Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào Du ca Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ducavn (thảo luận | đóng góp)
Ducavn (thảo luận | đóng góp)
Dòng 11:
==Nhạc tính và nội dung==
[[Tập tin:Hatchohoabinhduca.JPG|thumb|left|Bên trong tập nhạc Hát cho hòa bình thuộc phong trào Du ca, lưu hành nội bộ năm 1973.]]
Du ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ. Những loại nhạc mà phong trào Du ca thường sử dụng là Thanh niên ca, Thiếu nhi ca, Sinh hoạt ca, Nhận thức ca, Sử ca, Dân ca, những bài hát ca ngợi tình yêu con người và thân phận quê hương. Nhiều bài hát của Du ca đã trở nên quen thuộc như ''Việt Nam, Việt Nam'' của Phạm Duy, ''Việt Nam quê hương ngạo nghễ'' của Nguyễn Đức Quang, ''Nằm Vắt Tay Lên Trán'' của [[Nguyễn Quyết Thắng]], ''Anh sẽ về'' của [[Nguyễn Hữu Nghĩa]], thơ Khê Kinh Kha, ''Xin chọn nơi này làm quê hương'' của Nguyễn Đức Quang, '' Đứa Học Trò Trở Về '' '' Lặng Im '' của [[Nguyễn Quyết Thắng]].
 
Những ca khúc trong phong trào du ca có mục đích kêu gọi thanh niên hãy tự hào, tin tưởng và hy vọng nơi tương lai. Trước năm 1975, phong trào Du ca có tác dụng sâu mạnh đối với giới trẻ qua các đoàn, toán ca như Con Sáo Huế, Du ca Áo Nâu, Du ca Lòng Mẹ, Du ca Trùng Dương, Du ca Vàm Cỏ Tây, Du ca Vàm Cỏ Đông, Hồ Gươm, Sông Hậu, Du ca Vượt Sóng, Ca Đoàn Trùng Dương, Du ca Giao Chỉ, Du ca Đà Nẵng, Du ca Kiên Giang, Biên Hòa, Toán Du ca Mùa Xuân, Du ca Phù Sa, Đồng Vọng... Họ trình diễn ở khắp nơi miền Nam khi đó, trong trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong các đoàn thể bạn, Hướng đạo, CPS, hay Thanh sinh công, cùng [[Gia đình Phật tử Việt Nam|Gia đình Phật tử]].