GS. Nguyễn Lang, thì rất có thể sách đã chép sai vì Phù Vân là hiệu của thiền sư [[Tĩnh Lự]] (thuộc thế hệ thứ 10 của thiền phái [[Trúc Lâm Yên Tử]], tức lúc ấy thiền sư Tĩnh Lự chưa ra đời), và tuổi của hai người khi ấy đã khá chênh lệch (khoảng 20 năm), thành thử họ không thể là “bạn"bạn cũ”cũ", mà là “thầy"thầy trò”trò" mới đúng <ref>Khi ấy nhà vua khoảng 19 tuổi và thiền sư Đạo Viên khoảng 40 tuổi (xem giải thích trong ''Việt Nam Phật giáo sử luận'', Tập 1, tr. 249).</ref>.
 
Sau lần gặp gỡ tại [[núi Yên Tử]] ([[1236]] hoặc [[1237]]) <ref>Theo ''Thiền tông chỉ nam'' do chính vua [[Trần Thái Tông]] viết, thì nhà vua đã rời khỏi kinh thành [[Thăng Long]] vào đêm mồng 3 [[tháng 4]] năm [[Bính Thân]] ([[1236]]) và lên đến [[núi Yên Tử]] vào ngày mồng 6 [[tháng 4]] năm ấy. Tuy nhiên ''Ðại Việt sử ký toàn thư'' lại chép nhà vua lẻn đi vào [[mùa xuân]], [[tháng Giêng]] năm [[Đinh Dậu]] ([[1237]]), tức lệch nhau gần một năm.</ref>, hơn 10 năm sau (khoảng [[1248]]), thiền sư Đạo Viên có xuống kinh đô [[Thăng Long]], trú tại chùa Thắng Nghiêm (nay thuộc [[Thanh Oai]], [[Hà Nội]]), theo lời mời của vua [[Trần Thái Tông]] để duyệt lại các bộ kinh và lục trước khi đem khắc gỗ và ấn hành. Nhân cơ hội này, nhà vua cũng trình cho thiền sư một tác phẩm vừa mới viết có tên là ''Thiền tông chỉ nam'', được thiền sư khen ngợi và khuyên nên khắc bản để in luôn trong dịp ấy.