Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Quýnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lưu lạc nơi đất Thanh: clean up, replaced: thay đỗi → thay đổi using AWB
n →‎Trở về quê nhà: đánh vần, replaced: Quí → Quý
Dòng 43:
Ngày 16 tháng 9 âm lịch năm Ất Sửu (1805) ông mất, hưởng dương 55 tuổi. Tác phẩm của ông còn lưu lại là các tập "Bắc hành tung kí", "Bắc hành lược biên" và "Bắc sở tự tình phú"<ref name=cinet>[http://cinet.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=76&rootId=4&newsid=35914 Hà Nội: Đền Cố Lê chìm vào quên lãng]</ref>, có giá trị sử học và văn học.
 
Đến mùa hè năm [[Tự Đức]] thứ 14 ([[1860]]), các quan ở Bộ theo lời bàn kê rõ lý lịch các vị cựu thần nhà Hậu Lê, vâng chỉ dụ của nhà vua cho lập đền thờ ở phía tây thành Thăng Long, tại phường Thuỵ Chương, huyện Vĩnh Thuận (nay là ngõ 124, đường Thụy Khê, Hà Nội<ref name=cinet />). Thứ tự các bài vị đều sắp đặt theo như lời bàn của Bộ. Chính giữa là linh vị của Trường Phái hầu Lê Quýnh, đặt thuỵ hiệu là "Trung Nghị". Bên tả bày linh vị của 11 người, gồm có đề lĩnh Nguyễn Viết Triệu, thượng thư Bút phong Đình Giản, Đinh Võ hầu Trần Quang Châu, Trần Danh Kệ, Hữu thị lang Nguyễn Huy Diệu, trấn thủ Lê Hân, chỉ huy Lê Doãn Trị, chưởng tứ bảo Lê QuíQuý Thích, Nguyễn Hùng Trung, Lê Tùng, tả tham chính Kinh Bắc, Bình vọng Lê Trọng Trường. Bên hữu bày linh vị của mười một người, gồm có tĩnh nạn công thần Trần Danh Án, thanh hình hiến phó sứ Tuyên Quang Nguyễn Đình Viện, nội thị Nguyễn Quyên, Trần Đĩnh, đốc đồng Nguyễn Quốc Đống, Địch quận công Hoàng ích Hiểu; Nguyễn Đình Miên, Đoàn Thận Xưởng võ uý Nguyễn Trọng Du, Lê Thức, Cận quang hầu Phạm Như Tùng. Tất cả 22 người ấy đều được đặt thuỵ hiệu là "Trung mẫn"<ref name=HLNTC17>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/hoangle/index.html Hoàng Lê nhất thống chí, hồi thứ 17]</ref>.
 
Ngoài ra, ở phía đông thờ 5 người là Nguyễn Ngọc Liễn, Vương Triệu, Vương Chấn Thiều, Tôn Hạp, Lê Diên Định. Ở nhà phía tây thờ 5 người là Trần Lương, Trần Đăng, Vũ Trọng Dật, Trần Dần, Trần Hạc. Từ Lê Quýnh trở xuống cộng 33 người, trên đầu đều đề là "Cố Lê tiết nghĩa thần" (các bầy tôi tiết nghĩa đời Lê) và ngôi đền cũng đề là "Cố Lê tiết nghĩa từ" (đền thờ các bậc tiết nghĩa đời Lê)<ref name=HLNTC17 />.