Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn minh sông Hồng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Giai đoạn Văn hóa Hòa Bình: tên bài chính, replaced: Kampuchia → Campuchia
Dòng 33:
Cụm từ "Văn hóa Hòa Bình" được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày [[30 tháng 1]] năm [[1932]], do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại [[Hà Nội]] thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới.
{{Các văn hóa cổ Việt Nam}}
Qua thời gian, tất nhiên, cụm từ này đã được đề nghị mang những tên khác nhau và có những ý nghĩa cũng khác nhau. Lúc đầu, nó chỉ nói về nền văn hóa có khoảng không gian là miền Bắc Việt Nam, và khoảng thời gian không quá 5.000 năm trước đây. Nhưng khoảng không gian lẫn thời gian trên được nới rộng dần. T. M. Matthews có lẽ là người đầu tiên đã đem "Văn hóa Hòa Bình" vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam đến các vùng Đông Nam Á, và rồi người ta nói đến [[Văn hóa Hòa Bình]] ở [[Myanma|Miến Điện]], [[Campuchia|Kampuchia]], [[Lào]], [[Malaysia]], [[Sumatra]], [[Thái Lan]], [[Ấn Độ]], [[Tứ Xuyên]]... Nhưng có lẽ không ai mở rộng ảnh hưởng của Văn hóa Hòa Bình bằng Gs. W. G. Solheim II. Về không gian, ông đã đưa Văn hóa Hòa Bình, phía Đông Bắc đến [[Philippines]], [[Nhật Bản]], phía Tây đến [[Thái Lan]], phía Nam đến tận [[Úc|Australia]] và phía Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Ngưỡng Thiều (''Yan Shao'') và Long Sơn. Về thời gian, ông không định rõ, nhưng tuyên bố không ngạc nhiên nếu thấy việc thuần hóa cây lúa nước đã có tại Hòa Bình từ 15.000 năm trước Công Nguyên, và những dụng cụ đá mài có lưỡi bén tìm thấy ở Bắc Australia có tuổi khoảng 20.000 năm trước Công Nguyên đo bằng [[cacbon|cácbon]] C14 có nguồn gốc từ nền Văn hóa Hòa Bình. Đấy là chưa kể đến dự phóng của ông về niên đại Hòa Bình lên đến 50.000 năm trước khi ông viết "Đông Nam Á và tiền sử học thế giới" đăng trong Viễn Cảnh Châu Á, tập XIII năm 1970. Riêng trong phạm vi nước Việt Nam ngày nay, Văn hóa Hòa Bình được khoa học khảo cổ phân chia thành ba thời kỳ:
 
* Hòa Bình sớm, hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Công Nguyên), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TCN).