Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiểu thuyết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 33:
Thế kỷ 20 tiểu thuyết phương Tây phát triển trong sự đa dạng đối nghịch nhau về nhiều mặt, bên cạnh những thành tựu của [[tiểu thuyết hiện thực]] với khuynh hướng [[hiện thực phê phán]] hoặc khuynh hướng [[hiện thực xã hội chủ nghĩa]], hướng sáng tác mới của M. Proust, J. Joyce, F. Kafka lại cho thấy một loạt các nguyên tắc tiểu thuyết vốn đã thành truyền thống trước kia bị biến đổi: [[độc thoại nội tâm]] bao trùm tác phẩm như một thủ pháp của [[dòng ý thức|tiểu thuyết dòng ý thức]]; sự xáo trộn liên tục các bình diện thời gian và không gian, các mảng đời sống hiện thực hòa quyện cùng huyền thoại, xuất hiện người kể chuyện không toàn năng khi trong lời kể có cả cái biết và cái không biết, cái khách quan lẫn chủ quan. Các vấn đề về "ngôi" và "thời" của lời trần thuật và các "điểm nhìn" trần thuật trở thành chìa khóa cho việc đọc tiểu thuyết theo khuynh hướng phức điệu, đa thanh. Bên cạnh đó, các trào lưu tư tưởng đương thời như [[hiện tượng học]], [[thuyết phi lý]], [[chủ nghĩa hiện sinh]], [[phân tâm học]], [[hậu hiện đại]], [[phê bình nữ quyền]], [[hậu thực dân]] cũng góp phần tạo ra những dạng thức như [[phản tiểu thuyết]], [[tiểu thuyết mới]], hoặc làm nảy sinh tư tưởng về nhân vật biến mất, hoặc tiểu thuyết cáo chung v.v.
 
=== Việt NữNam ===
Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, tuy những sáng tác văn xuôi cổ như [[Việt điện u linh tập|Việt điện u linh]], [[Lĩnh Nam chích quái]], [[Thánh Tông di thảo]], [[Truyền kỳ mạn lục]], [[Truyền kỳ tân phả]] thế kỷ 14-16 đã đặt những nền móng sơ khai cho tư duy thể loại, thông qua tiến trình từ sự ghi chép các yếu tố [[truyền thuyết]], [[thần thoại]], [[truyện cổ tích|cổ tích]] đến giai đoạn phản ánh những chuyện đời thường. Thế kỷ 18 cho thấy sự nở rộ thể loại tự sự với các tác phẩm như [[Thượng kinh ký sự]] (ký) của [[Hải Thượng Lãn Ông|Lê Hữu Trác]], [[Vũ trung tùy bút]] (tùy bút) của [[Phạm Đình Hổ]] và đặc biệt là [[Hoàng Lê nhất thống chí]], tác phẩm xuất hiện với tầm vóc tiểu thuyết, là pho tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt Nam có giá trị văn học đặc sắc. ''Hoàng Lê nhất thống chí'' tái hiện một cách sống động bức tranh xã hội rộng lớn thời vua Lê, chúa Trịnh thông qua kết cấu chương hồi tương tự tiểu thuyết thời Minh-Thanh tại Trung Hoa. Yếu tố đời tư và mạch tự sự trong các truyện [[Chữ Nôm|Nôm]] khuyết danh và hữu danh đương thời như [[Hoa tiên]], [[Nhị độ mai]], [[Phạm Công Cúc Hoa]], [[Phạm Tải Ngọc Hoa]] và [[Truyện Kiều]] cũng ít nhiều góp phần thúc đẩy sự phát triển của thể loại.