Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quách Thị Hồ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tiểu sử: đánh vần, replaced: quí → quý (2)
Dòng 6:
Năm [[1930]], bà đi ra Hà Nội hát, sau đó làm chủ nhà hát Vạn Thái ở phố Bạch Mai. Bà trở thành đào nương nổi tiếng cùng với bà Nguyễn Thị Phúc. Sau Cách mạng tháng 8, rồi kháng chiến chống Pháp, bà đi hát ở [[Vĩnh Yên]], [[Phú Thọ]], [[Thái Nguyên]].
 
Năm [[1954]], hoà bình lập lại ở miền Bắc, bà làm cộng tác viên cho chuyên mục [[ngâm thơ]] của [[Đài Tiếng nói Việt Nam|Đài tiếng nói Việt Nam]] cùng với bà Nguyễn Thị Phúc. Do hoàn cảnh lúc này nghệ thuật ca trù bị coi là tàn dư của [[phong kiến|chế độ phong kiến]] cũ nên những đào kép đều từ bỏ nghề Tổ. Năm [[1976]], Giáo sư [[Trần Văn Khê]] từ [[Pháp]] trở về [[Hà Nội]] và tìm gặp các nghệ nhân ca trù. Tại đây ông đã ghi âm tiếng hát của bà đem đi giới thiệu với thế giới. Năm [[1978]], Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc đã trao tặng bà bằng danh dự cho công lao "gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quíquý báu của Việt Nam, một vốn quíquý của nhân loại". Năm [[1983]], băng ghi âm tiếng hát của bà đại diện cho Việt Nam đã được xếp hạng nhất tại Liên hoan Quốc tế Âm nhạc Truyền thống châu Á ở [[Bình Nhưỡng]] (Triều Tiên). Năm [[1984]], bà tham gia bộ phim tư liệu ''Nghệ thuật ca trù'' của đạo diễn [[Ngô Đặng Tuất]] và hội ngộ cùng các nghệ nhân khác như Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Hào, Chu Văn Du, Nguyễn Thế Tuất, Phó Đình Kỳ, Đinh Khắc Ban, [[Phó Thị Kim Đức]], Phạm Thị Mùi. Quách Thị Hồ đã trở thành nghệ nhân ca trù tiêu biểu của Việt Nam. Giọng hát của bà đã được Đài tiếng nói Việt Nam thu âm, phát sóng rộng rãi trên sóng phát thanh của Đài. Năm [[1988]], bà được nhận danh hiệu [[Nghệ sĩ Nhân dân|Nghệ sĩ nhân dân]], là nghệ nhân ca trù duy nhất nhận danh hiệu này.
 
Nghệ nhân Quách Thị Hồ mất năm [[2001]] tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.